Hướng dẫn tư thế đúng của lưỡi khi tập Mewing – nha khoa Thùy Anh

Nếu bạn chỉ mới tiếp cận với Mewing hoặc những trường phái liên quan đến tư thế đúng của lưỡi, tôi chắc rằng bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi sau: Thế nào là tư thế đúng của lưỡi? Vấn đề bạn đang thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Thế nào là tư thế lưỡi đúng?

Tư thế lưỡi đúng là vị trí đặt lưỡi thích hợp ngay cả khi bạn đang thư giãn, việc đó phải nằm trong tiềm thức chứ ko phải chỉ đạt được khi bạn chú ý đến nó. Nghiên cứu thấy rằng, có tới 85-90% chúng ta đặt lưỡi của mình ở sàn miệng, và đây là tư thế lưỡi không hề đúng.

Vị trí đặt lưỡi lý tưởng của bạn kể cả khi đang thư giãn phải là áp sát vào vòm miệng, hay còn gọi là khẩu cái cứng

Mewing là một kỹ thuật DIY, trong đó bạn cần phải duy trì tư thế đặt lưỡi ở vị trí đúng. Một tư thế lưỡi đúng là bạn đặt toàn bộ lưỡi của mình áp sát lên vòm miệng, từ đầu lưỡi, lưng lưỡi cho tới tận gốc lưỡi.

Các bước thực hiện tư thế lưỡi đúng 

– Đặt đầu lưỡi ngay phía sau răng cửa hàm trên, áp vào khẩu cái cứng

– Đẩy toàn bộ lưỡi áp sát vào vòm miệng, từ trước ra sau. Đảm bảo môi khép kín.

– Các răng hàm ở hàm trên và dưới chạm nhau một cách nhẹ nhàng

Khi tập Mewing, hãy luôn nhớ không tạo thêm áp lực nào lên toàn bộ răng hai hàm, bởi nếu không sẽ có nguy cơ gây nên tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, bạn cần chú ý hít thở bằng mũi, tránh thở miệng. Thời gian đầu mới tập, có thể bạn sẽ thấy khó khăn, nhưng theo thời gian, bạn sẽ quen dần.

Tư thế lưỡi không đúng là như thế nào?

Khi bạn đặt lưỡi ngay phía sau nhóm răng cửa hàm dưới thì tức là bạn đã đặt sai. Tư thế lưỡi sai sẽ tạo áp lực lên nhóm răng cửa dưới khiến răng cửa bị thưa, tật nghiến răng hoặc có thể gây sâu răng nữa.

Việc đặt sai tư thế lưỡi còn gây đau nhóm cơ cổ và khớp thái dương hàm. Hậu quả lớn nhất của việc đặt sai tư thế lưỡi là nó gây ảnh hưởng sai lệch đến sự phát triển xương sọ mặt, dẫn đến sai lệch về tổng thể cấu trúc khuôn mặt bạn.

Hãy cố gắng áp sát lưỡi của bạn vào vòm miệng, sau đó thư giãn cằm, cổ và đầu của mình. Đừng để sức mạnh của chiếc lưỡi dù nhỏ bé gây tác hại cho bạn. 

Thực tế, nhiều người cho rằng tư thế lưỡi không quan trọng đối với sức khỏe toàn thân và tinh thần. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều lợi ích đạt được liên quan tới việc tập Mewing đúng cách, ví dụ như: răng mọc thẳng hàng hơn, cung hàm rộng hơn, giảm tắc nghẽn mũi ở trẻ em, đặc biệt là những trường hợp có tật ngưng thở khi ngủ.

Dấu hiệu cũng như hệ quả của việc đặt sai tư thế lưỡi

Như đã trình bày ở trên, lưỡi của chúng ra có thể tạo ra những áp lực không chỉ lên răng mà còn lên toàn bộ cấu trúc miệng, đầu mặt cũng toàn bộ cơ thể. Triệu chứng của việc đặt sai tư thế lưỡi: 

– Răng chen chúc

Việc không duy trì thư thế lưỡi đúng có thể gây hẹp hàm. Khi đó các răng trên cung hàm sẽ không đủ khoảng mọc dẫn tới tình trạng chen chúc, khấp khểnh răng.

– Răng cửa bị thưa

Khe thưa vùng răng cửa có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Ở trẻ em, các khe thưa này có thể tồn tại ở bộ răng sữa và mất dần khi trẻ thay răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu không được chú ý, đặc biệt khi tư thế lưỡi của trẻ đặt sai và duy trì cái sai này đến tuổi trưởng thành thì những khe thưa vẫn sẽ tồn tại kể cả khi trẻ đã có hàm răng trưởng thành.

Tư thế lưỡi sai khiến răng cửa bị thưa

HOT: ƯU ĐÃI TỚI 15 TR. Đ PHÍ NIỀNG RĂNG 

+ GIẢM trực tiếp tới 5 triệu đồng phí niềng răng  

+ HOÀN 100% phí thăm khám trị giá 500k 

+ TẶNG hàm duy trì sau niềng trị giá 1 tr.đ 

+ TẶNG gói căn chỉnh khớp cắn bằng công nghệ Tscan trị giá 5 tr. đ

+ TẶNG gói lấy dấu hàm và biết trước kết quả niềng răng bằng công nghệ scan itero 5D trị giá 3 tr.đ

+ MIỄN PHÍ chụp phim X  – quang, nhổ răng chỉnh nha 

– Sai khớp cắn

Bao gồm cắn sâu, cắn hở, cắn chéo.

– Nghiến răng

Những người lo lắng, căng thẳng tâm lý thường bị nghiến răng dẫn tới các vấn đề như mòn răng, đau đầu, đau khớp thái dương hàm và gây tác dụng trái ngược với hiệu quả của Mewing.

– Sâu răng

Đặt lưỡi sai tư thế góp phần gây sâu răng. Sâu răng là tình trạng tổ chức cứng bị hư hại nhiều dẫn đến hình thành lỗ sâu. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới bệnh lý về tuỷ răng, cuống răng, nặng hơn lâu ngày có thể khiến răng lung lay và phải nhổ bỏ

Đặt lưỡi sai tư thế có thể gây sâu răng

–  Cằm lẹm/ lùi cằm

Việc đặt sai tư thế lưỡi cũng có thể tác động đáng kể đến cằm của bạn. Tình trạng cằm lẹm có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, tuy nhiên khi bạn đặt sai tư thế lưỡi cũng sẽ góp phần làm nặng hơn vấn đề.

–  Hình dáng/cấu trúc khuôn mặt thiếu hài hòa

– Đau vai gáy

Cấu trúc đầu mặt có sự ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể theo nhiều cách. Một tư thế cơ thể hay đầu/cổ không tốt là một dấu hiệu ngầm của việc sai lệch về tư thế đầu cổ. Điều đó sẽ giải thích cho bạn nguyên nhân những cơn đau vai gáy mà lâu nay bạn không hiểu vì sao.

–  Đau đầu

Tư thế đặt lưỡi sai có thể là nguyên nhân gây đau đầu, nặng đầu trong nhiều giờ. 

Tư thế không đúng của đầu

Việc đưa đầu ra phía trước và nâng cằm lên là một tư thế xấu, gây nhiều ảnh hưởng. Một tư thế đầu lý tưởng là bạn hơi ngả đầu ra sau một cách thư giãn trong khi cằm hơi chếch nhẹ xuống.

– Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm có vai trò như một bản lề trượt kết nối xương hàm với hộp sọ, đây là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể, chịu trách nhiệm đưa hàm dưới ra trước, lui sau và sang hai bên. Bất cứ vấn đề nào khiến hệ thống cơ bắp, đĩa đệm, dây chằng và cấu trúc xương hoạt động sai lệch đều được gọi chung là TMJ. Tình trạng này khiến cho bạn có cảm giác như hàm của bạn đang nhô lên, có tiếng lục cục khi nhai hoặc thậm chí cảm thấy hàm đau hoặc cảm giác “bị kẹt” trong giây lát.

– Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ

Tư thế lưỡi không đúng sẽ làm rối loạn đường thở, thu hẹp các xoang dẫn đến khó thở bằng mũi, dẫn đến tình trạng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ

– Nuốt không đúng cách

Việc đưa lưỡi áp sát vòm miệng khi nuốt không chỉ là một bài tập tư thế lưỡi đúng mà còn là việc bạn thực hiện phương pháp nuốt đúng.

Lợi ích của việc đặt tư thế lưỡi đúng

Lợi ích rõ ràng của việc tập Mewing là tránh được hầu hết tất cả các triệu chứng mà chúng ta đã liệt kê ở trên. Ngoài ra, tập tư thế lưỡi đúng còn đưa lại một số lợi ích như:

+ Cải thiện toàn bộ tư thế cơ thể: Duy trì tư thế lưỡi đúng sẽ tránh được những cơn đau hàm, đau cổ không đáng có. Từ đó có một khớp cắn khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái.

+ Cải thiện cấu trúc khuôn mặt: Với tư thế lưỡi đúng sẽ giúp bạn có thể thấy mình có được một xương gò má cao hơn, một đường hàm jawline rõ hơn bằng cách giải phóng những áp lực có hại tác động lên xương hàm dưới vì khi đó lưỡi của bạn áp sát lên vòm miệng.

Tư thế lưỡi đúng khi tập theo kỹ thuật Mewing giúp cằm của bạn trông cao hơn, đường hàm của bạn lộ rõ hơn trông thấy.

+ Thở bằng mũi: Trong Mewing, bạn luôn phải giữ môi của mình khép lại, điều này sẽ thúc đẩy quá trình thở bằng mũi. Do đó kỹ thuật này đặc biệt mang lại hiệu quả cho người có chứng thở miệng.

+ Ngủ ngon hơn: Mewing giúp mọi người có tinh thần sảng khoái, giấc ngủ ngon hơn, tránh ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.

Những bài tập tư thế lưỡi đúng

Khi bạn tập Mewing, bạn luôn phải giữ lưỡi của mình áp sát lên vòm miệng trong suốt thời gian. Dưới đây là một số bài tập có thể sẽ giúp được bạn:

–  Nâng đầu lưỡi của bạn lên theo đường giữa và đặt ngay sau răng cửa hàm trên của bạn. Sau đó từ từ nâng toàn bộ lưng lưỡi và góc lưỡi áp sát vòm miệng

– Cố gắng giữ tư thế lưỡi như vậy ít nhất một phút. Giữ môi luôn khép lại và hít thở bằng mũi

Nếu bạn bối rối không biết lưỡi nên đẩy cao bao nhiêu thì bạn có thể tập bài tập cụ thể sau:

– Hãy cười thật tươi, để lộ toàn bộ những răng ở hàm trên

– Nâng cao cặp lông mày của bạn lên, sau đó cố gắng nuốt trong khi giữ khuôn mặt ở trạng thái đó

Tập như vậy bạn sẽ nhận thấy rằng toàn bộ lưỡi của bạn áp sát lên vòm miệng. Thực hành thường xuyên bạn sẽ sớm thành thạo với bài tập mewing.

Việc thay đổi cấu trúc khuôn mặt theo hướng tích cực thường đáp ứng tốt hơn ở tuổi thiếu niên hoặc trẻ nhỏ di hệ thống xương sọ mặt đang phát triển. Tuy nhiên, kể cả khi bạn là người trưởng thành và đang thực hành Mewing, nó vẫn mang lại những lợi ích đáng kể, không có gì là quá muộn cả. Chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/thong-tin-ve-phuong-phap-nieng-rang-mom/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

75 thoughts on “Hướng dẫn tư thế đúng của lưỡi khi tập Mewing – nha khoa Thùy Anh

        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Chào em, ban đầu khi tập mewing em có thể cảm thấy bị mỏi do mình mới bắt đầu tập và do vị trí lưỡi bị sai lâu năm. Tuy nhiên nếu như em thấy có hiện tượng ê nhức răng nữa thì cũng có thể là do em đang tập mewing sai cách em ạ. Mình có thể dừng tập và theo dõi thêm các biểu hiện, hoặc em có thể tới phòng khám nha khoa uy tín gần với nơi em ở để có thể được kiểm tra cụ thể và có những phương án xử lý em nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, tập mewing cũng giống như việc mình tập luyện thể dục vậy. Khi nào mỏi, em có nghỉ một chút, sau đó thì có thể tập tiếp em nhé.

      • Đănggg says:

        bác sĩ ơi em có thẻ đưa toàn vộ lưỡi lên trên vòm miệng và k chạm vào răng nhưng chỉ cần đặt lưỡi đúng cách có cần đẩy lưỡi mạnh lên nữa không ạ ! Em cảm ơn

        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Chào em, nếu như mình đã đặt lưỡi đúng thì khi tập mewing mình cũng vẫn sẽ cần phải sử dụng lực để đẩy lưỡi lên vòm họng em ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, em có thể tập bất cứ khi nào em rảnh. Việc tập Mewing cũng giống như việc em tập luyện thể dục, mình sẽ cần kiên trì, tập đều đặn và vừa sức em nhé.Nếu như mỏi em có thể dừng lại nghỉ 1 chút rồi tập tiếp

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, khi tập mewing thì bạn chú ý là cần phải đặt toàn bộ phần lưỡi bao gồm đầu lưỡi, thân lưỡi áp sát lên vòm khẩu cái bạn nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào Trang, tập mewing đúng cách là mình cần phải đặt toàn bộ phần lưỡi (bao gồm cả đầu lưỡi, thân lưỡi và cuống lưỡi) lên vòm khẩu cái, dễ hình dung hơn thì nó giống hệt như bạn đang phát âm chữ “N” (“N” trong phát âm tiếng Anh), vị trí kết thúc âm “N” chính là vị trí của đầu lưỡi.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, hô do thói quen đẩy lưỡi khiến răng đưa ra thì có thể tập để cải thiện, tuy nhiên nếu hô do yếu tố di truyền hoặc hô hàm thì tập mewing sẽ không có hiệu quả, mà em cần niềng răng mới có thể khắc phục được tình trạng hô em ạ.

  1. phuc says:

    cho mình hỏi là đang niềng răng do răng bị hô hàm trên và cắn sâu thì có mewing được không và nếu niềng răng xong thì việc đặt lưỡi sai vị trí có làm răng bị chạy lại không? cảm ơn

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, mewing là bài tập cơ chức năng giúp lưỡi của bạn đặt đúng vị trí. Tại phòng khám, bác sĩ chỉnh nha bên mình vẫn hướng dẫn bệnh nhân tập mewing để loại bỏ thói quen xấu như đẩy lưỡi, thở miệng… giúp hỗ trợ cho quá trình niềng răng, giúp quá trình niềng răng được thuận lợi hơn ạ. Do vậy nếu như bạn đang niềng răng và lưỡi của bạn đang đặt sai vị trí, thì mình vẫn có thể luyện tập mewing bạn nhé

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lệch mặt em ạ: mặt lệch do bẩm sinh, do thói quen sinh hoạt, do ảnh hưởng của khớp cắn,…. Tuỳ vào mỗi nguyên nhân mà sẽ có những cách cải thiện khác nhau. Mewing là bài tập cơ chức năng liên quan tới vị trí đặt lưỡi giúp phần xương và cơ mặt được định hình rõ nét hơn. Khi bị lệch mặt, em cũng có thể tiến hành tập mewing, tuy nhiên hiện nay mewing chưa có bằng chứng khoa học chứng minh về tính hiệu quả nên chưa thể kết luận được việc luyện tập mewing có giúp em khắc phục được hết hoàn toàn tình trạng lệch mặt không.
      Em có thể tham khảo thêm về niềng răng bởi khi niềng răng, khớp cắn của em sẽ được đưa về đúng vị trí trên cung hàm, niềng răng cũng sẽ giúp khắc phục được tình trạng lệch mặt, đem lại cho em một nụ cười, gương mặt cân đối hơn.
      Để được tư vấn cụ thể hơn, em có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline nhé: 0869800308 – 0965800318

      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào em, khi tập mewing em sẽ càn khép hờ 2 hàm răng lại với nhau. Em lưu ý là mình khép hờ thôi em nhé và không được nghiến răng hay cắn chặt hai hàm răng lại

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, mình sẽ cần phải dùng lực để đẩy toàn bộ lưỡi, bao gồm cả phần cuống lưỡi em ạ, như vậy mới là cách tập mewing đúng.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, người đang niềng răng thì vẫn có thể tập mewing được bạn ạ. Tại phòng khám Nha Khoa Thuỳ Anh, các bác sĩ chỉnh nha vẫn kết hợp, hướng dẫn cho bệnh nhân tập mewing để loại bỏ một số thói quen xấu như đẩy lưỡi, hít thở bằng miệng…. giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị cho bạn để được hướng dấn cụ thể, chi tiết hơn ạ

      • Trần diệu linh says:

        Em chào bác sĩ, cho em hỏi là răng em bị hô khớp cắn hở, em đang niềng răng cằm hơi dài và mặt hơi lệch về một bên thì liệu có thể tập mewing được không ạ? Em sợ tập mewing rồi mặt sẽ dài thêm ra. Với răng em như vậy có cải thiện được phần nào k ạ?

        • Nha Khoa Thùy Anh says:

          Bài tập này là 1 bài tập về cơ chức năng giúp em cải thiện hóp má hóp thái dương trong khi niềng răng, nó không khiến khuôn mặt của em thay đổi quá nhiều như dài ra nếu em tập đúng. Răng của em thì niềng răng sẽ giúp em điều chỉnh còn bài tập này không giúp cải thiện răng em ạ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, mewing được biết đến là một bài tập cơ chức năng liên quan tới vị trí đặt lưỡi đúng. Theo đó, tập mewing sẽ có sự thay đổi về gương mặt như giúp các đường nét rõ ràng, sắc nét hơn, mũi cao hơn… Hiện nay Mewing chưa được chứng minh đủ bởi các bằng chứng khoa học tiêu chuẩn vì vậy mà để kết luận phương pháp này có giúp thay đổi gương mặt, mũi của em cao lên hơn không thì chưa có đủ dữ liệu để đánh giá em ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Khi tập mewing, bạn có thể cắn nhẹ 2 hàm lại sao cho hàm trên ở bên ngoài hàm dưới bạn nhé. Bạn cũng cần lưu ý là tránh chạm lưỡi vào phần lợi giữa 2 răng cửa ạ. Theo mô tả thì có thể bạn đang gặp tình trạng khớp cắn ngược (là tình trạng răng hàm dưới phủ bên ngoài răng hàm trên), với trường hợp này thì việc tập mewing sẽ không hiệu quả và sẽ không cải thiện được tình trạng răng móm, bạn sẽ cần niềng răng ạ.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  2. Bao Anh says:

    Cho em hỏi với ạ, em bị hô hàm trên do đặt lưỡi chạm vào từ nhỏ, vậy cho em hỏi nếu em mewing thì em có cần đẩy hàm dưới ra để bằng với hàm trên không ạ?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, mewing đúng là khi toàn bộ phần lưỡi của em được đặt lên vòm họng và không chạm vào răng. Nếu như em mewing mà đẩy lưỡi làm cho hàm dưới đưa ra thì mình sẽ gặp tình trạng hô cả 2 hàm, hàm răng của em có thể sẽ bị mất thẩm mỹ hơn. Nếu em muốn cải thiện tình trạng hô thì mình có thể thực hiện niềng răng em ạ
      + Em có thể tham khảo thêm về niềng răng hô tại đây: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-ho-vau-an-toan-dam-bao-het-ho-tra-gop-0/
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, nếu như hô do thói quen đẩy lưỡi thì việc tập mewing có thể cải thiện được. Còn nếu hô do thói quen di truyền thì mình cần niềng răng em nhé. Qua mô tả ở trên thì cũng khó có thể đánh giá được là em đang tập sai hay tập đúng em ạ. Nếu tập mewing đúng, em sẽ có cảm giác hơi căng ở vùng cằm và cơ mặt, nếu đau thì mình cần xem lại cách tập em nhé.

  3. Hiếu says:

    Cháu tập mewing được mấy tháng mới nhật ra mình tập sai
    Và lỗi của cháu là khi đặt lưỡi là bị lệch 2 bên k cân bằng
    Thì bây giờ phải làm thế nào ạ
    Cháu rất tự ti
    Cảm ơn bác sĩ

  4. Đan says:

    Em bị khớp bị cắn ngược nhưng em vẫn có thể để các răng cửa chạm vào nhau tuy nhiên khi em để các răng cửa chạm vào nhau thì các răng nhai lại ko chạm vào nhau nữa.trường hợp của em có thể tập mewing để chỉnh răng ko ạ?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, khi bị móm thì tập mewing sẽ không đem lại sự cải thiện cho hàm răng mà mình sẽ cần thực hiện niềng răng em ạ. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  5. Hoàng says:

    Em chào bác sĩ ạ cho em hỏi nếu em tập mà nuốt nước bọt bị khó và thường bị tắc bị chất đống nước bọt ở miệng ko trôi được và nói bị khó, ko thành tiếng thì có phải do em đặt lưỡi sai không ạ

  6. Xuan says:

    Em bị lưỡi ngắn nên không cảm nhận được rõ là lưỡi đặt hết vòm họng hay không ạ. Làm thế nào để biết lưỡi ngắn tập mewing đúng ạ?

  7. Công Mừng says:

    Bs cho e hỏi sao e tập cằm càg ngày càg thục vào hàm dưới cũng thục vào. ..hàm trên thì chìa ra .nhìn vào thấy hô lúc trước thì hk cs hô.bs chỉ cho e cách khắc phục ạ

  8. Tấn says:

    Bác sĩ ơi cho em hỏi sau khi mewing tầm 5 6 ngày , khi em mewing đầu lưỡi không chạm răng cửa mà khi em đẩy lưỡi lên
    vòm họng thì thân lưỡi lại chạm một bên răng hàm trên ạ.

  9. Tấn says:

    Bác sĩ ơi cho em hỏi sau khi mewing tầm 5 6 ngày , khi em mewing đầu lưỡi không chạm răng cửa mà khi em đẩy lưỡi lên
    vòm họng thì thân lưỡi lại chạm một bên răng hàm trên ạ. Thời gian đầu thì bình thường nhưng khi được 5 6 ngày thì bị vậy ạ

  10. Phan Đình Sỹ says:

    Sau khi em tập mewing được hơn 1 tuần thì lưỡi chạm vào răng, nhưng trước khi tập thì em không có chạm vào răng giờ làm sao để khắc phục vậy ad

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background