17 bước làm máng nhai điều trị viêm khớp thái dương hàm

Sử dụng máng nhai ARS là một trong những giải pháp điều khớp thái dương hàm theo hướng bảo tồn chuyên sâu tại nha khoa Thùy Anh. Máng nhai là một sự lựa chọn điều trị khớp thái dương hàm hiệu quả nếu quy trình làm máng nhai đảm bảo đúng tiêu chuẩn, bài bản và chuẩn xác. Dưới đây sẽ là quy trình các bước làm máng nhai điều trị khớp thái dương hàm tại nha khoa Thùy Anh, mời các bạn cùng tham khảo. 

Điều trị bệnh khớp thái dương hàm bằng máng ARS

Làm máng nhai chữa khớp thái dương hàm

Máng ARS là loại máng định vị đưa lồi cầu đến vị trí mong muốn theo tính toán của nha sĩ. Loại máng này được chỉ định điều trị cho những trường hợp đau khớp thái dương hàm có tiếng kêu khớp hoặc viêm xuất huyết vùng mô sau đĩa. 

Máng ARS thường được đeo trong một khoảng thời gian nhất định, tùy vào tình trạng mà bệnh nhân gặp phải như: Đeo full time kể cả lúc ăn, đeo full time trừ lúc ăn, đeo ban đêm, đeo gián đoạn. Sau khi bệnh lý ổn định bạn có thể lựa chọn phục hình hoặc chỉnh nha tái lập lại khớp cắn giúp loại bỏ tiếng kêu. 

Cơ chế tác động máng nhai điều trị bệnh lý Thái Dương 

Cơ chế tác động máng nhai điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm hiện tại chưa rõ ràng nhưng có những giả định bao gồm:

– Ngăn cản bệnh nhân cắn răng ở lồng múi tối đa, và bằng vị trí định hướng điểm chạm khớp cắn bệnh nhân sẽ phải cắn ở vị trí mới có chủ đích của nha sĩ do đó sẽ tạo sự cân bằng mới về cơ khớp. Bệnh nhân sẽ bị gián đoạn các thói quen cũ, từ đó hạn chế siết chặt răng giống như trước đây, bảo vệ răng và TMJ tốt hơn.

– Giúp phân tán lực gây hại: Khi ngủ chúng ta không thể biết hàm của mình sẽ làm gì, di chuyển về đâu, những người có bệnh lý TMD rất hay siết chặt răng hoặc nghiến răng. Nghiến răng có thể gây ra tiếng động hoặc không và động tác nghiến sẽ tạo ra 1 áp lực lên bộ răng cũng như cơ khớp gấp 6 lần độ lớn lực ăn nhai. Máng nhai vì vậy phân tán lực bất lợi lên cơ, có thể sẽ không ngăn chặn được nghiến răng nhưng nó sẽ giảm tần suất đáng kể.

– Cân bằng lại các feedback của thụ cảm thể dây chằng nha chu lên hệ thần kinh trung ương: Các thụ cảm thể trong dây chằng nha chu mỗi răng sẽ gửi thông tin lên hệ thần kinh trung ương, kích hoạt phản xạ bất thường của hệ cơ để bảo vệ răng khỏi sự quá tải. Máng nhai bao phủ toàn bộ mặt nhai răng, từ đó phân tán lực cắn siết để lực tính tại mỗi răng sẽ giảm nhiều từ đó cân bằng lại dẫn truyền từ dây chằng quanh răng lên não và khiến hệ cơ cân bằng hơn.

– Máng nhai giúp thư giãn cơ: Những cản trở khớp cắn ngăn cản đưa hàm đến vị trí tương quan tâm – vị trí thư giãn cơ nhất sẽ dẫn tới co cơ quá mức cơ chân bướm ngoài, ngoài ra cản trở cắn tình huống hàm dưới di chuyển trượt sang bên, ra trước gây co cơ đóng hàm quá mức, tình trạng mỏi cơ do hoạt động quá mức dần dẫn tới đau. Triết lý điều trị các tình trạng đau cơ đầu mặt là cân bằng lại chức năng, loại bỏ những cản trở cắn giúp hàm ổn định tại vị trí thư giãn nhất. Nguyên tắc máng nhai với các điểm chạm khớp cắn đồng đều trên tất cả các răng, nhả khớp lập tức răng hàm bằng hướng dẫn răng trước khi hàm rời vị trí tương quan tâm giúp thư giãn các cơ nâng và vận động hàm dưới.

– Máng nhai giúp đưa lồi cầu về vị trí tương quan tâm CR: Tương quan tâm là vị trí lồi  cầu ở trước nhất, cao nhất trong hõm khớp, đĩa đệm không bị trật mà nằm giữa lồi cầu và hõm thái dương. Tại vị trí này bó trên cơ chân bướm ngoài đạt được sự giãn hoàn toàn. Khi cơ chân bướm ngoài bị kích hoạt quá mức do tình trạng lệch lạc khớp cắn hiện tại đĩa khớp sẽ có xu hướng bị kéo ra trước – vào trong theo hướng co cơ và dẫn tới trượt đĩa. Sự quá tải lên phức hợp đĩa đĩa lồi cầu khi nó không ở vị trí sinh lý cũng góp phần gây nên các triệu chứng TMD. Với sơ đồ khớp cắn trên máng nhai nha sĩ sẽ đưa lồi cầu đến vị trí sinh lý ổn định nhất là CR, giúp đĩa khớp ổn định trên lồi cầu và sự thư giãn các cơ bám vào phức hợp lôi cầu đĩa khớp.

– Máng nhai giúp hàm nâng cao hơn, thuật ngữ chuyên môn gọi là tăng kích thước dọc. Rõ ràng bạn cắn vào mánh nhai sẽ phải cắn vào vị trí cao hơn vị trí cắn răng thường ngày, việc nâng kích thước dọc này sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động co cơ sinh lý. Các nghiên cứu đo trên thiết bị điện cơ đồ thấy rằng cơ sẽ hoạt động với lực nhỏ hơn khi so sánh với việc cắn tại vị trí thường ngày, và điều này có lợi cho sự thư giãn của hệ cơ đầu mặt.

– Cuối cùng một lý thuyết khác giải thích tác động của máng nhai là giúp thay đổi hành vi nhận thức của bệnh nhân.

Lý thuyết này đúng cho tất cả các hệ máng nhai miễn là nó không gây cảm giác đau cơ học cho bệnh nhân khi vừa gắn thiết bị. Việc thay đổi hành vi nhận thức dựa trên khái niệm việc có 1 thiết bị đặt trong miệng liên tục nhắc nhở bệnh nhân rằng mình đang được điều trị bệnh vì vậy cần kiểm soát sự chạm răng gây hại, thay đổi thói quen về tâm sinh lý như tự động thoát khỏi stress, áp lực…

Bệnh nhân cũng chăm chút cho bản thân hơn, có chỗ dựa về việc điều trị bệnh để có thể tìm đến sự nương tựa về mặt tâm lý.

Các bước làm máng nhai ARS điều trị khớp thái dương hàm

Việc làm máng nhai điều trị khớp thái dương hàm đòi hỏi tính chính xác rất cao, bác sĩ phải có chuyên môn chuyên sâu về khớp cắn và cần xác định một cách tỉ mỉ, chính xác. Việc làm máng nhai sai hoặc mài chỉnh khớp cắn không chính xác có thể dẫn tới những rối loạn khớp cắn đáng tiếc.

Tại chuyên khoa khớp thái dương hàm của nha khoa Thùy Anh, để làm ra được một chiếc máng nhai ARS điều trị khớp thái dương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện qua 17 bước như sau: 

– Bước 1: Kiểm tra máng lấy ra từ mẫu thạch cao 

– Bước 2: Kiểm tra máng khít sát với miệng bệnh nhân hay chưa 

– Bước 3: Đắp nhựa tạo điểm chặn vùng răng trước giúp định vị hàm dưới theo điểm chặn này 

– Bước 4: Kẻ các đường đánh dấu cách nhau 1 – 1,5mm lên phần nhựa vừa đắp 

– Bước 5: Điều khiển hàm dưới tới các vị trí đã đánh tại vị trí bệnh nhân thoải mái xác nhận trên MRI thì sẽ được chọn. 

– Bước 6: Xác định rãnh cắn 

– Bước 7: Quan sát hình ảnh mặt bên khi bệnh nhân cắn vào vị trí bác sĩ đã đánh dấu. 

– Bước 8: Bác sĩ đắp vùng nhựa phía trước, chặn không cho hàm dưới đi ra trước sau đó khóa vị trí đã đánh dấu. 

– Bước 9: Bác sĩ thêm nhựa vào vùng răng sau 

– Bước 10: Quan sát hình ảnh bệnh nhân khi định vị hàm ra trước và cắn chặt để lấy bản đồ cắn. 

– Bước 11 và 12: Kiểm tra hình ảnh bản đồ cắn với vị trí răng dưới vào vùng nhựa của răng trên. Cũng như sơ đồ điểm chạm khớp cắn.

– Bước 13: Bác sĩ sẽ tính toán và đắp thêm dốc nghiêng mặt phẳng cắn để trượt hàm dưới về vị trí đã định vị. 

– Bước 14: Hoàn thành máng nhai tương đối. 

– Bước 15: Bác sĩ mài chỉnh khớp cắn để các điểm răng chạm đều. 

Bước 16 và 17: Bác sĩ hoàn thiện và kiểm tra vị trí cắn. Và hoàn thành máng nhai đúng tiêu chuẩn. 

Sau khi hoàn thiện, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đeo máng nhai và chỉ định thời gian đeo theo tình trạng của mỗi người. Bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Hi vọng thông tin bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm máng nhai trị khớp thái dương hàm tại nha khoa Thùy Anh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/hoi-dap-viem-khop-thai-duong-ham-nen-an-gi-kieng-an-gi/

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background