Nâng khớp cắn – khí cụ “nhỏ mà có võ” nhưng rất khó ưa khi niềng răng

Tại nha khoa Thùy Anh, có nhiều trường hợp niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm dụng cụ nâng khớp cắn. Bạn đã bao giờ thắc mắc là khí cụ này có tác dụng gì chưa? Mà khi đeo nó vào bạn thấy hành trình niềng răng của mình trở nên muôn phần chông gai. Để giúp bạn an tâm hơn nếu được chỉ định nâng khớp cắn, bác sĩ Thùy Anh trưởng khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh sẽ giới thiệu đến bạn thông tin cần thiết về liệu pháp này và một số cách để vượt qua giai đoạn khó khăn này dễ dàng hơn. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Nâng khớp cắn là gì? Sử dụng trong những trường hợp nào?

Nâng khớp cắn khi niềng răng

Nâng khớp cắn tức là nha sĩ sẽ sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc cố định, gắn lên răng nhằm tách các răng, ngăn 2 hàm cắn lại với nhau hoàn toàn ở trạng thái cũ, phục vụ cho việc di chuyển răng, giải phóng hàm dưới tránh rớt mắc cài hoặc tạo khớp cắn mới như ý. 

Tại nha khoa Thùy Anh, nâng khớp được sử dụng trong các trường hợp sau: 

+ Khớp bị cắn chéo, bị khóa một vài răng

Tương quan bình thường giữa 2 hàm là hàm trên nằm ngoài so với hàm dưới. Nếu hàm dưới đi ra ngoài so với hàm trên thì gọi là cắn chéo. Cắn chéo có thể khu trú ở một vài răng hoặc 1 nhóm răng. Khi có cắn chéo nha sĩ có thể nâng khớp để giải phóng sự khóa khớp này, sau đó nha sĩ di chuyển răng tạo ra tương quan 2 hàm cho đúng chuẩn.

Trường hợp rất hay gặp là khi bạn bị móm, khớp cắn ngược trước cửa. Khi đó nha sĩ gắn khí cụ hoặc đổ trực tiếp chất hàn lên răng hàm. Răng cửa khi đó được giải phóng và nha sĩ dùng lực bật để đưa hàm trên ra ngoài, lấy lại vẻ thẩm mỹ cho bạn.

+ Trường hợp khớp cắn sâu

Bình thường răng cửa hàm trên che khoảng 1/3 trên răng cửa hàm dưới. Nếu răng cửa hàm trên che lớn hơn 3mm, che toàn bộ thì gọi là cắn sâu. Cắn sâu rất hay gặp, cắn sâu gây ra những hậu quả như răng cửa hàm dưới cắn vào lợi hàm trên gây đau kéo dài, cười hở lợi, khó ăn nhai, loạn năng khớp Thái Dương Hàm…

Khi niềng răng, bệnh nhân cắn sâu cũng rất khó chịu khi đeo mắc cài do mắc cài cọ xát với mặt trong răng cửa hàm trên gây kênh khớp, chấn thương khớp cắn. Thậm chí rớt mắc cài thường xuyên. Việc nâng khớp sẽ bảo vệ mắc cài và đồng thời điều trị cắn sâu cho bạn.

+ Trường hợp hay nghiến răng cần nâng khớp

Thực tế, việc điều trị chỉnh nha trên những bạn bị nghiến răng là rất khó khăn. Nha sĩ có thể phải sử dụng đến các liệu pháp giãn cơ như tiêm thẩm mỹ để trương lực các cơ nhai không siết quá mạnh lúc ngủ. Trong những tình huống cần kéo răng, nha sĩ có thể nâng khớp răng sau tí xíu để giảm áp lực cho răng trước khi nghiến, và tác động lực kéo các răng cửa lùi sau.

>>>> Tìm hiểu thêm phương pháp niềng răng trả góp 0% TẠI ĐÂY

Những khó khăn bạn phải chấp nhận khi nâng khớp niềng răng

nang-khop-can-khi-nieng-rang
Vượt qua được khó khăn, bạn sẽ có hàm răng đều đẹp như ý

Thứ 1: Bạn sẽ không ăn được gì cả

Cả hàm răng của chúng ta chỉ chạm có 1 vài điểm và đó lại là điểm nâng lên cao bất thường. Khi nhai luôn có cảm giác hàm bị cộm. Các răng nâng khớp chịu áp lực cho cả hàm nên thường bị đau tức, thậm chí nhai nhẹ cũng đau. 

Trường hợp nâng khớp ở răng hàm đã rất vất vả, mà nâng khớp vùng răng cửa càng tồi tệ hơn nữa. Cả hàm không có điểm nào chạm nhau, chỉ chạm có mất điểm ở răng cửa. Bạn chỉ còn cách làm quen với cháo để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thứ 2: Khi ngủ bạn không thể khép chặt 2 hàm, nếu nằm điều hòa thậm chí bạn còn viêm họng nữa

Nâng khớp tạo ra một kích thước khớp cắn lý tưởng, nhưng giai đoạn đầu bạn lại không thể khép được miệng khi ngủ, nên bị gió lùa vào gây khô họng. Bạn nên ngậm nước muối hay nước sát khuẩn thật kỹ để đảm bảo họng luôn sạch. Không nên nằm điều hòa lạnh quá vào mùa hè, mùa đông thì hãy dùng 1 chiếc khăn mỏng quấn cổ họng.

Thứ 3: Gặp khó khăn khi phát âm

Khi nâng khớp các âm gió bạn không thể phát âm được do miệng không khép được kín. Tư thế lưỡi cũng bị sai, ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát âm tiếng anh hay hát hò chẳng hạn.

Trên đây là 3 khó khăn thường gặp phải khi thực hiện nâng khớp trong quá trình niềng răng. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này, vì không phải ai niềng răng cũng phải nâng khớp, chỉ một số bạn cần đến điều trị bổ sung này. Việc nâng khớp hiện nay các nha sĩ cũng thường sử dụng những tấm cắn to hơn, gắn vào răng nhẹ nhàng hơn, nên trải nghiệm vì thế cũng đã dễ chịu phần nào.

Mặt khác, thời gian đeo nâng khớp cũng khá ngắn, tùy từng trường hợp mà thời gian sẽ khác nhau, thường là từ 1 – 6 tháng hoặc lâu hơn một chút. Cảm giác khó chịu cũng chỉ xuất hiện trong một vài tuần đầu tiên, sau khi quen dần sẽ thấy nó rất bình thường.

Mẹo giảm đau khi nâng khớp niềng răng

+ Tốt nhất bạn hãy cố gắng tự vượt qua, còn nếu khó chịu quá bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau (các thuốc thành phần ibuprofen thì rất tốt) trong giai đoạn đầu.

+ Để giảm đau, bạn có thể ngậm nước mát trong miệng, sử dụng thực phẩm mềm, tuyệt đối không ăn đồ dai, cứng, dẻo.

+ Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt

+ Ngậm, súc miệng nước muối trước và sau khi ngủ. Bạn không nên để quạt gió số lớn và quạt thẳng vào mặt. Mùa đông nếu đeo nâng khớp phải chú ý giữ ấm cho họng, có thể quàng 1 chiếc khăn nhỏ khi ngủ bạn nhé.

+ Nếu cục nâng khớp bị vỡ, bị rơi, bị lệch thì bạn cần báo ngay cho nha sĩ để có phương án khắc phục kịp thời.

Niềng răng là quá trình khó khăn nhưng lại cho kết quả tuyệt vời, bền vững và văn minh. Thùy Anh sẽ luôn đồng hành cùng bạn, hỗ trợ bạn vượt qua chặng đường niềng răng này. Cảm ơn các bạn đã luôn tin tưởng và lựa chọn nha khoa Thùy Anh là địa chỉ niềng răng uy tín cho mình và những người thân yêu.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background