Chỉnh khớp cắn sau tháo mắc cài có lợi ích gì?
Quá trình niềng răng không chỉ đơn giản là sắp xếp để có hàm răng thẳng hàng, mà còn là đạt được một khớp cắn chuẩn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần tháo mắc cài là hoàn tất chỉnh nha mà không biết rằng chỉnh khớp cắn sau tháo mắc cài là bước không thể thiếu để đảm bảo kết quả lâu dài. Vậy tại sao cần chỉnh khớp cắn sau khi tháo niềng? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Khớp cắn tối ưu - Yếu tố tiên quyết để tháo mắc cài
Khớp cắn là một trong những yếu tố quan trọng để kết thúc quá trình niềng răng, bên cạnh tiêu chí thẩm mỹ của nụ cười. Một khớp cắn chuẩn không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn quyết định khả năng ăn nhai, bảo vệ cấu trúc cơ mặt và khớp thái dương hàm.
Chỉnh khớp cắn trước khi tháo niềng là một bước không thể thiếu trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong toàn bộ quá trình điều trị, khi bác sĩ sắp xếp lại răng nhằm đạt được khớp cắn tối ưu cho từng trường hợp cụ thể.
Mục tiêu của việc chỉnh khớp cắn không phải để đạt sự hoàn hảo tuyệt đối mà là để tạo ra sự cân bằng tối ưu, đặc biệt trong các trường hợp đặc thù như thiếu răng, răng nhổ lệch, hay chênh lệch kích thước răng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh khớp cắn sao cho cơ thể có thể thích nghi tốt nhất, đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát sau khi tháo mắc cài.

Đồ hình Posselt mô tả các vị trí vận động của hàm dưới trong không gian, từ tư thế cắn khít, đưa hàm ra trước tối đa, há miệng và đưa hàm lui sau. Một khớp cắn tối ưu là khi răng được đặt ở vị trí lý tưởng nhất, giúp phân bố lực nhai tốt nhất, có hướng dẫn đúng và không gặp phải các điểm chạm quá mức hay cản trở khi vận động hàm dưới.
Để đảm bảo khớp cắn đạt chuẩn trước khi tháo niềng, quy trình này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên sâu về cắn khớp, với 2 bước chính:
- Mài chỉnh các điểm chạm gây sai lệch khớp cắn.
- Tạo hình lại răng, thiết lập các điểm hướng dẫn đúng, giúp hàm hoạt động ổn định sau chỉnh nha.
Lợi ích của việc chỉnh khớp cắn trước khi tháo mắc cài
Việc chỉnh khớp cắn trước khi tháo mắc cài đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kết quả chỉnh nha lâu dài. Khi răng phải chịu lực quá mức, chúng có thể bị mòn, xoay hoặc chìa ra để tìm vị trí thích nghi, dẫn đến nguy cơ tái phát sau khi tháo niềng.
Thông thường, bác sĩ chỉnh nha sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng hàm duy trì để cố định răng tại vị trí mong muốn. Tuy nhiên, do hoạt động nhai là quá trình động, răng vẫn sẽ có sự di chuyển sinh lý nhất định. Theo triết lý điều trị Meaw – Geaw, nếu khớp cắn đã được điều chỉnh đúng, hàm răng có thể duy trì ổn định mà không cần khí cụ hỗ trợ. Nhưng đối với những trường hợp răng xoay, khấp khểnh nhiều hoặc có thói quen đẩy lưỡi, cận chức năng, người niềng răng vẫn cần lưu ý và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế tái phát.

Ngoài ra, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sang chấn khớp cắn và bệnh lý nha chu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc điều chỉnh khớp cắn trước khi tháo niềng giúp loại bỏ hoàn toàn các điểm chạm sai lệch, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Chỉnh khớp cắn trước tháo mắc cài được tiến hành như thế nào?
Quá trình chỉnh khớp cắn thường được thực hiện khoảng 2 tuần trước khi tháo niềng, nhằm đảm bảo sự ổn định của răng và giúp cơ thể thích nghi với khớp cắn mới. Hiện nay, có hai phương pháp phổ biến để kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn:
1. Sử dụng giấy cắn chỉ thị màu

Giấy cắn nha khoa là một công cụ truyền thống và hiệu quả để kiểm tra khớp cắn. Đây là loại giấy mỏng, được phủ lớp màu để đánh dấu sự tiếp xúc giữa răng hàm trên và dưới. Khi người bệnh cắn nhẹ vào giấy, các điểm tiếp xúc sẽ in dấu màu, giúp nha sĩ xác định các khu vực cần điều chỉnh. Với chuyên môn cao, bác sĩ sẽ đọc được hành trình cắn từ những dấu màu này và tiến hành mài chỉnh hoặc đắp thêm vật liệu phù hợp.

Ví dụ, ở vị trí lõm của răng cửa trên (cingulum, màu đỏ), nếu khuyết này quá mỏng, răng cửa dưới có thể trồi lên để thích nghi, dẫn đến tái phát với hình ảnh đường cong Spee sâu. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ làm đầy hố này bằng vật liệu hàn. Ngược lại, nếu khuyết này quá dày, bác sĩ sẽ mài chỉnh để tạo lõm nhẹ, tránh việc răng cửa hai hàm tải lực quá mức, gây ra tình trạng chìa răng cửa và khe thưa.
2. Công nghệ quét dấu răng Tscan 3D
Công nghệ quét 3D Tscan là một bước tiến lớn trong nha khoa, giúp nha sĩ điều trị khớp cắn một cách chính xác và dễ dàng hơn. Công nghệ này ghi nhận sự phức tạp của hệ thống nhai qua các con số và đồ hình cụ thể.

Ví dụ, khi ứng dụng công nghệ T scan, hình ảnh cho thấy lực cắn bên phải chiếm 65,9%, cao hơn gấp đôi so với bên trái (34,1%). Sau khi thăng bằng khớp cắn và mài chỉnh răng nanh (răng 13), tỷ lệ phân bố lực nhai giữa hai bên trở nên cân đối hơn, mà không gây ê buốt nhờ giới hạn men răng.
Chỉnh khớp cắn sau tháo mắc cài là một bước quan trọng để duy trì kết quả chỉnh nha, đảm bảo chức năng ăn nhai và ngăn ngừa các vấn đề về khớp hàm. Nếu bạn vừa tháo niềng, đừng bỏ qua bước tinh chỉnh khớp cắn để có một nụ cười hoàn hảo và khỏe mạnh.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh