Hỏi đáp: Tại sao niềng răng thưa thường hay bị tái phát?
Răng thưa là tình trạng khá phổ biến, tình trạng này khiến nhiều bạn trở nên e dè, thiếu tự tin khi giao tiếp. Nhiều người lựa chọn phương án niềng răng thưa để cải thiện tuy nhiên sau khi kéo khít răng lại nhưng răng thưa lại hay bị tái phát? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Những ảnh hưởng của răng thưa
Người có răng thưa từ thủa xa xưa đã được ví là người xởi lởi, dễ chịu. Trong nhân tướng học người răng thưa ít khi giữ gìn được của cải, tiền bạc. Quan điểm này vẫn còn có ảnh hưởng ít nhiều cho đến nay. Răng thưa là khi giữa các răng có khoảng trống, thường gặp và được để ý nhiều hơn vì nó nằm ở vùng răng cửa.
Thực tế thì khi thưa răng, bạn sẽ cảm thấy răng mình không được đẹp. Đôi khi còn có thể thấy tự ti mặc cảm khi giao tiếp. Ngày nay việc cải thiện tình trạng khe thưa trở nên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều khi các kĩ thuật nha khoa hiện đại ngày một phát triển và hoàn thiện được đưa vào ứng dụng rộng rãi.
Nguyên nhân khiến răng bị thưa?
Thưa răng có thể có từ khi sinh ra hoặc càng lớn càng thấy thưa răng hơn. Trường hợp răng thưa từ nhỏ nguyên nhân có thể do kích thước răng nhỏ, dị dạng bất thường. Khi đó khe thưa sẽ tồn tại để độ rộng khoảng cung hàm của hàm trên và hàm dưới cân xứng nhau.Trường hợp này khá phổ biến.

+ Thiếu răng bẩm sinh khiến bạn có khe thưa tự nhiên: Hình ảnh thiếu răng cửa bên bên trái, răng cửa bên phải dị dạng tạo khe thưa gây mất thẩm mỹ.

+ Do cung hàm quá rộng, thừa chỗ để xếp răng. Kích thước răng hàm trên và hàm dưới bất cân xứng cũng có thể khiến cho các khe thưa tự động hình thành để bù trừ sai số này. Mục đích của việc tạo khe thưa bù trừ thích nghi này sẽ giống như một biện pháp tự bảo vệ của cơ thể để khớp cắn ổn định hơn. Việc tính toán tỉ lệ chiều rộng của răng 2 hàm dựa theo 1 chỉ số đã được thực nghiệm lâm sàng:
Chỉ số bolton = Kích thước 6 răng cửa hàm trên/ 6 răng cửa hàm dưới = 77,2%
Các nguyên nhân gặp phải trong quá trình hình thành khớp cắn khiến cho răng thưa thường gặp là:
– Mất răng do sâu vỡ, sang chấn…
– Có răng kẹ thừa ở vùng răng cửa, sau khi nhổ bỏ răng kẹ sẽ có khe thưa vùng răng trước.
– Cung răng bình thường nhưng trên nền bệnh nhân có thói quen xấu như: Tật đẩy lưỡi, mút môi thở miệng… hoặc có tình trạng phanh môi bám thấp làm tách khe răng cửa.
Lựa chọn giải pháp khắc phục răng thưa
Răng thưa có nhiều phương án cải thiện. tuỳ vào đặc điểm của hình thể răng, mức độ thưa lớn hay nhỏ, các vấn đề về khớp cắn đi kèm mà có giải pháp phù hợp. Nhưng nhìn chung thì bạn có thể cải thiện khép khe thưa bằng phương án niềng răng hoặc bọc răng sứ hoặc kết hợp cả hai.
– Khi thực hiện niềng răng để giải quyết khe thưa, bạn còn được giải quyết các vấn đề khác của hàm răng một cách tổng bộ. Đem đến một kết quả đẹp và bảo tồn răng thật. Tuy nhiên thì sau khi kết thúc niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì để bảo vệ kết quả niềng răng. Không chỉ với niềng răng thưa, các sai lệch khác khi kết thúc niềng răng đều phải đeo hàm duy trì để ổn định khớp cắn.

Tuy nhiên nếu như tình trạng thưa răng do bất thường về kích thước và không có quá nhiều vấn đề cần sửa chữa kèm theo thì lựa chọn bọc răng sứ sẽ là lựa chọn tối ưu.

Vậy tại sao niềng răng thưa có thể bị tái phát lại?
Nguyên nhân gây tái phát khe thưa sau niềng gặp phải khá đa dạng. Phần đông bệnh nhân đến khi được bác sĩ hỏi về việc đeo hàm duy trì thì nói rằng không đeo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn biết rằng sau khi di chuyển răng một quãng đường thì răng luôn có xu hướng quay trở về chỗ cũ. Do hệ thống khớp cắn ổn định bao năm bị thay đổi nhanh nên cơ môi má và thói quen nhai nuốt chưa thể thích nghi ngay mà có xu hướng đẩy các răng theo hoạt động cũ của trí nhớ cơ khiến răng thưa lại.

Các đặc điểm về thói quen mô mềm và cấu trúc giải phẫu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự duy trì kết thúc niềng răng:
– Tật đẩy lưỡi: Đẩy lưỡi là 1 trong những nguyên nhân hay gặp nhất với bệnh nhân niềng răng vì khe thưa. Không chỉ là nguyên nhân của điều trị, nếu không thể huấn luyện được lưỡi tốt thì nó chính là nguyên nhân gây ra tái phát sau niềng nhiều nhất.
Dù bạn có đeo hàm duy trì tốt thì lưỡi vẫn có thể tác động lực lên toàn cung răng gây ra những sai lệch từ từ dẫn đến khe thưa xuất hiện lại. Việc tập vị trí cho lưỡi rất quan trọng. Cần sự phối hợp của bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình điều trị. Sau điều trị bệnh nhân cần duy trì thói quen tốt này.
Ngoài ra một số thói quen xấu khác cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng thưa răng cửa như: Thở miệng, mút ngón tay…

Kích thước lưỡi to là đặc điểm giải phẫu bất lợi cho việc giữ gìn kết quả niềng răng. Nếu lưỡi quá to đôi khi bạn cần hỗ trợ can thiệp phẫu thuật để thu nhỏ lưỡi, giải quyết căn nguyên vấn đề.
Một nguyên nhân hiếm gặp khác là phanh môi bám thấp. Thông thường bác sĩ sẽ giải quyết trước khi khép khe thưa để xử lý nguyên nhân. Đôi khi bệnh nhân cần trì hoãn chưa thể thực hiện tiểu phẫu cắt phanh môi thì khe thưa có thể là nguyên nhân dẫn đến tái phát sau niềng răng.

Trên đây là những chia sẻ của mình về niềng răng thưa. Và những nguyên nhân có thể dẫn tới tái phát trở lại tình trạng này. Bạn cần được nha sĩ khám, chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất tránh tái phát sau điều trị. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được bác sĩ tư vấn miễn phí.
HOT: ƯU ĐÃI TỚI 15 TR. Đ PHÍ NIỀNG RĂNG
+ GIẢM trực tiếp tới 5 triệu đồng phí niềng răng
+ HOÀN 100% phí thăm khám trị giá 500k
+ TẶNG hàm duy trì sau niềng trị giá 1 tr.đ
+ TẶNG gói căn chỉnh khớp cắn bằng công nghệ Tscan trị giá 5 tr. đ
+ TẶNG gói lấy dấu hàm và biết trước kết quả niềng răng bằng công nghệ scan itero 5D trị giá 3 tr.đ
+ MIỄN PHÍ chụp phim X – quang, nhổ răng chỉnh nha
+ MIỄN PHÍ lấy cao răng trong 5 năm sau chỉnh nha

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh