Xương hàm mỏng – Làm sao để trồng răng an toàn và bền vững?

Xương hàm mỏng thì làm thế nào để trồng răng răng hay có những cách làm làm nó đầy đặn trở lại. Đây là băn khoăn của rất nhiều khách hàng gửi tới nha khoa Thùy Anh, bởi vậy trong bài viết giới đây bác sĩ Tùng đang công tác tại chuyên khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng trực thuộc Nha Khoa Thùy Anh HN sẽ đưa ra những giải đáp cụ thể, mời các bạn cùng theo dõi. 

Thế nào là xương hàm mỏng?

Răng ngoài chức năng ăn nhai, thẩm mỹ còn có chức năng giữ ổn định xương hàm. Khi còn răng xương hàm sẽ giữ thể tích vì vậy không bị tiêu. Ở những bệnh nhân mất răng hàm 1 bên lâu năm, mặt họ thường bị lệch, vùng má tương ứng thường hóp lại đặc biệt là mất các răng số 6, số 7.

Sự bảo tồn xương hàm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng đỡ môi má. Một hiện tượng dễ quan sát hơn là ở các cụ lớn tuổi, xương hàm một khi mất răng thì còn lại cực kỳ mỏng, đôi khi không thể đủ cho việc đặt chân răng nhân tạo nếu có ý định làm phục hình răng.

Xương mỏng tức là nói về kích thước theo chiều ngoài trong, và tham chiếu đánh giá sự bình thường chính là vùng xương cạnh đó khi mà vẫn còn nâng đỡ răng và chưa  bị tiêu đi.

Bạn quan sát phim X-quang sau:

Bệnh nhân bị mất răng lâu năm, trước đây có làm cầu răng nối sang 2 răng thật bên cạnh, tuy nhiên theo thời gian, xương hàm bị tiêu. Khi chúng tôi chụp phim thì xương còn lại rất mỏng đo trên phim chỉ đạt 3.95mm, không đủ đặt implant. Đường kính implant thường đặt cho vùng răng 3,4 hàm trên này là 3.6 – 4.5mm.

Như vậy, nếu muốn trồng implant buộc nha sĩ phải ghép xương hoặc chẻ xương nhằm làm rộng xương tối đa có thể. Ví dụ này cũng cho thấy, việc làm cầu răng cổ điển có thể vẫn cho bạn 1 chiếc răng dùng để nhai, nhưng sẽ không giữ được xương hàm và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tiêu xương trầm trọng về sau.

Cách nhận biết xương hàm bị tiêu

Bạn có thể quan sát trực tiếp qua gương thấy vùng lợi tương ứng mất răng lõm xuống, hoặc kết hợp cả lõm và thấp xuống. Hoặc bạn rà ngón tay từ các vùng xương lân cận, rà tới vùng xương tổn khuyết và cảm nhận thấy sự lõm hẳn xuống dưới.

Quan sát từ mặt ngoài, từ phía trên và nhìn qua gương từ mặt cắn đều thấy xương hàm mỏng trầm trọng vùng thiếu răng.

Xương hàm mỏng là hiện tượng sinh lý hơn là bệnh lý. Mất răng lâu năm không trồng lại thì hiển nhiên sẽ bị tiêu xương. Hiện nay nền nha khoa hiện đại cũng có nhiều phương pháp tái sinh – làm dày thêm xương hàm thuận lợi cho việc đặt implant. 

Các tình huống xương hàm mỏng nha sĩ có thể tư duy trồng implant

+ Xương hàm mỏng vùng thẩm mỹ quan trọng như vùng răng cửa hàm trên

Nha sĩ sẽ luôn phải tiến hành ghép xương, có thể là ghép xương nhân tạo hoặc ghép xương khối tự thân trong bệnh viện. Việc ghép xương là cần thiết vì khi cười mới đủ để nâng đỡ mô mềm, môi má cân đối nhất.

Những trường hợp vẫn đủ xương đặt implant nhưng mô mềm bị lõm một chút thì có thể chọn phương pháp ghép mô lợi cho đầy trở lại, việc ghép mô lợi sẽ đơn giản và tiên lượng tốt hơn.

+ Xương hàm bị mỏng ở những vùng khuất, không ảnh hưởng thẩm mỹ và lượng xương còn lại vẫn đủ đặt implant

Tiêu chuẩn đặt implant bao gồm:

– Chiều sâu của implant phải vùi trong xương hàm > 6mm

– Implant cấy cách bản xương mặt ngoài, mặt trong lớn hơn 2mm

– Implant cách chân răng bên cạnh lớn hơn 1,5mm

– Và cấy thẳng theo hướng phục hình, đúng theo 3 chiều không gian

Các implant nhỏ chịu lực tốt hiện nay có đường kính từ 3.6mm trở lên (cũng có nhiều cỡ implant chỉ có 3.0 thậm chí dưới 3.0 nhưng các dòng này chịu lực yếu và chỉ định trong những trường hợp đặc biệt). Implant cần cách mặt trong và mặt ngoài 2mm, thì tổng cần thêm 4mm như vậy cộng với đường kính implant chúng ta sẽ cần một lượng xương tối thiểu 7,6mm. Và nếu có du di thì trên 6mm là có thể cấy được implant ổn định.

Vì không quan trọng vấn đề thẩm mỹ, và implant vẫn đảm bảo chắc chắn trong xương hàm nên trường hợp còn 6mm xương trở lên mặc dù xương mỏng nhưng bác sĩ không cần ghép xương. Vậy khi không ghép xương thì vùng đó xương vẫn lép, và sau trồng implant nó có đầy lên không?

Trả lời: Sau trồng implant xương sẽ không đầy lên, nhưng nó cũng sẽ không tiêu đi, nếu có tiêu đi do tuổi tác sau này thì cũng rất ít. Giống như răng thật implant cũng có tính chất giữ xương thật cực kỳ tốt nên bạn không cần lo lắng vấn đề này.

Trường hợp xương hàm mỏng và không đủ để đặt implant

Xương hàm mỏng không đủ cho 1 cây implant đứng trong đó để đảm bảo chịu lực nhai vững chắc thì nha sĩ phải có kế hoạch ghép thêm xương.

Việc ghép xương có thể tiến hành đồng thời với đặt implant nếu sử dụng phương pháp nong xương và ghép xương nhân tạo. Nhưng nếu thiếu nhiều phải ghép xương tự thân trong bệnh viện thì bệnh nhân sẽ được chỉ định ghép trước, sau đó tầm 5 – 6 tháng sau mới bắt đầu trồng răng, rồi từ khi trồng chờ thêm 3 – 4 tháng cho chân răng tích hợp, tổng thời gian từ khi điều trị đến khi có răng khoảng 8 – 9 tháng.

3 kỹ thuật làm dày xương bao gồm:

+ Nong xương – chẻ xương

Áp dụng cho những trường hợp xương đủ chiều dài nhưng lại bị hẹp chiều rộng. Nếu khoan đặt implant sẽ gây lộ ren, nên trước tiên nha sĩ cần cắt đi phần đỉnh hàm nhọn, để lại phần xương có chiều rộng khoảng 4-5mm. Tiếp đến nha sĩ sử dụng đầu siêu âm chẻ một đường dài, và nong dần vùng xương đặt implant.

Bột xương sau đó sẽ được nhồi vào vùng nong chẻ, đặt màng collagen tạo điều kiện tốt nhất cho lành thương và hình thành xương mới.

Kỹ thuật nong chẻ xương có thể tiến hành đồng thời với đặt implant mà không cần chờ xương lành mới bắt đầu tiến hành. Chi phí điều trị khoảng 8- 10 triệu cho một đơn vị xương ghép tương ứng với 1 răng, phụ thuộc vật liệu bạn lựa chọn.

+ Ghép xương nhân tạo

Thành phần chủ yếu của bột xương nhân tạo là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate. Trung bình mức độ tạo xương khi ghép xương bột là 1mm cho mỗi tháng, nên cần khoảng 6 tháng để tạo 6mm xương, và chờ thêm 3 tháng nữa cho xương trưởng thành mới làm phục hình lên trên. 

Xương nhân tạo sẽ đặt trực tiếp vào vùng xương hàm bị tiêu, và phủ lên trên bằng 1 loại màng đặc biệt nhằm cố định lớp xương bên dưới, tăng tính ổn định của vùng xương ghép.

Việc ghép xương nhân tạo có thể tiến hành đồng thời với đặt implant để giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị. Chi phí ghép cho mỗi đơn vị răng tầm 5-10 triệu tùy vào vật liệu lựa chọn.

+ Ghép xương tự thân

Khi vùng mất xương quá lớn, nha sĩ sẽ quyết định ghép xương tự thân lấy từ chính trên cơ thể bệnh nhân, ở những vùng an toàn như góc hàm dưới, vùng cằm…

Ghép xương tự thân có chi phí cao hơn ghép xương bột, tuy nhiên tỷ lệ thành công cao đặc biệt là vùng mất xương lớn.

Ghép xương tự thân thường thực hiện trong bệnh viện và chi phí khoảng 30 triệu cho một đơn vị răng. Có thể phải chờ xương lành hẳn 5-6 tháng mới bắt đầu cấy implant được. 

Hy vọng những phân tích trên của bác sĩ Tùng đã giúp bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về các giải pháp và đường hướng tư duy mạch lạc cho tình trạng xương hàm mỏng của mình. Mọi thông tin chi tiết và mong muốn được tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây. 

Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-ham-bang-implant-nhu-the-nao-chi-phi-ra-sao/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background