Những tai nạn có thể xảy khi niềng răng và hướng xử lý

Niềng răng hiện nay phổ biến bởi ngày càng nhiều người mong muốn có một hàm răng đều đặn, thẩm mỹ khuôn mặt đẹp hơn và cải thiện khớp cắn ăn nhai. Đồng thời, những kết quả sau khi niềng sẽ giúp bạn có nụ cười đẹp và giao tiếp tự tin hơn, cuộc sống cũng sẽ có nhiều thay đổi với thêm nhiều mối quan hệ xã hội tốt đẹp, đôi khi thay đổi cả cuộc sống một người. 

Những giá trị tốt đẹp mà sau khi niềng răng mang lại thật khó đong đếm hết, nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi một số rủi ro hay tai nạn đáng tiếc xảy ra khi niềng. Vậy những tai nạn khi niềng răng có thể gặp phải và cách xử lý là như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Những tai nạn có thể xảy ra khi niềng răng và hướng xử lý

Thứ 1: Nuốt phải mắc cài

Nguyên nhân chính thường do thiếu chú ý trong quá trình ăn uống, ăn những vật cứng hoặc nhai với lực khá lớn khiến cho mắc cài bị bong và tuột khỏi dây cung (thường gặp là những mắc cài răng 6 hoặc răng 7). 

Nuốt phải mắc cài khá hiếm gặp với người lớn, thường chỉ xảy ra ở trẻ em khi các bé chưa để tâm tới việc mình đang đeo bộ niềng răng trong miệng. Do vậy để hạn chế tình huống này, phụ huynh cần hết sức quan tâm tới việc ăn uống của trẻ, kịp thời lấy ra mắc cài bị bong tránh trẻ nuốt phải. Việc kiểm tra thường xuyên xem mắc cài có còn cố định chắc chắn trên răng nữa hay không cũng rất cần thiết. 

Thực ra, nếu chẳng may có nuốt phải mắc cài thật cũng không cần phải quá lo lắng vì kích thước mắc cài khá nhỏ nên có thể đào thải ra ngoài theo đường tiêu hoá.

Thứ 2: Bị ngã va vào vật cứng khi đang niềng răng

Đây cũng là một trường hợp có thể xảy ra, thường gặp khi bị tai nạn giao thông hoặc chấn thương va đập, chơi thể thao… Tuỳ thuộc mức độ va đập mà có những sự cố riêng. 

Chúng ta có thể chia các mức độ: 

– Mức độ va đập nhẹ có thể chỉ làm răng ở vị trí chấn thương đau nhức hoặc là bong mắc cài, nhưng thường mắc cài sẽ không rơi ra ngoài mà vẫn lưu giữ trong dây cung. Lúc này bạn nên đến nha khoa để thăm khám tình trạng các răng chấn thương và gắn lại những chiếc mắc cài bong. 

Tin vui đó là ngoại trừ bạn sẽ rách môi má nhiều hơn do mắc cài cọ xát vào, thì nếu chấn thương trực tiếp với lực nhẹ, đeo mắc cài sẽ bớt nguy hiểm hơn không đeo, vì cả khối liên kết răng chắc chắn, hơn nữa dây cung cố định răng sau chấn thương cũng có tác dụng chữa lành siêu tốt. 

– Với mức độ va đập trung bình đến nặng, thường trong những trường hợp như thế, mắc cài có thể bị bong ra, các răng bị tác động sẽ gãy hoặc rơi ra ngoài và phần môi má tại vị trí chấn thương cũng va chạm trực tiếp với mắc cài gây nên đụng giập hoặc rách mô mềm. 

Nhưng nhờ các thiết bị chỉnh nha đang mang gồm mắc cài, dây cung và thun đã liên kết các răng lại với nhau và cứng chắc hơn nên có khả năng cao các răng còn được giữ lại nguyên vẹn trên cung hàm. 

Lúc này điều bạn nên làm đó là đến bệnh viện xử lý vết thương nếu có mô mềm bị rách và chụp phim X – quang kiểm tra xem có tổn thương phần xương hàm hay không. Hoặc có chân răng nào bị nứt gãy hay không, sau đó thì xử lý và theo dõi tình trạng các răng chấn thương tuỳ theo mức độ tổn thương. 

Những răng ảnh hưởng chấn thương tạm thời dừng tác động lực chỉnh nha cho đến khi bắt đầu ổn định thì mới tiếp tục chỉnh tiếp. 

– Với mức độ va đập rất nặng có thể làm gãy răng, răng rơi ra ngoài và do có sự liên kết dây cung, mắc cài, chun buộc nên mức độ tổn thương nặng như vậy sẽ kéo theo tổn thương nhiều răng kế cận hơn. Bên cạnh đó phần môi má xung quanh cũng sẽ bị đụng giập, rách hằn cả mắc cài, mắc cài cũng có thể bị bong bật rơi ra ngoài, xương hàm tổn thương… 

Lúc này nên đến bệnh viện ngay để xử lý vết thương chảy máu và chấn thương cần phẫu thuật nếu có. Còn việc niềng răng chắc chắn sẽ phải dừng lại, những răng may mắn giữ được thì cần phải cố định thời gian dài, răng đã mất đi thì khoảng mất răng cũng cần được giữ tránh nghiêng đổ xô lệch để có kế hoạch phục hình thay thế phù hợp sau này. 

Nói chung tai nạn từ trung bình đến nặng đều phải tạm hoãn niềng răng làm kéo dài thời gian chỉnh nha. Và tất nhiên, không ai mong muốn, vậy nên ta cần có trách nhiệm với chính sự an toàn và sức khỏe của mình để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra các bạn nhé. 

Thứ 3: Dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung

Mắc cài thường làm từ những vật liệu khác nhau như vàng, bạc, thép không gỉ hoặc sứ. Dây cung chỉnh nha thường làm từ những vật liệu như thép không gỉ, hợp kim Niken-Titan (Niti), Cobalt – Chromium, Titan-Beta (TMA), Beta Titanium Nickel (CNA), kim loại quý. 

Trường hợp dị ứng với vật liệu niềng răng dù rất hiếm nhưng vẫn có khả năng gặp phải. Thường gặp dị ứng với Niken gây hội chứng dị ứng Niken toàn thân. Ngoài ra còn có dị ứng với Coban và thép không gỉ gây ra dị ứng với các triệu chứng phát ban, da gà, ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn nước và khô da.

Tuy nhiên, những người có cơ địa dị ứng với những vật liệu này vẫn có thể lựa chọn phương án niềng răng khác không có sử dụng những dụng cụ, vật liệu gây dị ứng. Tối ưu nhất là phương án niềng răng bằng máng trong suốt Invisalign, vừa mang lại kết quả niềng răng hiệu quả, nhanh chóng, thẩm mỹ tối ưu, vừa tránh được những nguy cơ dị ứng như trên.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/cong-nghe-nieng-rang-invisalign-thich-hop-cho-nhung-truong-hop-nao/

Thứ 4: Răng chạy mất kiểm soát do không tái khám đúng hẹn và không làm đúng theo chỉ định của bác sĩ 

Thông thường, lịch tái khám chỉnh nha sau mỗi lần hẹn là khoảng 3 – 5 tuần để nha sĩ có thể theo dõi quá trình răng dịch chuyển và thực hiện những bước tiếp theo trong kế  hoạch điều trị. 

Ngoài ra, cũng có những thời điểm cần phải tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của nha sĩ trong việc đeo chun và tự thay chun tại nhà đúng và đủ thời gian yêu cầu để hỗ trợ cho việc di chuyển răng. Nhiều người trong quá trình chỉnh nha không tái khám đúng hẹn và không thực hiện theo lời dặn của bác sĩ dẫn đến việc răng “chạy lung tung” mất kiểm soát mang lại những side effect không mong muốn và sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục.

Quá trình niềng răng có đúng theo kế hoạch hay không, thời gian niềng răng có đúng như dự kiến ban đầu hay không thì phần lớn phụ thuộc vào sự phối hợp của bệnh nhân với bác sĩ. 

Thứ 5: Các bệnh về răng miệng

Sâu răng, viêm lợi, tụt lợi… nghiêm trọng hơn có thể nhiễm trùng do việc vệ sinh răng miệng không tốt khi niềng răng làm đọng thức ăn mảng bám nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng hoạt động mạnh gây nên những hậu quả trên. Vậy nên, khi đã quyết tâm niềng răng thì bạn cũng phải đảm bảo được việc vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh những rủi ro không đáng có.

Thứ 6: Chọn địa chỉ niềng răng không đủ uy tín

Đây cũng là một lý do gây nên những “tai nạn” niềng răng. Ví dụ như niềng răng tại có sở không có đủ tiêu chuẩn và trang thiết bị, dùng những thiết bị hay vật liệu thiếu tiêu chuẩn, không đảm bảo chính xác về tính cơ học, bác sĩ tay nghề không cao chỉnh răng không đúng kỹ thuật… Và kết quả là những “tai nạn” không đáng có xảy ra như răng chạy lung tung, lệch lạc nghiêm trọng, thậm chí có thể làm biến dạng cả cung răng và gương mặt.

Vậy nên, khi đã quyết định đi niềng răng thì hãy lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, có đầy đủ trang thiết bị tốt, hiện đại và trình độ bác sỹ có kinh nghiệm và chuyên môn cao để quá trình niềng răng của bạn được diễn ra một cách an toàn và mang lại những kết quả tốt nhất.

Trên đây là những tai nạn có thể xảy ra khi niềng răng và các cách phòng tránh và xử lý. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào bạn cũng cần hiểu rõ về những rủi ro có thể xảy ra để có tâm lý chuẩn bị tốt nhất cho quá trình điều trị. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background