Lợi ích của việc giữ tủy răng cho trẻ

Điều trị tủy là một trong những phương pháp cổ điển được chỉ định để giữ lại răng sữa, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, trong đó đặc biệt là sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này. 

Hiện nay điều trị bảo tồn tủy răng ra đời coi là cuộc cách mạng nha khoa trong chuyên ngành răng trẻ em, nhưng nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự biết rõ về loại điều trị mới này. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Ngọc Linh sẽ thông tin tới quý phụ huynh về những lợi ích của việc giữ tủy răng trẻ cũng như những phương pháp bảo tồn tủy răng trẻ em hiện nay.

Bố mẹ đưa Bé An năm nay 5 tuổi tới 1 nha khoa khám vì dắt thức ăn hàm dưới bên trái, gây khó chịu cho bé khi ăn. Bác sĩ khám và đưa ra kế hoạch cho bố mẹ lựa chọn: 

    • 1 là bảo tồn tủy răng bằng cách lấy tủy buồng, nếu không thành công thì mới điều trị tủy toàn bộ. 
    • 2 là lấy tủy toàn bộ ngay từ đầu. 

Bố mẹ không được bác sĩ giải thích rõ về kế hoạch điều trị nên không đồng ý điều trị cho con mình và mang nỗi băn khoăn tới nha khoa Thùy Anh: “Điều trị tủy buồng là gì? Sao phải đưa ra 2 lựa chọn như thế vậy? Sao không lấy hết tủy luôn đi cho nhanh? Để giải đáp thắc mắc cho bố mẹ bé An thì đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây. 

Lợi ích việc giữ răng cho trẻ là gì?

Hiện nay, xu hướng đã chuyển từ nhổ răng sang điều trị bảo tồn và can thiệp dự phòng. Việc bảo vệ những chiếc răng sữa là cần thiết. Sự khỏe mạnh của hàm răng sữa ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, trong đó đặc biệt là sự phát triển hàm răng vĩnh viễn.

Những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện khi trẻ ở tháng thứ 6 – 7, hàm răng sữa tồn tại trong miệng trẻ cho đến năm 5 – 6 tuổi và bắt đầu thay thế dần bởi hàm răng vĩnh viễn. Giai đoạn răng sữa bắt đầu rụng và răng vĩnh viễn mọc lên gọi là giai đoạn răng hỗn hợp. Đến 11 – 12 tuổi, răng sữa được thay thế hoàn toàn bởi răng vĩnh viễn. 

Tuy chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng răng sữa có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ cho phép nhai để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng, một khớp cắn ổn định, thẩm mỹ khuôn mặt trẻ mà còn ảnh hưởng đến phát triển khả năng nói. Khi mất răng sữa sớm có thể gây nên những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tâm lý và tình cảm trẻ em, thanh thiếu niên. Mất răng có thể được coi là sớm khi răng sữa nhổ trước thời điểm sinh lý. 

Ta có một ví dụ: Răng cửa giữa sữa của trẻ mọc lên từ tháng thứ 6 - 7 nhưng phải đến 7 tuổi, răng đó mới thay thế. Việc mất răng cửa sớm có thể gây khó khăn cho việc phát âm, đặc biệt một số âm như “ph, v, s”. Ngoài ra việc mất răng cửa làm trẻ mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ.

Đây là hình ảnh minh hoạ về quá trình thay răng sữa tự nhiên. Dưới áp lực của răng vĩnh viễn bên dưới, răng sữa bắt đầu tiêu chân răng sinh lý, rồi lung lay và rụng. Răng vĩnh viễn mọc lên thay thế vị trí cho răng sữa. Vậy nên hàm răng sữa giúp giữ khoảng cho hàm răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên.

Ngoài ra, cung răng sữa có thể kích thích sự phát triển xương hàm nhờ vào cử động nhai, nhất là sự phát triển chiều cao cung răng.

Vì những vai trò quan trọng như trên, việc bảo tồn răng sữa là việc làm thực sự cần thiết và quan trọng. Mặt khác, bởi nhiều lý do khác nhau (thiếu giáo dục nha khoa phù hợp, thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc nha khoa, “triệu chứng thầm lặng”, v.v.), việc điều trị răng trẻ em thường được bắt đầu khi mức độ tiến triển đã đạt đến giai đoạn sâu, có lỗ sâu, thường liên quan đến tủy. Tuy nhiên, việc điều trị tủy cho một em bé không bao giờ là đơn giản. Đây là một thủ thuật khá khó khăn và đầy thử thách, bởi vì các em bé thường ít hợp tác, há miệng hạn chế, nguy cơ tổn thương mầm răng vĩnh viễn, và nhiều điểm khác biệt về giải phẫu giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Một điều trị bảo tồn tủy răng tức là từ nhẹ đến nặng sẽ tốt hơn cho trẻ. 

Tổng quan về tủy răng sữa

Hình minh họa này cho thấy mặt cắt ngang của một mô răng và tủy răng khỏe mạnh (mô thần kinh) không bị sâu răng. Giống với răng vĩnh viễn, răng sữa cũng có 3 lớp chính: men, nga, tủy.

Tủy răng sữa có mô học như răng vĩnh viễn. Tủy răng như “trái tim” của răng, rất giàu mạch máu và thần kinh, một số chức năng quan trọng có thể kể đến:

    • Chức năng cảm giác 
    • Sự hình thành ngà răng: Tủy răng chịu trách nhiệm hình thành ngà răng. Để đối phó với chấn thương, tủy hình thành một lớp ngà thứ cấp, còn được gọi là ngà răng phản ứng.
    • Nuôi dưỡng: Tủy chứa các mạch máu giúp lưu thông, nuôi dưỡng cho răng.

Một răng được gọi là “răng chết” khi tủy răng bị viêm nhiễm, không còn cảm nhận được cảm giác ăn nhai, mùi vị thức ăn, nhiệt độ…

Lợi ích của việc giữ tủy răng sữa

Duy trì sức sống và chức năng tủy ở các răng sữa bị tổn thương do chấn thương hoặc sâu răng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của điều trị bảo tồn tủy. Phương pháp này giúp kích thích tủy tiếp tục phát triển là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu cũng như nhà lâm sàng vì lợi ích đáng kể mà nó mang lại. 

Việc bảo tồn tủy sống có những ưu điểm hơn so với việc không bảo tồn tủy (có nghĩa là lấy bỏ toàn bộ tủy răng – gọi tên khác là lấy tủy toàn bộ):

 

    • Lợi ích thứ nhất là bảo tồn tính toàn vẹn của răng: Những răng đã điều trị tủy thường được gọi là “răng chết”, nó rất giòn và dễ vỡ do không có tủy nuôi dưỡng. Việc bảo tồn tủy giúp răng vẫn được nuôi sống.
    • Việc lấy tủy toàn bộ nguy cơ đẩy chất hàn xuống vùng chóp – nơi mầm răng vĩnh viễn trú ngụ, khi đó có thể cản trở sự tăng trưởng và phát triển của răng vĩnh viễn bên dưới.

Các phương pháp điều trị bảo tồn tủy răng sữa

Nha sĩ có thể lựa chọn 3 cách bảo tồn bao gồm: 

    • Chụp tủy gián tiếp
    • Chụp tủy trực tiếp
    • Lấy tủy buồng

Hình minh họa cho thấy mặt cắt ngang của một mô răng và tủy răng khỏe mạnh (mô thần kinh) không bị sâu răng

Sâu răng đang tiến triển vượt ra ngoài bề mặt men răng là lớp bảo vệ của răng.
Khi này, việc điều trị trở nên dễ dàng, chỉ cần làm sạch lỗ sâu và trám lại bằng vật liệu hàn, chuyện điều trị bảo tồn tủy chưa đặt ra.

Sâu răng bắt đầu tiến về phía tủy, tủy sẽ cố gắng tự bảo vệ mình bằng cách bổ sung thêm ngà răng để tách chính nó ra khỏi tình trạng sâu răng. Điều này được goi là “ngà răng phản ứng”.
Khi này, các phương pháp bảo tồn tủy có thể được áp dụng:

    • Chụp tủy gián tiếp: chỉ định cho những răng tổn thương sâu răng gần tủy nhưng không lộ tủy (có nghĩa là đáy lỗ sâu cách tủy 1 phần ngà).
    • Chụp tủy trực tiếp: chỉ định cho tủy răng khỏe mạnh bị lộ ra một cách cơ học/ vô tình trong quá trình điều trị hoặc chấn thương.
    • Lấy tủy buồng: chỉ định răng lộ tủy và không có bệnh lý tủy, nghĩ là tủy lộ nhưng vẫn sạch phía tủy chân.

Khi sâu răng xâm nhập sâu hơn làm mô tủy nhiễm trùng. Nhiễm trùng này có thể làm hỏng răng vĩnh viễn nếu không điều trị. Khi này thì áp dụng liệu pháp điều trị tủy toàn bộ để lấy sạch hoàn toàn tổ chức viêm nhiễm. Tiến triển mức này thì điều trị bảo tồn tủy không còn đặt ra nữa.

Hiện nay, chụp tủy trực tiếp được coi như là một điều trị ngoại lệ, hiếm khi chỉ định cho các tổn thương sâu răng sữa; tỉ lệ thành công phương pháp này không đặc biệt cao đối với răng sữa (khoảng 61% theo Manabadi năm 2010). Khi đó, lấy tủy buồng là phương pháp thay thế cho chụp tủy trực tiếp và được sử dụng rộng rãi để điều trị tủy hở ở răng sữa không triệu chứng, với tỉ lệ thành công cao (Theo Fallahi Nejad và cộng sự năm 2013: Tỷ lệ thành công của lấy tủy buồng có sử dụng vật liệu sinh học MTA là 95%). Và lấy tủy buồng cũng chính là điểm mới có thể khiến nhiều phụ huynh hiện nay bối rối trong việc quyết định phương thức điều trị nha khoa cho bé. 

Nếu sâu răng còn bé chưa ảnh hưởng đến tủy thì hàn trám là đủ, tuy nhiên nếu sâu răng tiến triển gần tủy hoặc vào tủy nhưng tủy chưa nhiễm khuẩn thì biện pháp bảo tồn tủy có thể được lựa chọn.

Trước đây không có lựa chọn nào cả, nha sĩ ngay lập tức chỉ định lấy tủy là xong. Hiện nay bằng việc chỉ khoét tủy phần trên giữ lại phần dưới, nghe thì đơn giản nhưng là một cuộc cách mạng trong điều trị nha khoa trẻ em. 

Cùng Nha khoa Thùy Anh giải đáp thắc mắc của bố mẹ bé An về điều trị tủy buồng:

Mô tủy chia thành 2 phần: Tủy buồng và tủy chân.

Việc nhiễm khuẩn gây nên đáp ứng viêm trong mô tủy, quá trình viêm tiến triển từ thân răng xuống cuống răng theo thời gian. Việc lấy tủy buồng giúp bảo tồn phần tủy còn lại khi mà chỉ phần tủy ở phía trên bị nhiễm khuẩn, do đó duy trì tính sống của tủy ở phần dưới.

Lấy tủy buồng là lấy bỏ toàn bộ phần tủy buồng, sau đó đặt lên tủy chân ống tủy còn lại một vật liệu sinh học nhằm mục đích:

    • Tạo điều kiện thuận lợi cho sự lành thương, bảo tồn tính sống của tủy răng còn lại.
    • Cố định mô tủy bên dưới và chống lại sự lan tràn của viêm vào tủy chân răng còn lại.

Duy trì sức sống mô tủy càng lâu càng tốt. Khi các dấu hiệu của việc thất bại trong điều trị tủy buồng như đau tăng sau điều trị, đau khi ăn nhai, có lỗ dò mặt ngoài, lung lay răng… thì khi đó việc điều trị tủy toàn bộ được thực hiện. 

Điều trị tủy buồng hoàn thành chỉ trong 1 buổi hẹn, cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian cho phụ huynh khi đưa con mình tới khám.

Ca bệnh lý tủy ở răng sữa báo cáo vào năm 2020 bởi Meenakshi S. Khmer và các cộng sự: “Một em bé 5 tuổi được bố mẹ đưa đến phòng khám vì đau răng hàm dưới bên trái. Em bé đau răng được 1 tuần, đã tới nha khoa khác để điều trị nhưng chưa kết thúc.”

(a): Khám lâm sàng cho thấy sự phục hồi tạm thời ở răng sữa 75.

(b): Chụp X quang cho thấy tổn thương sâu răng sát sừng tủy phía xa mà không thấy được lớp ngà ngăn cách tổn thương sâu răng và tủy. Không thấy sự vôi hóa tủy, ngoại tiêu hay nội tiêu.

(c): Tổn thương sâu răng sâu được bộc lộ sau khi loại bỏ chất hàn tạm thời.

(d): Loại bỏ hoàn toàn mô sâu răng, sau đó loại bỏ toàn bộ phần trần tủy bằng cách sử dụng mũi khoan vô trùng mới.

(e): Cắt bỏ tủy răng thực hiện bằng mũi khoan tốc độ chậm vô trùng.

(f): Kiểm soát chảy máu bằng cách sử dụng các viên bông gòn thấm nước muối sinh lí và ép với áp lực nhẹ.

(g): Đạt được cầm máu ở tất cả các lỗ ống tủy.

(h): Lau buồng tủy bằng 1 viên bông chứa Natri hypoclorit 1%.

(i): Đạt MTA- 1 vật liệu sinh học lên trên miệng ống tủy và sàn tủy.

(j): Vật liệu hàn cứng GIC được đặt trên MTA.

(k): Chụp thép tiền chế sử dụng phục hồi lại hình thể răng.

(l): Hình ảnh Xquang ngay sau khi điều trị.

(m): Lành thương sau 1 tuần đặt chụp thép.

(n), (o): Lâm sàng và Xquang sau 4 năm cho thấy khả năng lành thương tốt, mô quanh chóp khỏe mạnh và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn mọc bình thường.

Như vậy, để giữ được tủy răng còn sống thì không bao giờ là đơn giản. Nó đòi hỏi một bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực răng trẻ em, vật liệu chuyên biệt và đặc biệt là sự hợp tác của trẻ và gia đình.

Điều trị tủy nói riêng và điều trị về các vấn đề răng miệng cho trẻ nhỏ nói chung luôn là 1 thử thách đối với các bác sĩ lâm sàng. Việc thành công của 1 ca điều trị phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của trẻ. Vậy nên, hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và luôn quan tâm, theo dõi để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng cho trẻ.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background