Chỉ định bọc sứ cho răng hàm: Những vấn đề cần nắm rõ

Răng hàm nên bọc sứ loại nào?

Răng hàm giữ vai trò rất quan trọng đối với chức năng ăn nhai hằng ngày của mỗi người. Tuy nhiên do nằm ở vị trí sâu bên trong, bề mặt lại có quá nhiều khe, rãnh nên việc vệ sinh răng miệng cũng gặp không ít khó khăn dẫn đến tình trạng răng dễ bị sâu, hỏng. Ngoài ra, răng hàm cũng là răng nhai chính nên với một số bạn thích ăn đồ dai cứng thì rất dễ nứt, vỡ thân răng. Chính vì vậy, bọc sứ cho răng hàm có nguy cơ chính là giải pháp hiệu quả mà các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Và răng hàm nên bọc sứ loại nào?

Chỉ định của việc bọc răng sứ cho răng hàm

Những răng hàm đang khoẻ mạnh, ăn nhai bình thường và không gặp vấn đề gì thì không nên bọc chụp. Còn những trường hợp gãy vỡ, sâu lớn nếu không bọc bảo vệ thì nguy cơ đau buốt, hỏng răng trong tương lai gần là hiện hữu. 

Những trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ cho răng hàm:

+ Răng hàm bị mòn

Răng bị mòn cổ hoặc có nhiều vết cắt do chải răng không đúng cách, chải quá mạnh tay khiến thức ăn dễ bám vào sau khi ăn, khó có thể làm sạch được hay những răng mòn mặt nhai do ăn uống quá nhiều đồ có ga hoặc bị dạ dày trào ngược, khi đó ăn đồ chua, cứng rất ê buốt. Lúc này, bọc sứ là giải pháp tốt.

Hướng xử lý: 

– Đối với những răng bị mòn cổ gây dắt thức ăn hay ê buốt thì cơ chế chung để điều trị sẽ là che lại phần cổ răng mất chất. Chính vì thế mà các hình thức làm bọc chụp toàn thân răng chỉ phù hợp nếu khuyết cổ răng lớn đã ăn vào tủy, còn với các khuyết cổ răng vừa phải chưa ảnh hưởng tủy thì dán sứ inlay che riêng phần mòn cổ đó mà không can thiệp gì các mô răng ở thân răng là giải pháp tốt nhất hiện nay.

– Đối với những răng bị mòn toàn bộ mặt nhai nếu quyết định làm cả hàm thì bạn có thể chọn cả onlay lẫn chụp sứ đều tốt. Thường răng cửa sẽ chọn chụp sứ và răng hàm chọn onlay. 

+ Răng bị mẻ

Răng sứt mẻ hoặc vỡ miếng trám không thể khắc phục bằng phương pháp trám răng thì sẽ được bọc sứ để đảm bảo được chức năng ăn nhai lâu dài.

Hướng xử lý: Trường hợp răng bị mẻ nhỏ thì có thể thực hiện các miếng dán sứ inlay/onlay. Với các răng vỡ mẻ mà có nghi ngờ nứt dọc giải pháp chụp răng là ưu tiên hàng đầu.

+ Răng đã chữa tủy

Răng đã chữa tủy sẽ không được bền chắc và dẻo dai như răng còn tủy, rất dễ vỡ nếu bị tác động mạnh. Vì vậy, bọc sứ cho răng sau chữa tủy là việc nên làm để bảo vệ thân răng khỏi các tác nhân bên ngoài, tránh vi khuẩn thâm nhập được vào tủy răng và kháng lại các lực nhai mạnh có thể khiến răng vỡ nếu không có lớp chụp bảo vệ.

Hướng xử lý:

– Đối với những răng hàm có lượng mô răng còn lại rất ít thì việc mài bọc chụp là không khả thi do khi đó chúng ta phải mài thêm quá nhiều mô răng. Tại nha khoa Thùy Anh chúng tôi sẽ dùng khối dán sứ để bù đắp lại phần mô răng đã mất để bảo tồn tối đa lượng mô răng hay xương sống của chiếc răng đó.

– Đối với những răng có mô răng còn đủ thì việc lựa chọn chụp răng là hoàn toàn tốt.

+ Răng bị sâu

Răng bị sâu ăn mòn ở kẽ răng, mặt nhai, tạo lỗ… thì bọc sứ là cách giúp phục hồi lại thân răng và ngăn chặn được tình trạng sâu răng tái phát.

Hướng xử lý: 

Với tình trạng này thì chỉ định khối dán sứ sẽ rất thích hợp, vì lỗ sâu có giới hạn, chỉ cần mài bỏ đi các tổ chức sâu và đặt khối sứ vừa vặn vào là đã có chiếc răng mới hoàn toàn khỏe mạnh. Còn với bọc sứ lại phải mài toàn bộ chiếc răng kể cả những phần không bị sâu, như thế sẽ rất phí phạm mô răng khỏe mạnh.

Hiện nay với khối dán sứ thì nha khoa Thùy Anh đang có chương trình khuyến mãi cực lớn từ 6tr giảm sâu còn 2,5tr cho mỗi đơn bị răng.

Lỗ sâu mặt nhai vừa hoặc nhỏ có thể làm miếng dán sứ
Lỗ sâu mặt bên kèm thêm dắt thức ăn có thể làm miếng dán sứ

+ Mất răng

Đây là những trường hợp không đủ điều kiện để trồng chân răng nhân tạo, khi đó giải pháp làm cầu răng sứ là ưu việt nhất.

Hướng xử lý:  

Khi mất một răng thì sẽ phải làm ít nhất là 3 đơn vị răng sứ nối liền với 2 răng bên cạnh thì loại răng sứ kim loại sẽ là lựa chọn tốt nhất bởi tính bền, độ uốn của kim loại rất tốt. Mặc dù, nhược điểm của nó chính là khi dùng lâu một thời gian thì bị ánh đen đường viền lợi và thời gian bảo hành sẽ bị hạn chế hơn so với loại răng toàn sứ.

Vậy răng hàm nên bọc sứ loại nào? 

Tại nha khoa Thùy Anh chúng tôi sử dụng khá nhiều loại răng sứ được nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Ý và chế tạo hoàn toàn trên công nghệ CAD/CAM 3D tân tiến nhất. Với câu hỏi răng hàm nên bọc sứ loại nào thì bạn có thể tham khảo 3 loại răng sứ dưới đây: 

Thứ 1: Chụp toàn sứ

Cấu tạo của răng toàn sứ bao gồm 2 phần chính với khung sườn được làm từ chất liệu Zirconia (ZrO2) và bên ngoài phủ lớp sứ cao cấp. Ưu điểm của chụp toàn sứ là màu sắc tương đồng với răng thật nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, khối lượng nhẹ và tuổi thọ lâu dài. Đây là loại vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay để chế tác chụp sứ toàn phần.

Thứ 2: Khối dán sứ inlay/onlay

Nhóm này gồm các loại sứ thủy tinh chứa nhiều tinh thể. Chúng xuất phát từ một khối thủy tinh đồng nhất, khi được thực hiện dưới dạng phục hình nguyên khối gắn bằng chất gắn chuyên dụng, chúng còn phù hợp với những vùng chịu lực nhai lớn như răng hàm. 

Ưu điểm của inlay/onlay là tổn thương ở đâu xử lý ở đó, nếu chụp răng phải mài cả cái răng thì khối dán sứ chỉ phải mài vị trí răng tổn khuyết, vì tính bảo tồn và bền vững mà hiện nay khối dán sứ inlay/onlay rất được ưa chuộng khi phục hồi các vỡ mẻ, sâu răng mà tủy răng vẫn còn nguyên vẹn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/phuc-hoi-rang-ham-sau-vo-bang-inlay-onlay-la-nhu-the-nao/

Thứ 3: Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại với phần lõi bên trong được làm từ hợp kim Titan, Ni-Cr, Cr-Co… và mặt bên ngoài phủ một lớp sứ trắng. Loại răng này có giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo được độ bền, vừa đủ mang đến nụ cười tỏa sáng. Nhược điểm: Khi dùng một thời gian gây nên tình trạng đen, ánh đen đường viền lợi. Răng sứ kim loại còn gây viêm lợi và vị kim loại trong miệng nếu dùng nguyên khối. Ngoài ra các răng sứ kim loại nguyên khối dẫn điện, dẫn nhiệt nên gây kích ứng các răng chưa xử lý tủy. Răng kim loại hiện ít được lựa chọn trên lâm sàng. 

Quy trình bọc răng sứ cho răng hàm 

Bọc sứ cho răng hàm được tiến hành theo quy trình phục hình sứ tiêu chuẩn với các bước thăm khám, lấy dấu răng, chế tạo răng sứ, gắn răng tạm và bọc sứ cố định. Bác sĩ cần phải mài chỉnh cùi răng thật, lấy dấu răng gửi về phòng Labo để các kỹ thuật viên chế tác ra mão răng sứ phù hợp với thân răng thật.

Sau khi mão sứ hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng sứ lên cùi răng thật tạo thành chiếc răng mới chắc khỏe hơn. Với răng sứ, bạn có thể ăn nhai như chiếc răng bình thường mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. 

Tuổi thọ của răng sứ

Tuổi thọ của răng sứ sẽ tùy thuộc vào chất liệu làm răng sứ, kỹ thuật bọc răng sứ và cách chăm sóc răng miệng của các bạn. Thường các ca bọc răng sứ thành công sẽ kéo dài hơn chục năm.

Nếu bạn bọc sứ bằng kim loại thường thì tuổi thọ có thể duy trì được vài năm, còn nếu bạn bọc răng toàn sứ thì thời gian sử dụng có thể lên đến 15 – 20 năm. 

Trên đây chỉ là những điều tổng quát và chung nhất để các bạn có thể hình dung cũng như hiểu được phần nào về vấn đề răng hàm nên bọc sứ loại nào và từng giải pháp cho những chỉ định trên. Tuy nhiên, mỗi loại răng sứ sở hữu những ưu thế riêng, thế nên tùy thuộc vào tình trạng răng hàm cũng như nhu cầu thẩm mỹ của từng người. Bác sĩ sẽ tư vấn mẫu răng sứ thích hợp nhất để bạn có được hàm răng đều đẹp như ý.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/lam-rang-su-o-dau-dep-dam-bao-uy-tin-va-chat-luong/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục