Cách phòng tránh sâu răng trong thời gian đeo niềng

Nếu tìm hiểu kỹ về niềng răng, chắc chắn các bạn từng được xem những bức hình mà trước điều trị hàm răng tuy lệch lạc nhưng khá trắng sáng, nhưng sau khi tháo mắc cài thì hàm răng lại bị xỉn màu xấu xí, hay tệ hơn nữa là xuất hiện dày đặc những đốm trắng mất men trên răng. Điều trị niềng răng, chấp nhận 2-3 năm đeo mắc cài là vì mong muốn có 1 nụ cười tự tin, tỏa sáng, nhưng khi tháo từ chỗ răng lệch lạc lại chuyển thành răng sâu, xỉn màu thì thật tệ phải không các bạn.

Để khắc phục tình trạng này, nha khoa Thùy Anh khuyên bạn nên nắm rõ những bí quyết dự phòng sâu răng khi đeo niềng răng dưới đây. 

Cách bảo vệ tránh răng bị sâu khi niềng răng

Phòng tránh sâu răng khi niềng răng cực kỳ quan trọng

Thứ 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng đối với người bình thường đã vất vả, thì đối với những bạn đeo niềng còn khó khăn gấp 3-4 lần. Nhưng nếu chúng ta lười thì ngoài vấn đề sâu răng, còn gặp phải tình trạng hơi thở có mùi và viêm lợi. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ sau khi niềng răng: 

+ Bàn chải đánh răng lông mềm

Nhiều bạn lầm tưởng phải dùng bàn chải lông cứng, chải răng thật mạnh thì mới là sạch nhưng đây là sai lầm nhiều người gặp phải gây hại cho răng lợi. Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, đầu bạn chải thon để có thể lách sâu được vào các vùng bên trong. Lông bàn chải mềm cũng thuận lợi cho bạn chải lưỡi, nơi tập kết đến hơn 70% vi khuẩn trong môi trường miệng. 

+ Kem đánh răng có chứa flour 

Giữa các loại kém đánh răng trên thị trường, NK Thùy Anh khuyên bạn nên sử dụng loại chứa flour, vì flour có tác dụng chống sâu răng, giúp răng chắc khỏe hơn. Bạn cũng có thể dùng xen kẽ, ví dụ như khi  đi tham gia 1 event thì chải răng bằng kem làm trắng, sau đó thì lại trở lại với kem có chứa flour giúp mô răng chắc khỏe, không sâu.

+ Chỉ tơ nha khoa

Bạn có thể dùng chỉ nha khoa dạng cuộn rất tiết kiệm và tiện dụng. Nhưng nếu bạn gặp khó khăn trong việc thao tác thì có thể tìm mua loại có đầu cứng dễ xuyên qua. 

Lưu ý, việc dùng chỉ nha khoa là bắt buộc. Nhiều bạn có thói quen dùng tăm, điều này thì không tốt vì tăm chứa nhiều vi khuẩn, kích thước lại không phù hợp nên khi các bạn chọc vào lợi sẽ gây chảy máu, viêm lợi, tụt lợi, mà lại không sạch và gây nguy hiểm về này.

+ Bàn chải kẽ 

Bạn hãy sử dụng bàn chải kẽ cùng với chỉ nha khoa làm sạch vùng kẽ răng, các cánh mắc cài nơi mà bàn chải thường quá to đôi khi không thể lách và làm sạch hết tất cả các ngóc ngách.

+ Máy tăm nước

Có tác dụng rất tốt giúp làm sạch kẽ răng, nơi thức ăn bám nhiều, và nếu không làm sạch bạn sẽ bị những cơn đau điếng người khi thưởng thức những món ăn yêu thích. 

Máy tăm nước không bắt buộc phải sử dụng. Các bạn có điều kiện thì có thể sắm cho mình 1 chiếc, còn không thì cần dùng chỉ tơ và bàn chải kẽ là được.

+ Nước súc miệng

Bạn có thể dùng nước muối hoặc các loại nước súc miệng loại, tuyệt đối không sử dụng các nước súc miệng sát khuẩn mạnh, có chứa kháng sinh bạn nhé. Vì có thể tạo thuận lợi cho phát triển của nấm, dùng lâu dài không tốt tý nào. Những loại kháng khuẩn mạnh chỉ nên dùng thời gian nhắn khi nhổ răng, hay nhiệt miệng thôi bạn nhé.

>>> Tìm hiểu: Phương pháp niềng răng móm điều trị khớp cắn ngược TẠI ĐÂY

Thứ 2 : Có chế độ ăn hợp lý

Khi mới niềng răng bạn không nên sử dụng những thực phẩm, dai, dính, giòn như bỏng ngô, kẹo kéo chẳng hạn, vì chúng sẽ vướng vào răng và khó để làm sạch. Ngoài ra những thực phẩm cứng có thể khiến dây cung biến dạng, trôi dây cung, bong mắc cài không có lợi cho tổng thể quá trình niềng răng. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều đường, đường chính là môi trường lý tưởng cho sâu răng bùng phát đặc biệt là trong thời gian đeo niềng. Hãy chọn các loại thực phẩm mềm ít acid như chuối, xoài, thịt, cơm, mỳ, bún, rau xanh, trứng… 

Bạn cũng cần nhớ bí quyết nhai chậm và cắt nhỏ đồ ăn, kết hợp với đó là một chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý. 

Thứ 3: Hãy tìm tới sự giúp đỡ của nha sĩ

Nha sĩ có những dụng cụ chuyên dụng có sức mạnh rất lớn mà việc vệ sinh thường ngày chúng ta không thể đạt được. Bạn nên yêu cầu nha sĩ lấy cao răng và làm sạch vùng kẽ mỗi năm 2 lần, hoặc nếu phát hiện ra các dấu hiệu viêm lợi thì có thể mỗi năm 3 lần.

Ngoài ra thì việc đi khám nha sĩ đúng lịch hẹn, khi đó nếu bạn có những tổn thương sâu răng mới chớm nha sĩ sẽ hàn lại cho bạn, để nó không trở nên nặng nề hơn. Bạn cũng nên thường xuyên đứng trước gương kiểm tra kỹ các mặt răng để phát hiện sớm những vết đen, nâu sẫm trên răng và báo lại cho nha sĩ sớm nhất.

Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp bảo vệ sâu răng khi niềng răng mà nha khoa Thùy Anh xin được gửi tới bạn đọc. Cảm ơn các bạn luôn theo dõi và ủng hộ Thùy Anh, chúc các bạn có kết quả mỹ mãn khi tháo niềng răng, không chỉ đẹp mà hàm răng còn chắc khỏe tuyệt vời.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background