Chuyên gia chia sẻ tổng quan về kỹ thuật dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer được xem là kỹ thuật tạo nên một chiếc áo khóa lên bề mặt ngoài răng, mang tới một nụ cười tỏa nắng với thẩm mỹ tự nhiên nhất. Đây là kỹ thuật phục hình và bảo vệ răng thật được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây, Singapore, Hàn Quốc. Nhằm có cái nhìn khách quan hơn về dán sứ, mời bạn tham khảo thông tin bài viết dưới, bác sĩ Huy tại Thùy Anh sẽ có giải đáp tổng quan  nhất. 

Dán sứ Veneer là gì?

Công nghệ dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta, đây là kỹ thuật bảo tồn răng thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Dán răng sứ Veneer sử dụng một miếng dán có độ dày khoảng từ 0.3 – 0.5 mm ở mặt ngoài và một phần phía rìa cắn.

Với kích thước mỏng như vậy, việc sửa soạn tạo hình trên răng thật trước khi dán Veneer sẽ là rất ít. Đây là điều mà cả bác sĩ và bạn đều hướng tới.

Veneer không mài chỉ áp dụng trong các trường hợp răng thưa nhỏ, cải thiện những khiếm khuyết về hình thể nhỏ và màu sắc răng không bị sậm. Khi đó, yêu cầu đối với bác sĩ và kỹ thuật viên cũng sẽ cao hơn. 

Miếng dán Veneer sau khi được chế tác sẽ được dán lên răng rất tỉ mỉ bằng các vật liệu dán nha khoa và gần như không thể bong ra được.

Các trường hợp cần sử dụng công nghệ dán sứ Veneer

Trường hợp nên dán sứ Veneer

Veneer có thể giúp thay đổi màu sắc, phục hồi lại hình thể của một hay nhiều răng. Một số trường hợp nên áp dụng công nghệ dán sứ Veneer bao gồm: 

Trường hợp thứ 1: Răng nhiễm màu

Răng có thể bị nhiễm màu Tetracyclin do sử dụng thuốc, hay nhiễm màu fluor, nhiễm màu do tuổi tác, do lớp đắp Composite trên bề mặt răng hay các nhiễm màu ngoại sinh do thực phẩm mà không đáp ứng với thuốc tẩy trắng. Răng bị thiểu sản men, bề mặt men răng bị lỗ rỗ, xỉn, ố màu.

Trong trường hợp này, bạn có thể thực hiện dán Veneer trên một vài răng nhiễm màu, hoặc dán các răng phía trước hàm trên hay dán cả hai hàm tương ứng với vùng răng lộ ra khi cười (thường từ 16 – 20 chiếc phía trước).

Trường hợp thứ 2:  Răng thưa

Khe răng cửa thưa thường gây mất thẩm mỹ khi cười vì nó tạo ra vùng tối giữa các kẽ răng. Miếng dán Veneer sẽ giúp làm tăng kích thước theo chiều ngang giúp đóng kín khe thưa.

Với trường hợp khe thưa lớn hay răng có hình thể lớn thì dán veneer sẽ khó đẹp hơn. Khi đó, bạn nên thực hiện chỉnh nha (niềng răng) để di chuyển các răng bên cạnh đóng kín khe thưa. Thời gian sẽ mất khoảng 1 – 2 năm.

Trường hợp thứ 3: Răng dị dạng

Răng thường có hình chêm, nhỏ và nhọn hơn răng bình thường, hay gặp ở răng cửa bên hàm trên, gây mất tự tin khi cười.

Trường hợp thứ 4:  Răng sứt mẻ rìa, sâu kẽ

Trường hợp thứ 5:  Răng sau chỉnh nha

Chỉnh nha sẽ giải quyết được tình trạng chen chúc, khấp khểnh của răng nhưng không giúp cải thiện màu sắc của răng. Nếu răng bị nhiễm màu thì bạn cũng có thể thực hiện dán sứ sau khi chỉnh nha để có được nụ cười trắng sáng hơn.

Trường hợp không nên dán sứ Veneer

– Răng chen chúc, lệch lạc nhiều

– Răng có bề mặt men răng quá yếu 

– Người có Thói quen nghiến răng

– Khớp cắn không thuận lợi: như cắn ngược, cắn đối đầu, cắn chéo…

– Bệnh lý viêm quanh răng: cần xử lý hết viêm trước, đánh giá mức độ tụt lợi sau đó

– Răng bị sâu, vỡ lớn: sẽ làm giảm diện tích dán dính. 

Bạn tham khảo đầy đủ thông tin về kỹ thuật dán sứ Veneer được bác sĩ Huy chia sẻ qua video dưới đây.

Quy trình thực hiện dán sứ Veneer bài bản và khoa học nhất

Tại nha khoa Thùy Anh, khi thực hiện dán sứ Veneer, bạn sẽ trải qua 3 – 4 buổi hẹn với bác sĩ:

Buổi thứ 1: Thăm khám, chụp XQ để xác định tình trạng răng cũng như nhu cầu của bạn. Sau đó, tiến hành phẫu thuật,  chụp ảnh để phân tích nụ cười. Quá trình này sẽ mất 1 ngày. 

Buổi thứ 2: Bác sĩ sẽ trao đổi chi tiết với bạn về kế hoạch điều trị, về những điều trị bổ sung. Thực hiện mockup, tức là chuyển hình dạng răng từ mẫu wax – up lên miệng, sau đó sẽ cùng bạn đánh giá lại thẩm mỹ.

Sau khi các yếu tố về cung cười, hình dạng và màu sắc của răng được thống nhất, bác sĩ sẽ thực hiện việc mài, tạo hình bề mặt của răng. Sau đó là lấy dấu cung răng sau mài và làm răng tạm cho bạn.

Bác sĩ sẽ cần trao đổi và kết hợp rất chặt chẽ với kỹ thuật viên labo để có thể tạo ra được những miếng dán sứ có độ trong tự nhiên, đảm bảo độ kín khít, hình dáng, màu sắc thể hiện được cá tính của bạn.

Buổi thứ 3: Tiến hành lắp răng sứ Veneer cho bạn. Bác sĩ cần gắn thử trước để test mức độ hài lòng về màu sắc của bạn. Khi mọi thứ  

Phương pháp dán sứ Veneer hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Nó giúp bạn có hàm răng đẹp và lấy lại tự tin trong cuộc sống. Hi vọng, thông tin bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình dán sứ Veneer, từ đó có lựa chọn chuẩn xác khi thực hiện thẩm mỹ răng. Đừng quên theo dõi nha khoa Thùy Anh để cập nhật thông tin hữu ích mỗi ngày nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục