Cách phòng ngừa và hướng điều trị bệnh viêm quanh răng? Nha khoa Thùy Anh

Răng tồn tại cứng chắc trên cung hàm là nhờ liên kết với các tổ chức bao quanh gồm lợi, dây chằng và xương. Bệnh viêm quanh răng (viêm nha chu) là tình trạng nhiễm trùng tổ chức nâng đỡ xung quanh này. Bài viết dưới đây nha khoa Thùy Anh sẽ cung cấp tới bạn kiến thức phòng và điều trị bệnh viêm quanh răng, mời các bạn cùng tìm hiểu. 

Thông tin về bệnh viêm quanh răng

Có 2 bệnh nha khoa phổ biến nhất là bệnh viêm lợi và bệnh sâu răng. Bệnh viêm lợi không điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm quanh răng, và viêm quanh răng nếu lơ là sẽ kết thúc bằng rụng răng hàng loạt.

Bệnh nhân nam 29 tuổi, mất hết răng hàm trên đã cấy 4 implant, răng hàm dưới chúng ta thấy phần chân răng ở trong xương còn lại rất ít. Hàm răng dưới lung lay nặng và tiên lượng chỉ được 1-2 năm là rụng dần như cảnh ngộ của hàm trên.
Ca thứ 2, hình phía trên chụp trước điều trị, các răng tụt lợi trầm trọng, mảng bám cao răng xung quanh rất nhiều, răng lệch khớp cắn và mất xen kẽ. Thăm khám thấy gõ đau, lung lay mạnh. Chúng tôi đã phải nhổ toàn bộ hàm trên, và trồng chân răng nhân tạo cũng như điều trị giữ lại hàm dưới trong một thời gian dài mới thành công.

Các bạn chú ý, ở giai đoạn đầu viêm lợi, lợi bị đỏ và sưng, có thể chảy máu. Nếu không chữa trị, bệnh càng ngày càng nặng, tiến triển đến giai đoạn tiêu xương hàm là mức độ cuối cùng. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm quanh răng

Nguồn thức ăn, đặc biệt đồ ăn chứa đường có khả năng bám dính vào răng, nếu không loại bỏ hàng ngày thì tích tụ cùng nước bọt tạo nên một lớp màng gọi là mảng bám. Vi khuẩn từ mảng bám chính là nguồn bệnh. 

Theo thời gian, mảng bám dày lên – cứng lại tạo thành cao răng. Lúc này, lợi sưng đỏ và hình thành túi lợi sâu, thường dễ bị chảy máu, tiếp đến, xương ổ răng xung quanh bị tiêu hủy dần với biểu hiện dễ nhận ra là răng bị lung lay cuối cùng, rụng răng là điều chắc chắn. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân đang có dấu hiệu viêm quanh răng thì nên đến bác sĩ thăm khám để đưa ra kế hoạch trước khi quá muộn.

Cao răng, mảng bám là nguyên nhân chính gây viêm quanh răng

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm quanh răng 

– Răng lung lay: Bạn kiểm tra bằng cách cho ngón trỏ và ngón cái kẹp và đu đưa ra ngoài vào trong.

– Đau nhức, hôi miệng và có mùi vị khó chịu không biến mất dù chải răng nhiều lần trong ngày.

– Lợi sưng tấy đỏ, chảy mủ, dễ bị chảy máu.

– Tụt lợi chân răng, lộ khe chân răng nhiều.

– Cảm thấy các răng khít chặt với nhau, chỉ tơ khó đi qua vùng liên kẽ.

Nhiều trường hợp bị chảy mủ ở lợi nhưng tự ý chữa trị bằng cách hiệu thuốc mua 1 đơn kháng sinh dùng vài tuần là đỡ. Nhưng sau đó mủ chảy lại và điều này diễn ra trong vài năm mà không đau đớn gì, đến khi răng lung lay và không thể nhai như bình thường thì rất khó giữ răng gốc. Bởi vậy việc phát hiện ngay triệu chứng và tìm đến nha sĩ sớm là rất quan trọng. 

Những đối tượng dễ bị bệnh viêm quanh răng

Bệnh viêm quanh răng thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, tuy nhiên không phải là không thấy ở người trẻ. Những người nguy cơ bao gồm:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Bạn không dùng chỉ tơ nha khoa hay không đánh răng đúng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm quanh răng. Hay việc sử dụng tăm tre và chọc quá mạnh vào lợi cho đã ngứa cũng khiến răng bị tổn thương và mất dần xương. 

– Người hút thuốc lá, ăn trầu

– Người có bệnh nền tiểu đường, giảm miễn dịch

– Người hay gặp nhiều stress trong cuộc sống

– Răng khấp khểnh, lộn xộn, răng hô răng móm bị lệch khớp cắn

– Do di truyền hoặc thiếu chất. 

Dù là bệnh nặng dẫn đến mất răng hàng loạt, nhưng viêm quanh răng có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhiều người cho rằng cứ tuổi cao là phải rụng hết răng, đã có một thời kỳ nền nha khoa chúng ta chưa phát triển, các cụ bắt đầu đến tuổi 50, 60 thì không còn răng nữa. Phần lớn nguyên nhân là do bệnh viêm quanh răng. Răng người là răng vĩnh viễn, nếu không để viêm quanh răng xảy ra thì sẽ không bị rụng. 

Các phương pháp điều trị bệnh viêm quanh răng

Mục đích chính điều trị bệnh viêm quanh răng là làm sạch vi khuẩn từ túi lợi và ngăn chặn sự phá hủy xương. Các cách thức bao gồm:

+ Hướng dẫn lại vệ sinh răng miệng đúng cách

Bệnh lý viêm quanh răng có tính chất mãn tính và cần thời gian kiểm soát lâu dài, nếu không duy trì vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày, bệnh chẳng những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn, hoặc đã khỏi nhưng vẫn bị tái phát trở lại. 

Nhiều người vẫn coi nhẹ việc vệ sinh răng miệng đúng cách, nhiều người thường dựa vào thuốc để uống cho nhanh khỏi. Nhưng không thuốc nào chữa công hiệu nếu cái gốc của vấn đề không được refresh lại cho đúng. Hơn 70% các bệnh cơ thể gặp phải là do thói quen xấu đó các bạn. 

+ Lấy cao răng sạch sẽ

Cao răng thường rất dễ hình thành ở những bề mặt nhám, vì vậy bạn cần đến phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và tiến hành xử lý nhẵn bề mặt răng kịp thời, loại bỏ những dị vật gây tổn thương lợi. Tùy thuộc vào cao răng nhiều hay ít mà có thể làm sạch trong một hay hai buổi hẹn. 

Nha sĩ luôn khuyến nghị nên lấy cao răng hai lần một năm, cũng có thể thường xuyên hơn tùy thuộc vào lượng mảng bám tích tụ.

+ Sử dụng thuốc

Đây là chỉ định để giải quyết các trường hợp cấp tính hoặc hỗ trợ phòng ngừa. Gồm có các loại:

– Nước súc miệng kháng khuẩn như chlorhexidine: Sử dụng để kiểm soát vi khuẩn khi thực hiện điều trị bệnh và sau phẫu thuật trong miệng.

– Gel kháng sinh: Chứa thành phần kháng sinh đặt trực tiếp vào lợi sau khi lấy cao, giúp kiểm soát vi khuẩn và thu nhỏ túi lợi.

– Thuốc kháng sinh toàn thân: Có sẵn ở dạng viên nang hoặc viên nén hấp thụ qua đường uống. Được sử dụng ngắn hạn để điều trị nhiễm trùng ở bệnh nha chu cấp tính.

+ Phẫu thuật nha chu

Nếu bạn đã được bác sĩ hướng dẫn vệ sinh răng miệng và thực hiện điều trị không phẫu thuật, nhưng vẫn chảy máu lợi và lung lay răng tiến triển thì phẫu thuật là cần thiết. Bạn có thể cần thực hiện một hoặc cả hai phẫu thuật sau:

+ Thứ 1 là phẫu thuật mở lợi làm sạch kỹ bề mặt chân răng: Đó là phẫu thuật loại bỏ cao răng ở trong túi lợi sâu, hoặc thu nhỏ túi lợi hạn chế đọng mảng bám thức ăn. Sau phẫu thuật, lợi được đưa về đúng sinh lý khỏe mạnh. 

Hình ảnh điều trị di chuyển vạt nhằm khắc phục tình trạng tụt lợi trong bệnh viêm quanh răng

+ Thứ 2 là phẫu thuật ghép xương và mô: Giúp tái tạo lại xương và mô lợi đã bị phá hủy. Xương tự thân hoặc xương tổng hợp ghép vào vị trí xương mất nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi xương. 

Bởi vậy, những trường hợp đã bị tụt lợi hoặc răng lung lay nhẹ và vừa thì cũng đừng quá lo lắng, bác sĩ vẫn có thể phẫu thuật để giữ lại răng cho bạn. 

Hình ảnh điều trị ghép xương vào vị trí thiếu hổng xương, nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi xương, ngăn chặn răng lung lay

Ngoài các cách làm trên, nha sĩ có thể chỉ định niềng răng với những bệnh nhân trẻ tuổi hướng răng đều trở lại, mài căn chỉnh khớp cắn tạo khớp cắn đồng đều – thăng bằng chống quá tải lực. Thậm chí bọc liên kết các răng nhằm chống lung lay răng, giữ lại răng gốc. 

Bệnh viêm quanh răng cần thiết phải điều trị lâu dài và hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng hiệu quả, niềng răng sớm chống lệch lạc… Và đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện những vấn đề răng miệng có thể gặp phải, từ đó tránh được tình trạng răng bị lung lay phải nhổ bỏ. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục