Mất răng hàm: Hậu quả là gì? Khắc phục như thế nào? Nha khoa Thùy Anh

Tình trạng mất răng hàm thường gặp ở nhiều lứa tuổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng mất sẽ ảnh hưởng lớn đến các chức năng trong cơ thể, tuy nhiên vì hậu quả diễn ra âm thầm nên khiến nhiều người chủ quan, không tìm giải pháp khắc phục sớm.  

Trường hợp cô bệnh nhân đến chúng tôi với triệu chứng khó khăn khi há miệng, cử động hàm là sẽ đau, không thể ăn nhai tự nhiên, thường xuyên gặp các cơn đau đầu kinh niên. Đặc biệt mất rất nhiều răng hàm kèm viêm nhiễm tái đi tái lại trong môi trường khoang miệng.

Tình trạng mất răng lâu năm khiến sức nhai suy giảm, cô không sử dụng được hàm nhựa tháo lắp vì mỗi lần đeo thì đau và khó chịu. Do ăn nhai thức ăn không nhuyễn, không có cảm giác ngon miệng nên cô sụt cân, suy nhược, đau dạ dày đặc biệt luôn cảm thấy mệt mỏi không thể làm việc bền bỉ như cách đây mấy năm dù tuổi đời chưa quá lớn. 

Sau khi thăm khám thì bác sĩ phát hiện cô bị mất răng trầm trọng, mất nâng đỡ răng sau nên bị bệnh lý Thái Dương Hàm, tổn thương vào vùng mô sau đĩa khớp. Mặt lệch hẳn sang 1 bên. Ngoài ra sai khớp cắn khiến tư thế đầu lệch và ảnh hưởng đốt sống cổ, đây chính là gốc rễ tình trạng đau đầu kinh niên bấy lâu cô gặp phải. 

Quyết định trồng răng cố định 2 hàm. Và sau điều trị chất lượng sống của cô như chuyển sang một trang mới. Bệnh lý Thái Dương Hàm chữa khỏi, mặt hết lệch, việc ăn nhai tốt hơn rất nhiều. Từ đó cô tăng cân, sức khỏe toàn thân nâng cấp nhanh chóng. 

Tác hại của việc mất răng toàn hàm sẽ được bác sĩ Diệu cung cấp chi tiết qua thông tin dưới đây của bài viết. 

Chị Huệ mất răng 35, 37, 46 đã lâu, chị có chia sẻ rằng vì mất răng mà việc ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều, chị không thể ăn những món mình yêu thích và thường xuyên bị dắt thức ăn khó chịu.

Răng mất đều là răng hàm, những chiếc răng có vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai cũng như ổn định khớp cắn, bảo vệ xương hàm. Từ đó giúp gương mặt cân đối, hài hòa và việc phát âm được tròn vành rõ chữ.

Chúng ta thường gặp những nguyên nhân gây mất răng hàm như: Do bị sâu răng, viêm quanh răng không điều trị kịp thời; chấn thương mất răng; ăn đồ ăn cứng làm nứt vỡ răng; do tuổi cao; do bệnh toàn thân như đái tháo tháo đường…

Một hàm răng đầy đủ luôn là hoàn hảo nhất, nhưng khi khi mất răng thì sự hoàn hảo sẽ bị phá vỡ, ảnh hưởng đến nhiều cấu trúc lân cận, chức năng và cả vấn đề thẩm mỹ.

Ảnh hưởng cấu trúc lân cận

– Mất răng dẫn đến sự trồi của răng hàm đối diện do mất nâng đỡ. Vì thế, khớp cắn sẽ bị lệch, cản trở hoạt động nhai 

– Mất răng hàm, lực nhai không thể phân bố đều như trước. Hai chiếc răng bên cạnh răng mất không còn điểm tựa. Do vậy, chúng có xu hướng xê dịch, xô về phía răng mất. Theo thời gian, tạo xô lệch leo thang, ảnh hưởng khớp cắn

– Chúng ta biết rằng, lực nhai tác động lên răng sẽ kích thích vùng xương hàm xung quanh răng giúp duy trì mật độ xương. Khi răng mất, xương hàm xung quanh ổ răng tiêu đi nhanh chóng. 

– Ảnh hưởng chức năng khớp Thái Dương Hàm do việc mất răng gây mất nâng đỡ từ đó mà lồi cầu bị đẩy về phía mô sau đĩa, ảnh hưởng đến biên độ dao động của khớp thái dương hàm gây ra bệnh lý.

Ảnh hưởng đến chức năng

Đây là một trong những tác hại rõ nhất khi mất răng hàm. Chúng ta đều biết rằng để nghiền nát thức ăn thì răng trên và răng dưới cần ăn khớp như cái chày và cái cối. Mất một trong các chức năng chày hay cối thì bộ phận còn lại không còn tác dụng gì. Việc mất răng hàm làm răng đối diện ở hàm còn lại cũng không còn chức năng nhai nghiền, thức ăn không nhai kĩ trước khi đưa xuống dạ dày gây ra khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày. 

Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng thì 2 má hóp, lệch mặt, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn chảy xệ làm khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật. 

Phục hồi lại răng mất một cách an toàn, không đau với chi phí tối thiểu… là mong muốn của tất cả những người bị mất răng. 

Vậy làm thế nào để phục hồi răng hàm đã mất? 

Làm hàm giả tháo lắp

Đây là phương pháp trồng răng cổ điển nhất. Hàm tháo lắp gồm khung bằng nhựa hoặc kim loại, bên trên là răng giả và có thể tháo rời dễ dàng. Phương pháp này chi phí thấp, thời gian làm nhanh chóng, tuy nhiên chỉ phục hồi được 30 – 40% khả năng ăn nhai, dễ bị rơi khi ăn uống/nói chuyện, không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương và độ bền không cao. 

Hàm tháo lắp đè trực tiếp lên lợi nên cũng dễ gây đau, vướng víu, tăng tiết nước bọt, khó phát âm. Nhiều bác lớn tuổi vì không thể thích nghi nên sau khi làm xong hàm thì không dùng được và đã phải bỏ đi. Tuy vậy trong những tình huống không thể trồng răng cố định hàm tháo lắp vẫn phát huy được vai trò của nó. Việc có hàm để dùng thì tốt hơn nhiều là để răng trống các bạn ạ. Bởi vì nhiều nhược điểm nên hiện nay không còn nhiều người sử dụng.

Phương pháp làm cầu răng sứ

Phương pháp này sử dụng các răng bên cạnh răng đã mất làm trụ, sau đó gắn chụp sứ lên trên. Cầu răng gắn cố định, tính thẩm mỹ tương đối cao và chức năng nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, theo thời gian các răng trụ có thể bị tổn hại và tình trạng tiêu xương vùng mất răng vẫn diễn ra. Bạn tưởng tượng vì mất một răng bệnh phải hy sinh mài 2 răng khỏe bên cạnh, điều này cho ta cảm giác như phá rừng vậy. Tệ nhất có thể sau này 2 răng trụ cũng hỏng và khi đó mất răng lan nhanh. Cầu răng tuổi thọ trung bình khoảng 10 năm, một số cầu răng có sâu phá hủy răng trụ, ê buốt kéo dài khi đó sẽ phải tháo ra và thay thế bằng implant. 

Bệnh nhân từng làm một chiếc cầu đôi răng 36-37. Sau một thời gian sử dụng Răng 36 sưng đau, có mủ. Sau khi chụp phim chúng tôi phát hiện Răng 36 này lấy tủy chưa tốt, viêm nhiễm tiêu xương nặng. Quyết định cắt bỏ càu răng và thay thế bằng implant.

Phương pháp trồng răng Implant

Trồng răng Implant được xem là giải pháp phục hồi răng mất tân tiến nhất hiện nay, phục hồi lại khả năng ăn nhai lên đến hơn 90% và có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc đúng cách. 

Phương pháp này sử dụng trụ Titanium gắn vào xương hàm, thay thế chân răng đã mất. Với triết lý mất răng nào sẽ cấy thay thế răng đó, bắt đầu bằng việc cấy chân rồi dần dần sẽ lắp chiếc răng lên chân này. Phần trụ Implant bám vào xương hàm, vững chắc, ngăn chặn được tình trạng tiêu xương. 

Chi phí trọn bộ cho 1 chiếc răng implant từ 7 triệu 3 cho đến 35 triệu tùy từng hãng. Ví dụ như trọn bộ implant YesBiotech tại Nha Khoa Thùy Anh đang để giá 7 triệu 3 khuyến mãi còn 6 triệu 9. Hay implant BioTem giá 12 triệu đang để khuyến mãi còn 10,5 triệu. Chi phí này đã trọn gói không phát sinh gì thêm tuy nhiên trong vài tình huống đặc biệt như bạn muốn gia tăng tính thẩm mỹ chọn răng xịn hơn, hoặc phải ghép xương thì chi phí sẽ tăng lên tùy theo gói nâng cấp bạn chọn. 

Phương pháp chỉnh nha

Nhiều bạn sẽ thấy lạ sao chỉnh nha lại có thể phục hình răng mất. Thực tế, đây là phương pháp duy nhất “không dùng răng giả” bởi vì với kĩ thuật chỉnh nha có thể kéo những răng kế cận vào thế chỗ chiếc răng mất. 

Tuy nhiên chỉ giới hạn tình huống mất một răng mỗi bên và có đủ răng thay thế chờ sẵn như răng số 8 nguyên vẹn chẳng hạn. Chúng ta hay gặp trường hợp là mất răng hàm số 6 và đủ răng 7,8 khi đó răng số 7,8 sẽ được kéo về đóng kín khoảng mất răng mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường, không phải làm chiếc răng giả nào. 

Hơn thế nữa còn lãi được một hàm răng đều và đẹp hơn ban đầu. Nhưng phương pháp cũng có một vài hạn chế như thời gian kéo răng lâu và không phải trường hợp nào cũng thuận lợi để kéo được các răng khác về.

Nha sĩ cũng có thể kết hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp. Ví dụ với trường hợp của chị Huệ mà chúng tôi đề cập đến đầu bài:

Trên phim Panorama, có thể thấy chiếc răng 46 bị mất lâu ngày và có sự nghiêng của răng 47, 48 về khoảng trống mất răng, vùng xương tại vị trí mất răng cũng trở nên đặc hơn. Khoảng mất răng 35 cũng bị thu hẹp do sự di gần của răng 36 và không đủ khoảng để phục hình lại răng tại vị trí này. Kế hoạch chúng tôi đưa ra cho ca này là kết hợp chỉnh nha và cấy Implant. Chỉnh nha sẽ hỗ trợ dựng thẳng trục răng bị nghiêng và tạo đủ khoảng trống cho việc cắm Implant phục hình răng mới

Việc mất răng hàm hiện nay không còn đáng lo ngại bởi với nhiều phương pháp phục hình implant hoàn toàn có thể giúp các bạn bù đắp lại. Tuy nhiên, nếu để mất răng lâu ngày sẽ mang lại nhiều sự xáo trộn khớp cắn, ảnh hưởng cuộc sống, việc trồng mới cũng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Vậy nên khi mất răng nên đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn phục hình lại răng mất càng sớm càng tốt.

Thông tin bài viết được chia sẻ bởi bác sĩ Diệu – Trực thuộc nha khoa Thùy Anh. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục