Niềng răng cho trẻ và những vấn đề bố mẹ cần đặc biệt lưu ý
Hiện nay, khi chất lượng cuộc sống đã tốt hơn, tất cả những người làm cha mẹ sẽ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Niềng răng chính là một trong những vấn đề các mẹ cần tìm hiểu để có quyết định và hỗ trợ trẻ đúng thời điểm, đúng cách thức. Nụ cười rạng ngời không khuyết điểm sẽ rất cần thiết cho chất lượng cuộc sống của bé sau này.
Những điều cha mẹ nên biết về việc niềng răng cho trẻ em
+ Niềng răng càng sớm càng tốt
Nhiều phụ huynh thường để trẻ thay hết răng sữa thì mới bắt đầu đưa đi nha sĩ. Nhưng việc không niềng răng sớm cho trẻ có thể gây nên tình trạng cắn chéo vùng răng cửa, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cắn chéo do xương, lệch mặt khi có lệch chức năng.
Thực tế, nếu trẻ bị sai lệch 1 vài răng thì việc điều trị sớm sẽ cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, những thói quen xấu của trẻ sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh kịp thời như mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn bút…
Việc không niềng răng sớm cho trẻ sẽ gây nên tình trạng cắn chéo vùng răng cửa, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cắn chéo do xương, lệch mặt khi có lệch chức năng.
Một số bất hài hòa về phát triển xương hàm, vẩu móm, phát hiện sớm có thể tác động vào quá trình tăng trưởng, từ đó hướng dẫn tăng trưởng, có thể giảm mức độ trầm trọng trong giai đoạn chỉnh nha toàn diện.
Bởi vậy, bác sĩ Thùy Anh trưởng khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh khuyên rằng: “Ở độ tuổi từ 3 – 4 tuổi bạn có thể đưa bé tới nha sĩ khám niềng răng, nếu phát hiện sự phát triển lệch lạc của răng thì cần đưa ra kế hoạch điều trị và dự phòng cho bé”.
+ Những trường hợp nên niềng răng cho trẻ
Cũng theo bác sĩ Thùy Anh, trường hợp trẻ nhỏ cần thực hiện niềng răng càng sớm càng tốt bao gồm:
– Răng thưa
– Răng lệch lạc, chen chúc nghiêm trọng trên cung hàm
– Răng vẩu, móm
– Khớp cắn hở, bị lệch mặt
– Trẻ có các thói quen xấu như đẩy lưỡi, cắn bút, mút ngón tay…
– Răng vĩnh viễn mọc sai hướng, mọc lệch lạc.
>>>> Tìm hiểu thêm: Phương pháp niềng răng mắc cài khắc phục răng hô, móm, khấp khểnh TẠI ĐÂY
Các bước chuẩn bị để đưa bé đi nha sĩ
Thứ 1: Cho trẻ làm quen với bác sĩ
Các bé luôn sợ bác sĩ, vì vậy để bé có thể hợp tác với bác sĩ chỉnh nha tốt, đầu tiên bạn cần làm cho bé có thiện cảm với các cô chú nha sĩ.
Bạn có thể mua tặng bé bộ đồ chơi tập làm bác sĩ, với các bé lớn hơn cần nói chuyện với bé, để bé hiểu, bác sỹ là những người chữa bệnh, có sứ mệnh giúp đỡ người khác và bác sĩ sẽ không làm cho trẻ đau nữa.
Tuyệt đối không bao giờ được đưa bác sĩ ra đe dọa trẻ như “nếu con không ăn thì mẹ sẽ mách bác sĩ tiêm”. Khi bạn găm vào đầu trẻ những ấn tượng xấu về bác sĩ như thế thì sau này sẽ rất khó thực hiện các thủ thuật điều trị y khoa.
Thứ 2: Giải thích sự cần thiết của niềng răng
Cần nói chuyện nghiêm túc với bé, tại sao phải niềng răng, hàm răng hiện tại có vấn đề gì? Sau khi niềng sẽ có kết quả như thế nào? Vì các bé có thể bị mặc cảm khi mang niềng, ngại bị bạn bè trêu chọc, cho nên bạn phải làm tâm lý vững cho bé.
Thậm chí nếu bé chưa sẵn sàng niềng răng, bạn có thể phải trì hoãn việc niềng răng cho đến khi bé ý thức được niềng răng cần thiết thế nào.
Những diễn biến tâm lý của trẻ cực kỳ quan trọng cho quá trình phát triển tâm lý về sau này, bạn phải tìm hiểu kỹ và đừng ngại mất thời gian giải thích thấu đáo cho con nhỏ.
Thứ 3: Tập trước cho bé quen với chế độ ăn khi niềng răng
Khi đã quyết định sẽ niềng răng, bạn cần lên thực đơn để có chế độ ăn mềm cho bé. Có thể sẽ phải tập 1 vài tuần trước khi gắn mắc cài để test xem chế độ ăn có thích hợp hay không?
Đảm bảo dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả thế chất và tinh thần về sau. Khoa học hiện đại khuyến khích tập thói quen ăn mềm đảm bảo cho hàm răng và bộ máy tiêu hóa được làm việc nhẹ nhàng nhất. Các thói quen ăn uống cũ của người Việt, có nhiều thói quen không tốt như ăn cứng – dai – cay – mặn… Do vậy tập ăn mềm, cần thiết cho sự hình thành thói quen lâu dài chứ không chỉ là đối phó trong thời gian niềng răng.
Thứ 4: Vấn đề phát âm
Các khí cụ khi niềng răng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình học đọc, học tiếng anh của trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn cần trao đổi với nha sĩ để việc sử dụng các khí cụ ít ảnh hưởng tới phát âm hoặc ảnh hưởng nhưng chỉ là trong thời gian ngắn để giúp trẻ thích nghi nhanh.
Nhiều bố mẹ chủ quan với vấn đề này, nhưng thực sự nó rất cần thiết, vì nếu bước vào điều trị rồi mà trong kế hoạch điều trị của nha sĩ lại sử dụng những khí cụ liên hàm, khí cụ cồng kềnh trong thời gian dài, trẻ không hợp tác rồi bất đắc dĩ phải kết thúc điều trị thì sẽ thiệt hại cho cả đôi bên.
Thứ 5: Vấn đề về vệ sinh răng miệng,
Trong thời gian niềng răng, việc vệ sinh răng sẽ khó hơn rất nhiều so với bình thường, thường các bé chưa thể tự mình vệ sinh răng miệng đúng và chuẩn như yêu cầu của nha sĩ, dẫn đến tình trạng viêm lợi, sâu răng, đốm trắng mất khoáng… Do đó, bố mẹ cần hỗ trợ trẻ, nhắc nhở trẻ vệ sinh đúng, đủ,… Kiểm tra răng sau mỗi lần trẻ vệ sinh sau bữa ăn chính, trước khi đi ngủ…
Thứ 6: Hạn chế ăn đồ ngọt
Gần như mọi đứa trẻ đều thích kẹo, đồ uống, thực phẩm có đường. Quá trình niềng răng khiến việc vệ sinh khó khăn, trẻ lại chưa thể tự giác. Cho nên bạn phải tập thói quen, kết hợp nha sĩ giải thích cho bé hiểu, không nên ăn đường và mỗi lần ăn xong cần vệ sinh răng miệng thật kỹ.
Thứ 7: Hãy cho trẻ những đặc quyền để trẻ thấy mình được quan tâm
Mỗi lần kích hoạt dây cung hoặc đeo khí cụ sẽ đau một chút, bạn hãy nhắc bé đây là thử thách của con, nếu con vượt qua thì cô chú nha sĩ sẽ tặng cho bé 1 món quà.
Cho trẻ tự chọn các loại chun với nhiều màu sắc khác nhau để không còn cảm giác phải ngại với bạn bè khi đeo mắc cài.
Chuẩn bị chụp cho trẻ những bức ảnh thật đẹp trong thời gian đeo niềng cũng tốt cho tâm lý trẻ, đồng thời đó cũng là kỷ niệm vô giá sau này.
Thứ 8: Cha mẹ cần trang bị kiến thức về niềng răng cho mình
Bố mẹ nên tham khảo về khó khăn và cách xử lý trong quá trình niềng răng để chuẩn bị đồng hành cùng trẻ trong chặng đường sắp tới. Trong quá trình niềng răng, sẽ có các vấn đề phát sinh như các nốt nhiệt miệng, đau do dây cung cọ môi má, bong mắc cài… Nhưng trẻ chưa thể tự xử lý các vấn đề này nên mẹ cần trang bị kiến thức để cùng trẻ vượt qua.
Niềng răng cho trẻ em không chỉ giúp mang đến cho con sự tự tin với một hàm răng đều đẹp, chắc khỏe mà còn giúp việc vệ sinh răng miệng và ăn uống của bé dễ dàng hơn. Nếu bố mẹ đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề niềng răng cho trẻ em và muốn được tư vấn trực tiếp về tình trạng con mình đang gặp phải, vui lòng liên hệ với nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây để được bác sĩ chỉnh nha thăm khám và tư vấn cụ thể nhé.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh