Bật mí cách hàn răng mà không hề đau nhức – nha khoa Thùy Anh

Hàn, trám răng là phương pháp điều trị các răng sâu, vỡ… không hề xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta. Đây là một kĩ thuật nha khoa tương đối đơn giản, dễ thực hiện, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau và nhiều trường hợp tổn thương răng miệng như: Răng bị sâu, bị thưa, sứt, mẻ, răng có màu sắc xấu, mất thẩm mỹ…Vậy làm thế nào để hàn răng không đau, quy trình hàn răng không đau như thế nào? 

Hàn răng là như thế nào? Có đau không? 

Về bản chất, kỹ thuật hàn răng chỉ là những can thiệp ở bên ngoài, không hề có bất cứ tác động sâu nào đối với mô răng. Khi trám, các nha sĩ sử dụng vật liệu nhân tạo chuyên dụng khôi phục lại hình dáng và chức năng, bởi vậy về cơ bản trám răng khá nhẹ nhàng, ít gây đau đớn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp như: 

+ Răng sâu lớn, sát tủy: Những răng này rất nhạy cảm nên khi thực hiện việc nạo vét các mô sâu có thể gây ra một số đau nhức, khó chịu nhất định.

+ Bệnh nhân có hàm răng nhạy cảm thì khi hàn, dễ bị ê buốt, đau nhức. 

+Trước khi hàn răng không xử lý các bệnh như: viêm tủy, chết tủy thì khi bịt chất hàn lại vi khuẩn trong ống tủy chân răng tiếp tục sinh sôi nảy nở tạo ra dịch viêm làm tăng áp lực bên trong dẫn đến đau nhức.

+ Do nha sĩ không lấy sạch mô răng bị sâu bệnh, vi khuẩn gây sâu răng sẽ tiếp tục phát triển bên dưới mối hàn dẫn tới sâu tái phát ăn vào tủy, gây viêm tuỷ trường hợp này sẽ rất đau, cơn đau lan lên đầu, giật ra Thái dương. 

+ Nếu việc trám răng thực hiện tại cơ sở nha khoa không uy tín, sử dụng chất hàn không rõ nguồn gốc hay bác sĩ chưa có kinh nghiệm thì có thể dẫn đến tình trạng mối hàn bị lệch, bị hở, kênh cộm và đau, buốt khó chịu.

Vậy làm thế nào để hàn răng không đau?

– Giải pháp để hàn răng không đau hiệu quả nhất là hàn khi chỉ vừa chớm sâu. Lúc này lượng mô răng bị sâu hỏng rất ít và nằm ở nông bên trên. Do đó bạn gần như sẽ không có khó chịu gì trong quá trình thao tác. Tuy nhiên răng vừa chớm sâu chúng ta lại thường không để ý, trì hoãn và khó phát hiện. Bệnh nhân thường đến gặp nha sĩ khi lỗ sâu đã lớn, lúc này việc làm sạch phần mô răng hỏng trước khi hàn có thể khiến bạn đau nhức, ê buốt. Vì vậy việc khám răng định kỳ, phát hiện sớm sâu răng là rất cần thiết.

– Một giải pháp giúp hàn những răng đã sâu lớn mà không gây đau nhức đó là sử dụng thuốc tê. Nhiều bạn thắc mắc vì sao hàn răng lại cần phải gây tê và thuốc tê có gây ảnh hưởng xấu gì khi răng hàn không? Nha sĩ tại nha khoa Thùy Anh khẳng định điều này hoàn toàn bình thường, bởi thuốc tê sẽ ngăn chặn tạm thời các dẫn truyền cảm giác đau, buốt, thuận tiện cho quá trình làm sạch mô răng nhiễm bệnh và bạn cũng thoải mái khi nằm trên ghế răng mà không hề đau nhức gì. Thuốc tê chỉ hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn tầm 30 phút – 1 tiếng. Sau đó chiếc răng sẽ trở lại bình thường mà không có bất cứ biến chứng hay tổn thương nào. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng thuốc tê nha khoa để hàn răng, hay đặt chỉ co lợi.

– Đối với những răng đã sâu vào tủy, tủy bị viêm hay hoại tử mưng mủ thì cách xử lý cũng sẽ khác. Cụ thể là cần phải điều trị, xử lý tủy viêm sau đó hàn kín hệ thống ống tủy chân răng trước khi hàn tái tạo phần mô răng bị sâu bên trên, vậy mới đảm bảo hàn xong răng không đau thực hiện chức năng suốt đời.

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, việc hàn trám răng sẽ được thực hiện theo một quy trình chuẩn, vô trùng, sử dụng chất hàn đảm bảo chất lượng, không chỉ giúp cho mối hàn đạt hiệu quả và thẩm mỹ cao nhất, mà còn tránh những sai sót, rủi ro, đau nhức cho khách hàng sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Quy trình hàn răng chuẩn không đau tại nha khoa Thùy Anh

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra, đánh giá răng bị sâu, lựa chọn vật liệu hàn thích hợp. Chụp X-quang là bắt buộc. 

– Bước 2: Gây tê tại chỗ răng cần hàn.

– Bước 3: Loại bỏ hoàn toàn mô răng sâu bệnh bằng mũi khoan, mũi siêu âm và dụng cụ chuyên dụng.

– Bước 4: Sát khuẩn và đặt chất hàn tái tạo lại chiếc răng.

– Bước 5: Mài chỉnh khớp cắn – đánh bóng mối hàn.

Một số lưu ý sau khi hàn răng để tránh đau nhức

– Chất hàn cần thời gian để đông cứng và kết dính hoàn toàn do đó bạn phải tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ như không ăn nhai trong vòng 2h đầu sau hàn. Không ăn các đồ dai, cứng trong một vài ngày tránh làm bong, vỡ mối hàn. 

– Với những răng sâu lớn, sau khi hàn răng thường nhạy cảm hơn bình thường và dễ bị ê buốt trong vài ngày, bạn cần hạn chế đồ ăn, thức uống quá nóng hay quá lạnh. Nếu tình trạng ê buốt kéo dài hay thậm chí đau nhức, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ đánh giá lại tình trạng chiếc răng của mình và có giải pháp xử lý kịp thời. 

– Chăm sóc răng miệng đúng cách sau hàn răng: Cần chải răng bằng bàn chải lông mềm, tránh những đồ ăn quá cứng, cần lực cắn/nhai mạnh để vết hàn không bị mẻ, hỏng.

Hàn răng là một giải pháp điều trị nha khoa ít xâm lấn, chi phí thấp nhưng hiệu quả bảo vệ răng rất cao. Hiện nay với sự phát triển về công nghệ, vật liệu và kỹ thuật hàn răng ngày càng được nâng cao, do đó đau nhức khi hàn răng đã hoàn toàn được kiểm soát và không còn đáng sợ. Nếu bạn đang có những chiếc răng bị sâu hỏng hãy chọn ngay cho mình một nha khoa uy tín để hàn lại chiếc răng của mình tránh sâu vỡ lớn gây hỏng răng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nen-dan-rang-su-hay-boc-rang-su/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục