3 nguyên nhân gây bong mắc cài thường gặp đặc biệt lưu ý nguyên nhân số 3

Khi niềng răng chắc hẳn bạn đã từng gặp tình trạng bong mắc cài trong quá trình điều trị. Có nhiều trường hợp bong mắc cài ngay khi ăn, sau khi được gắn lại và hướng dẫn chế độ sinh hoạt phù hợp thì tình trạng này không còn nữa. Tuy nhiên cũng có những bạn, hiện tượng này tái diễn tái lại rất nhiều lần, thậm chí ở cùng một răng hay sau một giấc ngủ, đã thấy mắc cài rớt ra. Vậy nguyên nhân của việc bong mắc cài thực sự do đâu, có phải hoàn toàn do bệnh nhân hay không?

Bong mắc cài tuy là hiện tượng hay gặp trong quá trình chỉnh nha nhưng hoàn toàn có cách để giảm tỷ lệ này xảy ra. Muốn điều trị được một bệnh phải biết được căn nguyên của nó, bởi vậy xác định được nguyên nhân việc sút mắc cài là vấn đề quan trọng đầu tiên cần lưu ý, để từ đó có phương pháp phòng tránh và xử trí hiệu quả. 

Bong mắc cài có thể phát hiện như thế nào?

Bạn có thể soi trước gương để kiểm tra các dấu hiệu sau đây:

– Mắc cài bong hẳn ra khỏi dây cung: Hiện tượng này rất dễ quan sát, thường gặp ở các mắc cài răng hàm trong cùng, nơi đầu tận của dây cung, nên khi bong có thể làm dây cung di chuyển dễ dàng hơn, gây trầy xước niêm mạc miệng.

– Mắc cài có thể di chuyển trên dây cung: Mắc cài được gắn dính bằng hệ thống keo dán chuyên dụng, và được cố định với dây cung bằng chun hoặc bằng cửa sổ thông minh. Một khi mắc cài di động thông qua việc quan sát, sờ thấy hay khi chải răng thì đó là hiện tượng bong mắc cài. Việc này tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng ở các bệnh nhân chỉnh nha trẻ em hay bệnh nhân niềng răng ở giai đoạn tinh chỉnh cuối cùng thì cần lưu ý hơn.

Việc sử dụng dây cung lớn cùng chỉ thép cố định nhiều nhóm răng hay ở đối tượng trẻ em, thì việc phát hiện bong mắc cài sẽ khó khăn hơn. Bố mẹ cũng nên dành thời gian kiểm tra răng của trẻ mỗi ngày, để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường của mắc cài. 

Nguyên nhân gây bong mắc cài?

Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1.5 – 3 năm, việc bung mắc cài là điều khó tránh khỏi. Tuy hiện tượng này không gây nguy hiểm với sức khỏe nhưng nó sẽ làm gián đoạn quá trình điều trị, đôi khi khiến bạn khó chịu, nên việc phát hiện và kiểm soát việc bong mắc cài vô cùng quan trọng. Mắc cài có thể bị bung, do nhiều lý do, từ chủ quan tới khách quan. 

Nguyên nhân thứ 1: Sự kênh khớp 

Ngay sau khi gắn mắc cài, chỉ cần chạm răng nhẹ, khi vừa về nhà hoặc thậm chí chưa cần ăn nhai gì thì mắc cài đã bong rất có thể nguyên nhân là do sự kênh khớp. Vì mắc cài như một vật thể lạ giữa 2 hàm, chắc chắn sẽ có những điểm kênh giữa hàm trên và hàm dưới. Do đó, nếu có những điểm kênh này, chỉ cần lực cắn nhẹ thì mắc cài cũng hoàn toàn bị bong. 

Việc cần làm ở đây là bác sĩ sẽ phải kiểm tra các điểm chạm, nếu có, bác sĩ sẽ cần nâng khớp cắn của bạn để tránh hiện tượng không mong muốn này có thể xảy ra.

Hình ảnh đang trong quá trình điều trị của một bạn khách hàng tại nha khoa Thùy Anh. Bác sĩ đặt các miếng khớp đệm ở vùng răng hàm để tránh tình trạng bong mắc cài, đồng thời tạo khoảng hở khớp để điều chỉnh khớp cắn hai hàm.

Nguyên nhân thứ 2: Do chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng, thói quen nghiến răng

Trong quá trình thăm khám và điều trị lâm sàng, các bác sĩ chỉnh nha tại nha khoa Thùy Anh chia sẻ rằng bệnh nhân khi được hỏi về lý do bong mắc cài, hơn một nửa trong số các bạn đó trả lời rằng bong ngay sau khi ăn đồ dai cứng. Tỉ lệ sút mắc cài sau dịp tết cũng tăng lên đáng kể rất nhiều. Chắc hẳn, tất cả các bệnh nhân chỉnh nha ngay sau khi gắn mắc cài, đều được hướng dẫn về một chế độ ăn những loại thực phẩm mềm phù hợp, hạn chế thức ăn cứng dai dính, và luôn luôn được chú ý xé nhỏ thức ăn. Điều này mặc dù đã được chú ý nhiều, tuy rằng nó không thực sự thoải mái cho bạn, nhưng bạn hãy cố gắng, ít nhất là trong thời gian đầu khi chưa quen với khí cụ trong miệng.

Hạn chế ăn đồ dai cứng khi niềng răng

Vậy vệ sinh răng miệng ảnh hưởng đến độ bền dán mắc cài như thế nào?

Một quy trình vệ sinh hằng ngày với các bước: Súc miệng, chải răng đúng cách kết hợp bàn chải kẽ, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng được xem là chuẩn mực cho việc vệ sinh hằng ngày. Lực chải răng quá mạnh hoặc không đúng cách, thậm chí có thể gây mòn men răng, trong khi đó, men răng là mô cứng nhất cơ thể thì mắc cài hoàn toàn có thể bung bật được. Do vậy bạn nên chải răng và chải mắc cài nhẹ nhàng, tuyệt đối không nên chà mạnh, chải ngang. 

Thói quen nghiến răng: Về bản chất, đây là một phản ứng bảo vệ cơ thể giống như bị sốt. Khi có vấn đề tâm lí stress, hay các tác động ngoại lai, các điểm chạm khớp cắn sớm, hệ thống cơ nhai như một van xả, thông qua việc nghiến răng để giải tỏa sự căng thẳng, tái lập lại sự cân bằng. Khi đó, 2 hàm tiếp xúc chặt hơn, một là bạn nghiến thẳng vào mắc cài, hai là nghiến làm mòn răng, mòn cục nâng khớp, từ đó việc chạm sớm mắc cài gây bong chắc chắn sẽ xảy ra. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến mắc cài mà còn có thể làm lún răng cản trở quá trình chỉnh nha.

2 nhóm nguyên nhân trên hay được nhắc tới nhất nên nhiều người nhầm tưởng bong mắc cài hoàn toàn là do bệnh nhân. Nếu bạn thực sự loại bỏ được hai điều kể trên mà còn bung mắc cài thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm các căn nguyên khác nhé!

Nguyên nhân thứ 3: Do bề mặt men răng, chất lượng keo dán và vật liệu mắc cài

Đế dán của mắc cài thường được làm dưới dạng lưới cá đan chéo thành những ô nhỏ, để keo dán nha khoa “chui” qua các tấm lưới này và dán dính với bề mặt men răng. Như vậy tất cả các nguyên nhân ảnh hưởng tới “bộ ba” này thì đều làm giảm sự bền dán của mắc cài trên răng.

– Đế mắc cài: Một mắc cài không đảm bảo chất lượng, tấm đế không thiết kế tốt, thậm chí đế gắn cong vênh không ôm sát vào răng là những điều kiện thuận lợi khiến tỷ lệ sút mắc cài tăng. Việc mắc cài bị bong quá nhiều lần, thậm chí gây biến dạng các bạn cũng nên để í và nên được thay mắc cài mới đảm bảo việc gắn tốt hơn, mặc dù có thể phát sinh chi phí nhất định. Mắc cài bằng sứ có ưu thế dán dính tốt hơn kim loại, do sự “hòa nhập” của vật liệu keo dán vào đế sứ này ưu việt hơn.

– Chất lượng keo dán: Nếu không phải keo chuyên dụng hoặc keo chất lượng kém, thì việc bong mắc cài là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.

– Bề mặt răng:  Nếu chất lượng men răng của bạn không tốt, bề mặt răng nhiều mảng bám cao răng,  men răng kém khoáng hóa hay thậm chí việc mắc cài dán dính trên các chụp sứ thì tỉ lệ bong mắc cài sẽ cao hơn. Trong một số trường hợp bề mặt răng không được đảm bảo, chúng tôi phải làm các chụp lên răng nhưng được làm bằng nhựa nha khoa, hay thậm chí đặt band vòng nhẫn để tránh hiện tượng này xảy ra. Tuy đây là các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ bong sút, nhưng thực chất không có sự gắn dính nào tốt hơn là bề mặt răng thật với chất lượng men tốt, vì vậy các bạn hãy đi khám định kì để có sức khỏe răng miệng tốt nhất, cũng như lựa chọn các khí cụ niềng răng đạt chất lượng. 

Khách hàng trước khi gắn mắc cài với tình trạng cao răng viêm lợi độ 3. Bác sĩ tại Thùy Anh đã tiến hành lấy sạch cao răng mảng bám trên và dưới lợi, tạo điều kiện cho lợi lành thương tốt, từ đó việc gắn mắc cài sẽ bám dính tốt hơn.
Khách hàng chỉnh nha với mong muốn làm đều răng và giảm hô. Bạn có kế hoạch tháo bỏ cầu răng cũ, tận dụng khoảng trống mất răng hàm trên để dàn đều răng giảm hô cho bạn. Cầu răng cũ được loại bỏ, đồng thời hai chiếc răng bên cạnh khoảng mất răng được làm chụp nhựa giúp việc dán dính mắc cài bền chắc hơn là trên chụp sứ.

Nguyên nhân cuối cùng: Bong mắc cài do nha sĩ

Vệ sinh răng không tốt, nếu còn dù một chút mảng bám, cao răng đều làm tăng tỉ lệ bong mắc cài. Cách li nước bọt không tốt gây nên nước bọt dính lên bề mặt răng, hay tỉ lệ keo dán quá ít hoặc quá nhiều cũng là các yếu tố không thuận lợi cho dán dính mắc cài.

Một điều cần lưu í là lực kéo được dùng trên mắc cài: Đôi khi nha sĩ sử dụng lực trên dây cung quá lớn, vượt quá độ bền dính của mắc cài gây sự bong bật, điều này thường gặp ở các trường hợp khấp khểnh với sự lệch lạc lớn. 

Như vậy các bạn có thể thấy với hai nhóm nguyên nhân này, việc bong mắc cài cũng là một phần trách nhiệm của nha sĩ. Việc thực hiện quy trình đúng, chất lượng keo dán và mắc cài đạt chuẩn ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của mắc cài. Nha sĩ cũng nên thông báo tỉ lệ bong mắc cài có thể tăng trong một vài trường hợp, để đề ra các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ không mong muốn này. 

Bởi vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa việc bung mắc cài là tìm kiếm một phòng khám nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm và sử dụng các khí cụ niềng răng chất lượng đảm bảo. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn trong chỉnh nha. Bạn nên soi gương khi đánh răng và kiểm tra tình trạng niềng răng một cách cẩn thận mỗi ngày. Nếu thấy mắc cài bị bong ra, hãy bình tĩnh xử lý, tới phòng khám nha khoa để được nha sĩ chỉnh sửa cho bạn. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background