Bệnh viêm chân răng uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm chân răng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, 90% người mắc căn bệnh này là do quá trình vệ sinh răng miệng sai cách. Ở mức độ nhẹ bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Vậy viêm chân răng uống thuốc gì? Mời các bạn tham khảo thông tin bài viết dưới đây. 

Bệnh viêm chân răng là bệnh như thế nào?

Bệnh viêm chân răng

Trước khi tìm hiểu bệnh viêm chân răng uống thuốc gì chúng ta cùng điểm qua thông tin về căn bệnh này. 

Viêm chân răng là căn bệnh liên quan tới răng miệng khá nguy hiểm. Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, săn chắc, bao bọc phần chân răng. Khi bị bệnh, nướu dần chuyển màu và có thể xuất hiện tình trạng sưng đau. Điều này cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm chân răng trong đó có thể kể tới viêm nướu, sâu răng, viêm tủy… Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. 

Triệu chứng của bệnh:

– Triệu chứng ban đầu là nướu bị viêm, sưng phồng, không còn hồng hào mà chuyển sang màu đỏ thẫm.

– Chảy máu ở chân răng khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc thậm chí là tự phát. Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Đây là triệu chứng giai đoạn nhẹ của viêm chân răng, tuy nhiên khi gặp tình trạng này người bệnh thường chủ quan không điều trị sớm vì nghĩ rằng đây chỉ là bệnh viêm nướu thông thường. Thực chất thì đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu. 

Tình trạng viêm nướu kéo dài sẽ khiến vi khuẩn lan xuống, phá hủy tổ chức nha chu có chức năng nâng đỡ răng. Nướu dần Nướu dần bị tụt thấp, để lộ chân răng, răng tách rời khỏi nướu.

Chân răng không còn mô nâng đỡ sẽ trở nên lung lay. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác răng lỏng lẻo rất rõ ràng khi ăn nhai.

Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy bị nhức ở phần chân răng, biểu hiện này cho thấy vi khuẩn đang tấn công vào phần tủy răng bên trong.

Diễn tiến của bệnh viêm chân răng

Bệnh viêm chân răng diễn tiến theo mức độ nặng, ở mỗi giai đoạn khác nhau bệnh sẽ có triệu chứng cũng như mức độ ảnh hưởng khác nhau. 3 giai đoạn diễn tiến của bệnh viêm chân răng gồm: 

– Giai đoạn nhẹ: Lợi có biểu hiện sưng đỏ, tấy và thường xuyên chảy máu chân răng mỗi khi vệ sinh răng miệng. Lợi tổn thương nhưng vẫn bao bọc chân răng, chưa bị tổn thương về xương hay các mô khác quanh răng.

– Giai đoạn nặng: Lợi sưng đỏ nghiêm trọng, có biểu hiện tụt lợi, áp xe nướu răng. Dịch mủ xuất hiện gây ra mùi khó chịu trong nướu, quanh chân răng. Kèm theo đó là hiện tượng đau nhức, sưng vùng má.

– Giai đoạn nghiêm trọng: Khi viêm chân răng đã ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh thường có các biểu hiện lộ chân răng, răng xỉn màu, lung lay và có thể gãy rụng. Thậm chí, tình trạng viêm có thể lan sang nhiều răng khác trên cung hàm.

Vậy ở giai đoạn nhẹ viêm chân răng uống thuốc gì?

Với câu hỏi viêm chân răng uống thuốc gì thì các loại thuốc uống điều trị viêm chân răng ở mức độ nhẹ gồm: 

– Kháng sinh: Giúp việc hỗ trợ hệ miễn dịch chống nhiễm trùng, viêm nhiễm trong khoang miệng. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng gồm Metronidazole hoặc Amoxicillin… 

Lưu ý: Thuốc Amoxicillin không thích hợp với những người dị ứng với Penicillin. Đồng thời, người sử dụng Metronidazole thì không được uống rượu bia trong 48 giờ điều trị vì có thể phản ứng với nhau gây tác dụng phụ.

– Viêm chân răng uống thuốc gì? Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc thường được chỉ định như là Ibuprofen, Acid mefenamic, Axit meloxicam, Diclophenac,… giúp làm giảm viêm chân răng. Một số loại thuốc chứa Corticosteroid cũng có thể được sử dụng trong trường hợp viêm chân răng ở giai đoạn nặng.

– Thuốc bôi trực tiếp vào vùng lợi bị viêm để giảm sưng tấy, đau nhức chân răng như Metrogyl.

– Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được kê một số dung dịch để súc miệng như Chlorhexidine 0,25% hoặc dạng sợi như Tetracyline để nhét vào kẽ túi quanh răng.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc viêm chân răng uống thuốc gì? Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo, việc uống thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/benh-viem-chan-rang-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-can-nam-ro-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục