Chảy máu sau khi nhổ răng khôn: Những điều cần biết

Một trong những lo lắng hay gặp nhất trước khi quyết định đến nha sĩ nhổ răng khôn đó là sợ chảy máu không cầm. Để giúp bạn có thể an tâm hơn, bác sĩ Huy tới từ nha khoa Thùy Anh sẽ giải thích sinh lý về sự cầm máu, quá trình cầm máu và những chỉ dẫn cần thiết giúp bạn tự chẩn đoán cũng như kiểm soát tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn.  

Thông tin về hiện tượng chảy máu sau khi nhổ răng khôn

Hiện tượng chảy máu khi nhổ răng khôn xảy ra khi các mạch máu bị tổn thương do động tác nhổ răng sẽ làm đứt mạch máu trong dây chằng nha chu, vùng lợi và thậm chí xương ổ răng. Khi mạch máu bị đứt cơ chế cầm máu được khởi động, diễn tiến bởi 4 quá trình gồm co mạch – hình thành nút tiểu cầu, đông máu – co cục máu đông – tan máu hoặc xơ hóa mạch đóng kín vết thương. 

Ngay sau khi nha sĩ nhấc chiếc răng ra, mạch máu tổn thương, thành mạch sẽ co lại do các cơ chế cảm biến từ phản xạ đau, sự co tại chỗ, các yếu tố thần kinh thể dịch và tiểu cầu. 

Thành mạch tổn thương nhiều thì sự co mạch diễn ra càng mạnh, thời gian sinh học co mạch từ vài phút đến vài giờ. Trong thời gian này, có thể diễn ra sự hình thành các nút chặn tiểu cầu lẫn quá trình đông máu. 

Sự hình thành nút chặn tiểu cầu là rất quan trọng. Tiểu cầu thực chất là 1 mảnh tế bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ. Sau khi mạch máu bị đứt tiểu cầu sẽ tập kết xung quanh vùng vết thương và bịt kín lỗ thủng. Tiểu cầu cũng phóng thích các yếu tố gây co mạch và đông máu, tạo ra cục máu đông bổ sung cho các nút thắt tiểu cầu bịt kín vết thương.

Nếu lỗ thủng nhỏ, vết thương sẽ mau chóng cầm nhưng nếu vết thương lớn, áp lực máu thoát ra mạnh thì cần sự hỗ trợ của việc khâu đóng – ép gạc để hỗ trợ hình thành cục máu đông ổn định các nút thắt này. 

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì cầm?

Thời gian chảy máu sau khi nhổ răng khôn thường kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng hoặc có những trường hợp lâu hơn từ 1 – 2 tiếng. Nếu rỉ máu lẫn lướt bọt có màu hồng thì không có gì đáng ngại. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể trong quá trình lành thương. 

Tuy nhiên sau thời gian này mà thấy tình trạng này vẫn không chấp dứt, chảy đầy khoang miệng hoặc ướt đẫm miếng gạc thì bạn nên tìm gặp nha sĩ sớm. Tránh tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn kéo dài gây nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác nguy hiểm. 

Sự cầm máu sau nhổ răng khôn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Cơ địa và bệnh lý của bệnh nhân 

Bệnh nhân có tình trạng máu khó đông, giảm tiểu cầu, hoặc dùng thuốc chống đông trường kỳ thì máu cũng khó đông hơn. Trước khi nhổ bác sĩ cần chỉ định xét nghiệm công thức máu hoặc làm một số test nhanh như hỏi tiền sử đông máu trước đây, nghiệm pháp co cục máu, nghiệm pháp dây thắt…

Thực ra với những trường hợp thuận lợi, thì chỉ cần khai thác tiền sử và thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ dẫn cầm máu là được. 

Một số trường hợp bệnh lý khiến tình trạng nhổ răng khôn bị chảy máu kéo dài như u máu, nang, nhiễm trùng xương hàm, viêm vùng lợi quanh thân răng… Đặc biệt khi bệnh nhân có u máu, sau nhổ răng máu có thể chảy ồ ạt, khó cầm. Tình huống đó bác sĩ sẽ phải sử dụng các loại sáp xương, dụng cụ cầm máu nâng cao, và theo dõi chặt chẽ.

Do đó, việc chụp phim X-quang hoặc phim 3D Cone Beam CT trước khi nhổ là rất quan trọng. Điều này giúp bác sĩ quan sát rõ các cấu trúc trong xương hàm và  thuận lợi cho việc xác định các khối bệnh lý bất thường, cũng như mạch máu thần kinh tại vị trí răng nhổ.

may-sieu-am-piezotome
Máy hỗ trợ nhổ răng khôn Piezotome

Yếu tố xâm lấn khi phẫu thuật 

Nhổ răng càng nhẹ nhàng, ít xâm lấn cầm máu càng thuận lợi. Khi cuộc nhổ phức tạp, cắt nhiều vào xương hàm thì các mạch máu bị đứt số lượng lớn, diện tích lớn nên máu khó cầm hơn. Ngoài ra còn gây đau đớn hậu phẫu. Yếu tố xâm lấn còn thể hiện ở việc nha sĩ cắt làm tổn thương mạch máu ống răng dưới, đẩy chân răng vào xoang hàm…

Hiện nay với kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm piezotome, chia cắt răng thành từng mảnh nhỏ… tại nha khoa Thùy Anh giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhẹ nhàng, chính xác và không đau.

Sự hỗ trợ cầm máu từ nha sĩ và bệnh nhân 

Nha sĩ ngoài nhiệm vụ đưa chiếc răng ra ngoài thì phải lấy hết các tổ chức viêm, mảnh vụn xương bị vỡ hay chân răng sót. Vì sự di động vùng phẫu thuật là nguyên nhân long cục máu đông nên nha sĩ sẽ hỗ trợ cầm máu bằng cách khâu đóng kín vết thương, tạo sự ổn định cho huyệt ổ răng. 

Tùy vào từng người và tính chất của ca phẫu thuật mà thời gian cầm máu khác nhau, với những ca dễ, bệnh nhân hợp tác tốt thì thời gian cầm máu khoảng 30 phút – 1h. Với những ca khó phải can thiệp phẫu thuật rộng thì bạn nên cắn gạc lâu hơn.

Cách kiểm tra hiện tượng chảy máu sau nhổ răng khôn đã được cầm

Trước hết bạn nên hỏi nha sĩ của mình xem ca của bạn cắn gạc tối thiểu trong thời gian bao lâu? Việc theo dõi cầm máu sẽ diễn ra trong 24h đầu sau nhổ, nếu đến ngày hôm sau mà nhổ răng khôn bị chảy máu nhiều, thấm đẫm miếng gạc thì buộc phải đến nha sĩ giải quyết khẩn cấp.

Mỗi lần thay miếng gạc mới bạn nên kiểm tra xem miếng gạc cũ có cục máu đông màu thẫm hay tình trạng miếng gạc đẫm máu tươi. Nếu có máu vón cục thì là đang đông tốt. Nếu nhiều máu tươi không đông thì cần báo cho nha sĩ biết. 

Sau khi tháo miếng gạc bạn cũng không được súc miệng hay vận động mạnh làm long cục máu đông, nha sĩ khuyến cáo trong ngày đầu tiên không cần sử dụng các nước súc miệng kháng khuẩn. 

Sau khi tháo gạc, bạn nằm yên nghỉ ngơi, khoảng 5 phút há miệng trước gương và kiểm tra lại, nếu hiện tượng chảy máu sau nhổ răng khôn dừng và chỉ còn một chút ít tại vị trí nhổ răng, nhổ nước bọt có rất ít máu loãng thì bạn có thể bỏ gạc ra. Trường hợp thấy máu chảy nhiều, nhổ ra vẫn còn máu nhiều thì tiếp tục cắn gạc chặt đên khi cầm hẳn. 

Việc kiểm soát chảy máu sau khi nhổ răng khôn không phải là quá khó. Các nha sĩ thì được học về nhổ răng rất kỹ tại các trường nha. Quá trình đó cần sự tiên lượng từ đầu, các bước kế hoạch điều trị chuẩn chỉ và cuối cùng là sự hợp tác tốt của các bạn. Chúc các bạn có ca nhổ răng khôn thuận lợi.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

15 thoughts on “Chảy máu sau khi nhổ răng khôn: Những điều cần biết

  1. Chung says:

    Bác sĩ ơi e đi nhổ răng khôn từ Hôm qua mà Hôm nay tam trưa lại chảy máu nhiều xong đến chiều rồi hết bây giờ Co một cục máu đông ở chỗ mới nhổ Co người bảo phải chọc hết cục máu đông tan ra ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, cục máu đông hình thành với mục đích chính là để cầm máu, do vậy mà bạn không nên tác động để làm tan cục máu đông bạn nhé. Trong vòng 1-2 ngày đầu cục máu đông sẽ rỉ huyết tương màu vàng nhạt, có thể nhìn thấy màu đỏ của máu đông và huyết tương vàng rỉ ra, đây là hiện tượng bình thường sau quá trình nhổ răng. Nếu vết thương lỗ nhổ răng không có biểu hiện viêm tấy đỏ, không đau nhức thì bạn không cần quá lo lắng đâu ạ

    • Hoang says:

      E nhổ răng được 4 ngày rồi, có may chỉ lại. Nhưng dưới chân răng kế chỗ nhổ có rỉ máu chút ít tới giờ. E có chườm đá, ngậm gạc, nhưng máu vẫn rỉ. Cho hỏi e bị gì vậy bác sĩ?

      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào bạn, sau nhổ răng tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà máu có thể cầm sau 1 vài tiếng hoặc ngày hôm sau máu sẽ cầm. Với 1 số trường hợp huyệt ổ răng sẽ tiết răng những dịch có màu hồng hồng, nhờ nhờ như máu cá thì đó là hiện tượng bình thường và sẽ hết sau 1 vài ngày đầu. Còn trường hợp máu rỉ ra có màu đỏ tươi, số lượng nhiều thì bạn nên đi thăm khám, kiểm tra lại để bác sĩ có thể đánh giá được chính xác hơn cho mình nhé ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Sau nhổ răng, tùy vào từng người và tính chất của ca phẫu thuật mà thời gian cầm máu của mỗi người là khác nhau. Bạn có thể cắn gạc chặt trong khoảng 30p và có thể kiểm tra miếng gạc, nếu như màu máu chảy ra có màu nhờ nhờ, pha lẫn với nướt bọt thì bạn có thể dừng cắn gạc bạn nhé. Tuy nhiên nếu như màu máu là màu đỏ tươi thì mình sẽ cần tiếp tục cắn chặt gạc để có thể cầm máu được hoàn toàn

  2. Hữu Vĩnh says:

    Bác sĩ ơi, em nhổ răng khôn ngày hôm qua, sáng hôm nay thức dậy đánh răng thấy cục máu đông bị tan bớt nhưng không có chảy máu, không biết có ảnh hưởng gì đến quá trình lành vết thương không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, nếu vị trí nhổ răng không còn chảy máu nữa thì không có vấn đề gì đâu em nhé. Tuy nhiên mình mới nhổ răng xong, khi đánh răng mình cũng nên hạn chế chải răng hay thúc đầu bàn chải vào vị trí nhổ răng em nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, không phải răng nào bác sĩ cũng khâu, em chỉ cần vệ sinh sạch sau khi ăn tránh để thức ăn rơi vào gây viêm là được em ạ, sau vài tháng huyệt ổ răng sẽ đầy dần lại thôi.

  3. SDP says:

    Chào bác sĩ, em nhổ răng cũng được 10 ngày rồi, nhưng vết thương vẫn chưa lành, sáng ngủ dậy vẫn thấy bị chảy máu, em có đi khám thì bác sĩ nhổ cho em bảo không có vấn đề nhưng em vẫn chưa cầm máu được hoàn toàn, cho hỏi em nên làm gì ạ?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, thông thường sau nhổ răng thì máu sẽ cầm sau khoảng 3-4 tiếng, tuỳ vào cơ địa của mỗi người. Vết thương sau nhổ răng chưa lành thương, do vậy mà mình sẽ cần phải tránh tuyệt đối việc khạc nhổ, súc miệng mạnh, sử dụng lưỡi hoặc tay, đồ vật chạm vào vị trí nhổ răng. Khi vệ sinh răng miệng cũng cần tránh thục đầu bàn chải vào vị trí nhổ răng. Nếu như tình trạng máu chảy ít thì em có thể cắn gạc và theo dõi thêm, nếu máu vẫn không ngừng chảy thì có thể quay lại phòng khám nơi mình đã nhổ răng để bác sĩ kiểm tra và hướng xử lý cho mình cụ thể em nhé.

  4. Nha Khoa Thuỳ Anh says:

    Thưa bác sĩ em mới nhổ răng khôn ngày 30/7 sau hôm đó thì máu đã cầm được nhưng qua chiều hôm ngày 2/8 thì máu lại chảy ra nữa ạ lúc đầu thấy ít em mới bỏ miếng gạt ra ăn cơm nhưng sau khi ăn cơm lại chảy máu ra đỏ tươi ạ 😭

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục