Độ tuổi nào thì có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ? Nha khoa Thùy Anh

Hiện nay cha mẹ thường chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc theo dõi, thăm khám nha khoa cho trẻ trong giai đoạn trẻ thay răng. Đồng nghĩa với việc hầu hết cha mẹ đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong niềng răng để giúp trẻ nhỏ có một hàm răng đều, đẹp, khỏe mạnh. Vậy thời gian nào nên cho trẻ đi niềng răng? Và vì sao niềng răng sớm lại quan trọng như vậy? Trong bài viết dưới đây nhakhoathuyanh.com sẽ chia sẻ với bố mẹ thông tin độ tuổi phù hợp để bắt đầu chỉnh nha – quan điểm điều trị chỉnh nha sớm.

Tại sao phải điều trị chỉnh nha sớm?

Chỉnh nha giúp khắc phục các khuyết điểm xấu thường gặp về răng như: Răng khấp khểnh, hô, móm, sai khớp cắn,… Mục tiêu điều trị của bác sĩ chỉnh nha trong mọi trường hợp đều sẽ là tạo được một khớp cắn ổn định và thẩm mỹ nụ cười toàn diện. 

Thực tế thì chỉnh nha không giới hạn lứa tuổi, trẻ em hay người lớn đều có thể làm. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, độ tuổi niềng răng càng muộn thì thời gian đeo niềng càng lâu và càng khó đạt được kết quả như mong đợi. Điều trị chỉnh nha sớm sẽ gia tăng cơ hội đạt tới khớp cắn hoàn chỉnh.

Thế nào là điều trị sớm?

Điều trị sớm là điều trị can thiệp vào giai đoạn khi trẻ đang trong độ tuổi tăng trưởng xương. Khi đó, các đường khớp xương chưa cốt hoá, sẽ đáp ứng rất tốt với những biện pháp kích thích hoặc kìm hãm tăng trưởng xương nhằm mục đích sửa chữa sai hình trong quá trình phát triển.

Có những trường hợp sai lệch tăng trưởng xương phát hiện và điều trị sớm thì sau khi đưa được về hướng tăng trưởng bình thường, thậm chí có thể không cần điều trị ở giai đoạn sau (giai đoạn chỉnh nha toàn diện). 

Có những trường hợp sai lệch nhiều trong tăng trưởng xương, cần thiết phải tiến hành điều trị hai giai đoạn là: Điều trị sớm và chỉnh nha toàn diện thì giai đoạn điều trị sớm giúp làm cải thiện và tăng tỉ lệ thành công trong pha điều trị toàn diện sau đó.

Độ tuổi nào thì có thể bắt đầu can thiệp điều trị?

Nhiều người có quan điểm rằng nên chờ sau khi trẻ thay toàn bộ răng sữa thì mới bắt đầu điều trị. Đó là quan điểm hết sức sai lầm, việc điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bất thường hàm răng trẻ là hết sức cần thiết.

Trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm, trường phái về độ tuổi có thể điều trị chỉnh nha sớm. Ví dụ như trường phái Orthopedic tại Pháp thì cho răng trẻ có thể tiếp nhận điều trị sớm khi chỉ mới 3 tuổi.

Tuy nhiên thì đa số chúng ta có thể bắt đầu điều trị cho trẻ ở lứa tuổi là khoảng 6 tuổi. Đây là độ tuổi bắt đầu có sự thay răng, đồng thời chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên (răng số 6) bắt đầu mọc. 

Giai đoạn từ 6 – 9 tuổi trong nha khoa gọi là giai đoạn tiền chỉnh nha, mọi sự sai lệch về khớp cắn hoặc hướng mọc răng đều được phát hiện sớm và nắn chỉnh kịp thời. Cũng trong giai đoạn này, phần xương hàm, xương khẩu cái vẫn đang phát triển nên việc tác động vật lý để nong hàm hay nắn chỉnh răng đều dễ dàng hơn rất nhiều.

Không những thế ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu nhận thức được tốt hơn về vấn đề răng miệng mình gặp phải, khi đó trẻ có những hợp tác điều trị tốt hơn, đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ thành công của điều trị lên cao.

Mặc dù vậy, có những trường hợp trẻ hoàn toàn có thể tiếp nhận điều trị chỉnh nha sớm hơn nữa, càng sớm càng tốt, thậm chí ngay cả khi chưa thay bất kỳ chiếc răng nào. Ví dụ như trường hợp sai lệch do tăng trưởng xương dẫn tới khớp cắn ngược (khớp cắn hạng III), trẻ có thể điều trị ngay từ khi 3 – 4 tuổi bằng khí cụ chuyên dụng để đưa sự tăng trưởng xương về mức bình thường.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/hoi-dap-co-nen-nieng-rang-cho-be-7-tuoi-hay-khong-nha-khoa-thuy-anh/

Đánh giá tăng trưởng xương ở trẻ như thế nào?

Mỗi một đứa trẻ, dưới tác động của nhiều yếu tố, từ gen di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng… sẽ có một cách tăng trưởng xương khác nhau. Do đó, từng trường hợp cần phải được các bác sĩ chỉnh nha thăm khám lâm sàng, đánh giá vấn đề tăng trưởng bằng các phương pháp khoa học. Ở đây, các bác sĩ chỉnh nha thông thường sẽ sử dụng phim X Quang như: phim bàn tay, phim đốt sống cổ, phim mặt nghiêng, phim mặt thẳng… từ đó biết được hướng tăng trưởng cũng như đỉnh tăng trưởng xương ở trẻ.

Theo biểu đồ tăng trưởng thì trẻ nam thường có đỉnh tăng trưởng muộn hơn trẻ nữ, thường là từ 12 đến 15 tuổi, trong khi đó trẻ nữ thường sớm hơn, khoảng 9 đến 12 tuổi.

Tuy nhiên, ngày nay dinh dưỡng cho trẻ được cha mẹ hết sức quan tâm, do vậy có nhiều trường hợp trẻ tăng trưởng sớm hơn bình thường. Do vậy, cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ để có những tư vấn về điều trị từ các nha sĩ, tránh bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị cho trẻ.

Mục tiêu của điều trị chỉnh nha sớm là gì?

Để đạt được mục tiêu cuối cùng là có được khớp cắn toàn diện cả về chức năng lẫn thẩm mỹ thì trong giai đoạn điều trị sớm này, cơ bản các vấn đề sau cần phải đạt được đó là:

– Mục tiêu loại bỏ thói quen xấu dẫn tới lệch lạc về răng và xương

Những thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút môi, mút ngón tay, nuốt ngược, đặt lưỡi sai vị trí, thở bằng miệng… là nguyên nhân chính khiến răng mọc lệch, phát triển không cân đối.

Mục tiêu đảm bảo giữ khoảng cho răng vĩnh viễn trên cung hàm

Những trường hợp trẻ bị mất răng sữa sớm trước tuổi thay dễ gây nên tình trạng mất khoảng cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc sau này. Khi đó cần có những biện pháp can thiệp bằng khí cụ chuyên dụng như hàm giữ khoảng để tránh răng xiêu đổ.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần thiết phải nắm rõ cách chăm sóc răng cho trẻ hàng ngày, đưa trẻ đi thăm khám nha sĩ định kỳ nhằm phát hiện sớm những răng có dấu hiệu sâu, chữa những răng sâu lớn giúp hạn chế việc phải nhổ sớm răng chưa đến tuổi thay.

Mục tiêu điều trị sai hình xương theo ba chiều

+ Chiều hô móm: Những trường hợp trẻ hô, móm do xương cần được phát hiện, điều trị sớm. Điều trị giai đoạn này sẽ kích thích tăng trưởng xương về lại theo hướng bình thường.

+ Chiều hẹp hàm – rộng hàm: Sai hình theo chiều ngang thường dẫn tới các tình trạng hẹp hàm, cắn chéo… khi phát hiện, nha sĩ sẽ có biện pháp chủ động kích thích tăng trưởng xương theo chiều ngang, làm rộng cung hàm như sử dụng hàm nong phù hợp.

+ Chiều đứng: Sai lệch theo chiều đứng hay gặp phải trong giai đoạn này là khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở.

Như vậy, việc điều trị những sai lệch trong phát triển hàm răng của trẻ là càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện thấy có các bất thường. Nhiệm vụ nha sĩ là sẽ đánh giá những bất thường, những sai lệch đó thật chính xác để đưa ra phương pháp phù hợp và hiệu quả cho từng trường hợp. 

Các bậc phụ huynh thì cần lưu ý đến độ tuổi tăng trưởng của trẻ, chủ động đưa trẻ đi thăm khám định kỳ để có những lời khuyên và can thiệp phù hợp, tránh để quá muộn thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Trên đây là những chia sẻ của tôi liên quan tới vấn đề điều trị sớm cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ đã có được những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Mọi thông tin chi tiết và mong muốn được tư vấn về tình trạng của trẻ quý phụ huynh vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ chỉnh nha của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

HOT: ƯU ĐÃI TỚI 15 TR. Đ PHÍ NIỀNG RĂNG 

+ GIẢM trực tiếp tới 5 triệu đồng phí niềng răng  

+ HOÀN 100% phí thăm khám trị giá 500k 

+ TẶNG hàm duy trì sau niềng trị giá 1 tr.đ 

+ TẶNG gói căn chỉnh khớp cắn bằng công nghệ Tscan trị giá 5 tr. đ

+ TẶNG gói lấy dấu hàm và biết trước kết quả niềng răng bằng công nghệ scan itero 5D trị giá 3 tr.đ

+ MIỄN PHÍ chụp phim X  – quang, nhổ răng chỉnh nha 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

2 thoughts on “Độ tuổi nào thì có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ? Nha khoa Thùy Anh

  1. Hoàng Anh says:

    Chào nha khoa Thuỳ Anh, tôi cũng đã xem nhiều bài trên yotube của đội ngũ nha khoa, tôi thất rất hay, hiện nay tôi có cháu trai 12 tuổi bị gãy 01 răng cửa bên của hàm trên và có lung lay 2 răng kế bên, 1 răng cửa chính hàm trên và 1 răng cửa kế bên ( bé bị ngã xe đạp) tôi cũng đã gặp nha khoa ( tại Gia Lai,nơi tôi sống ) để tư vấn, hiện tại 2 răng có lung lay theo tư vấn thì phải chờ 01 tháng xem tình hình thế nào, còn răng bị gãy tôi cũng chưa biết hướng xử lý hiệu quả nhất cho bé, vì vậy qua email này tôi xin nhờ Nha Khoa Thuỳ Anh tư vấn giúp tôi các hướng xử lý cũng như các điều trị, cho bé để tôi có thể an tâm, hiện nay tôi rất lo cho bé về vấn đề này vì bé mới 12 tuổi ( theo tư vấn chưa trồng răng implan được), xin chân thành cảm ơn Nha Khoa Thuỳ Anh.
    Trân trọng. ( vì điều kiện ở xa và dịch bệnh nên tôi chưa đưa cháu ra trực tiếp thăm khám được)
    Hoàng Anh

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Cháu chào bác ạ, về trường hợp gẫy răng cửa mà bé nhà mình đang gặp phải sẽ có 2 hướng để xử lý. Thứ nhất, nếu như răng cửa của bé bị gẫy 1 nửa hoặc khoảng 2/3, phần thân răng vẫn còn nhiều thì mình có thể tiến hành bọc sứ để bảo vệ chiếc răng này cho bé ạ.
      Trường hợp thứ 2, nếu như phần thân răng đã bị gẫy tới sát lợi, không thể giữ lại được nữa thì mình sẽ cần phải nhổ bỏ phần chân răng, sau đó làm 1 chiếc răng tháo lắp để đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai tạm thời cho bé. Sau đó chờ bé đủ 18 tuổi thì mình có thể cho bé đi thăm khám và tiến hành trồng răng implant bác ạ.
      Để được tư vấn cụ thể hơn, bác có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline nhé: 0869800308 – 0965800318, bên cháu sẽ hỗ trợ thông tin cho bác chi tiết hơn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục