LỢI ÍCH VÀ BIẾN CHỨNG CỦA NIỀNG RĂNG LÀ GÌ?

Chúng ta đã được nghe nhiều về lợi ích của việc niềng răng, hiệu quả thần kỳ mà niềng răng đem lại cho thẩm mỹ nụ cười. Vậy câu hỏi được đặt ra là niềng răng biến chứng gì không? Mời các bạn cùng tìm hiểu về lợi ích và biến chứng của niềng răng trong bài viết dưới đây. 

LỢI ÍCH CỦA NIỀNG RĂNG

Niềng răng giúp thay đổi hoàn toàn khuôn mặt

NHỮNG BIẾN CHỨNG TRONG THỜI GIAN NIỀNG RĂNG

Chúng ta đã được nghe nhiều về ích lợi to lớn của việc niềng răng, hiệu quả thần kỳ niềng răng đem lại trong thẩm mỹ nụ cười. Vậy câu hỏi đặt ra là nó có biến chứng gì không? và những biến chứng đó là gì?

Thực tế quá trình đeo mắc cài cũng có biến chứng. Tất cả các điều trị y khoa nói chung, nha khoa nói riêng đều có những nguy cơ của nó. Khi biến chứng là rất nhỏ so với lợi ích mang lại thì điều trị vẫn là tối ưu và văn minh.

Chủ đề này có thể sẽ làm bạn hơi xao động trước khi quyết định niềng răng, hoặc có thể khiến các bạn đang niềng hơi lo lắng. Làm cho các bạn hoang mang thì không phải là mục đích của chúng tôi. Chúng tôi nhấn mạnh lại 1 lần nữa, niềng răng rất thần kỳ, rất văn minh và cực kỳ an toàn. Thỉnh thoảng nó có những biến chứng không mong muốn nhưng rất ít thôi, hiểu về các biến chứng nó cũng quan trọng như mình hiểu về lợi ích. Và việc tìm cho mình một nha sĩ tốt là điều vô cùng quan trọng.

1. SÂU RĂNG, VIÊM LỢI

Khi đeo niềng, răng và mô lợi ở các vùng gần dây cung, mắc cài rất khó làm sạch. Nếu bạn không có chế độ vệ sinh hợp lý, không làm sạch tốt thì mảnh vụn thức ăn có thể lưu lại lên răng, gây tích tụ mảng bám, và đây chính là điều kiện để sâu răng viêm lợi phát triển.

Vì vậy, những vấn đề về vệ sinh là cực kỳ quan trọng. Bạn cần chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn chính, dùng chỉ nha khoa, cũng như những phương tiện hỗ trợ khác. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn về các vấn đề vệ sinh răng trong chương trình Vlog niềng răng được phát trên kênh youtube.

Viêm lợi khi niềng răng nếu vệ sinh răng không tốt

2. DỊ ỨNG

Tỷ lệ dị ứng là hiếm gặp, bạn cần thông báo với nha sĩ trước khi quyết định niềng răng nếu có cơ địa dị ứng từ trước đặc biệt là với nikel hoặc cao su. Cũng có thể bạn có cơ địa dị ứng với những yếu tố khác nhưng sẽ không dị ứng với các vật liệu niềng răng, dù sao thì thông báo trước về cơ địa dị ứng cũng cần thiết để bác sỹ có những phương án đa dạng hơn trong bước lập kế hoạch điều trị. Vật liệu có thể gây phản ứng dị ứng có thể gồm những phân tử cao su trong chun chỉnh nha, mắc cài dây cung, vít, hay các khí cụ hỗ trợ khác.

Khi có dị ứng, nha sĩ sẽ sử dụng loại chun không có cao su và thay thế các loại vật liệu kim loại phù hợp hơn.

3. BỊ XƯỚC MÔ MỀM, CÁC NỐT NHIỆT MIỆNG

Mô mềm trong miệng như môi má, lưỡi, lợi có thể sẽ bị đau khi tiếp xúc với vật liệu cứng như mắc cài, dây cung. Các vết nhiệt miệng hay xước chảy máu thường xuyên xuất hiện.

Đây là thách thức mà bạn phải vượt qua trong suốt quá trình niềng răng. Khi có vấn đề về đau, bạn cần liên hệ với nha sĩ để nha sĩ cung cấp lời khuyên thông thái cho bạn, đồng thời có biện pháp giảm đau hiệu quả. Bạn cũng có thể tham khảo 1 số video của Nha Khoa Thùy Anh nói về một số mẹo giảm đau trong thời gian niềng răng.

4. TIÊU CHÂN RĂNG

Tức là hiện tượng chân răng bị tiêu ngắn lại, không giữ được chiều dài ban đầu trong quá trình đeo mắc cài. Thực ra thì quá trình niềng răng chóp chân răng bị cùn tý xíu, tức là tiêu chân một ít thì không hề ảnh hưởng gì đến kết quả cuối cùng cũng như sức khỏe hàm răng sau này. Đây cũng là điều thường gặp. Trong những trường hợp hiếm hơn khi chân răng tiêu mất một nửa, mất cân bằng chiều dài thân/ chân răng thì khi đó sẽ có nguy cơ ản hưởng đến tuổi thọ răng.

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng tiêu chân răng hiện tại vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, có một số yếu tố có thể có liên hệ là thời gian đeo niềng lâu (3 – 4 năm), lực di chuyển răng quá mạnh, sự hoạt động quá mức của các yếu tố hủy cốt bào, hủy tế bào cement trong giai đoạn thoái hóa kính (hyalinisation)…Nhiều nha sĩ rất cẩn thận họ chụp phim toàn cảnh trước điều trị, giữa các gian đoạn điều trị và kết thúc để đối chiếu sự thay đổi chiều dài chân răng, và có các biện pháp kiểm soát kịp thời.

5. MẤT KHOÁNG BỀ MẶT MEN RĂNG

Như đề cập phần đầu, vệ sinh răng miệng trong thời gian đeo mắc cài là vô cùng quan trọng cho sức khỏe và kết quả thẩm mỹ sau cùng. Hiện tượng mất khoáng bề mặt men răng biểu hiện như những đốm trắng trên răng. Điểm mát khoáng có thể lan rất nhanh nếu tình trạng tích tụ mảng bám, thức ăn không cải thiện.

Để dự phòng trường hợp này, khi đeo niềng các bạn cần chuẩn bị tâm lý áp dụng những yêu cầu mới, cách làm mới về vệ sinh răng. Sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flour. Áp gel flour mỗi 3 tháng cũng rất hiệu quả, ngay cả sau khi tháo mắc cài.

Mất khoáng bề mưatj men răng sau khi tháo niềng

6. CÓ NHỮNG RĂNG KHÔNG THỂ DI CHUYỂN DO CỨNG KHỚP

Rất hiếm gặp, biến chứng này không liên quan đến quá trình điều trị của nha sĩ, mà răng bạn bị cứng khớp trước đó. Với những răng có tiền sử chấn thương hoặc từng cấy chuyển tự thân thì nguy cơ dính khớp rất cao. Khi đó lực tạo ra bởi niềng răng không thể di chuyển những răng này. Các răng khác vẫn di chuyển đến vị trí mong muốn, riêng chiếc răng cứng khớp thì không hề nhúc nhích.

Có nhiều biện pháp được đề xuất để chẩn đoán răng cứng khớp như chụp x-quang, gõ nghe tiếng kêu. Nhưng cũng chỉ chẩn đoán được trong một số tình huống nhất định.

Khi gặp răng cứng khớp không thể di chuyển, bạn phải nhổ và cấy chân răng nhân tạo sau khi kết thúc niềng răng hoặc phẫu thuật di chuyển cả khối xương ổ.

7. CHÂN RĂNG BỊ BẬT RA KHỎI XƯƠNG HÀM

Đây là biến chứng hiếm gặp, nguyên nhân là do nha sỹ sử dụng lực quá mạnh, di chuyển răng nhanh, hệ thống đặt lực sai khiến chân răng di chuyển không theo mong muốn.

Nhiều bệnh nhân niềng răng có xu hướng gây áp lực để đẩy nhanh tốc độ niềng răng, điều này là không nên, răng là 1 bộ phận của cơ thể người. Mỗi người lại có một cơ địa khác nhau. Bạn cần kiên nhẫn tuân thủ phác đồ để giảm thiểu tối đa các biến chứng.

8. RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Hiện tại vẫn chưa có các bằng chứng về mối liên hệ giữa niềng răng và các rối loạn khớp Thái Dương Hàm. Bệnh  lý Thái Dương Hàm chiếm tỷ lệ rất cao trong dân số đặc biệt là nữ nhiều hơn nam, các triệu chứng có thể mờ nhạt hoặc dạng tiềm ẩn. Có thể dạng tiềm ẩn này sẽ biểu hiện ngẫu nhiên trong quá trình niềng răng. Vì vậy khám sàng lọc khớp trước khi niềng là vô cùng cần thiết. Mặt khác niềng răng có thể là 1 chỉ định để tái tạo lại khớp cắn tại vị trí ổn định lồi cầu nhất với mục đích chữa bệnh lý khớp. Khi đeo niềng có vấn đề về khớp, bạn cần được điều trị khớp ổn định rồi mới tiếp tục thực hiện di chuyển răng.

Sau niềng răng bạn cũng có thể được chỉ định mài chỉnh khớp cắn chút xíu hoặc làm corono plasty để có khớp cắn ổn định hơn.

9. TÁI PHÁT SAU NIỀNG RĂNG

Biến chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả khi bạn chăm chỉ đeo duy trì sau khi tháo mắc cài. Tái phát biểu hiện bằng sự di chuyển răng, nghiêng răng. Đặc biệt là thời gian ngay sau khi tháo, lúc đó khớp cắn có thể chưa ổn định.

Sự di chuyển răng cũng là sinh lý theo tuổi, nhưng những thay đổi vị trí theo tuổi thường nhỏ, mức độ tùy theo tường người. Hàm duy trì vì thế rất quan trọng.

So với các can thiệp thẩm mỹ nụ cười khác thì niềng răng bảo tồn răng gốc, là điều trị đã chứng minh được tính an toàn và hiệu quả cao. Quá trình niềng răng kéo dài, đòi hỏi người bác sỹ cũng như ekip hỗ trợ bạn rất nhiều, vậy nên tìm một team chất lượng là điều rất quan trọng, sẽ giúp trải nghiệm của bạn nhẹ nhàng hơn, tránh được tối đa các biến chứng.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background