Viêm khớp Thái Dương hàm thì uống thuốc gì? Nha khoa Thùy Anh

Theo y văn thì bệnh lý Thái Dương Hàm (tên thuật ngữ là Temporomandibular dissorder – viết tắt TMD) sẽ gây ảnh hưởng lên nhiều thành phần khác nhau của bộ máy nhai, cả về cấu trúc lẫn chức năng. Những yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh gồm lệch lạc khớp cắn, nghiến răng, tâm lý stress, chấn thương và bị đau sâu toàn thân dẫn đến căng cứng cơ vùng mặt. Vậy viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì hiệu quả? Bác sĩ Lê Sơn Tùng sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì?

Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì?

+ Thuốc sử dụng phổ biến nhất gồm thuốc chống viêm non – steriod, corticoid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs), thuốc an thần, morphin… NSAIDs có tác dụng giảm đau khớp Thái Dương Hàm. Loại thuốc NSAIDs sử dụng phổ biến nhất là sodium diclofenac, liều sử dụng cho bệnh lý khớp là 50mg trong 2-3 lần mỗi ngày. 

+ Bạn cũng có thể chọn loại thuốc khác là Naproxen sodium, thuốc này đã được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả hơn hiệu ứng giả dược placebo. Những thay đổi rõ ràng sau 3 tuần uống thuốc (500mg/2 lần mỗi ngày). 

+ Thuốc giảm đau như piroxicam 20mg dùng mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày sẽ giảm các triệu chứng đau TMD trong 1 tháng theo dõi. 

+ Sự lựa chọn tiếp theo dòng giảm đau kháng viêm bạn có thể dùng là palmitoylethanolamide 300 – 1200 mg mỗi ngày và có thể dùng đến 2 tuần hoặc hơn. 

Khuyến cáo: Dùng thuốc nếu đúng cách thì khá hữu dụng trong việc kiểm soát các triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc có thể kéo dài hay tăng liều mới cho kết quả tốt, tuy nhiên NSAID lại có những tác dụng phụ như tăng huyết áp, ảnh hưởng dạ dày, hệ tiêu hóa, xấu đi chức năng thận. Cho nên dùng đúng liều cũng như xem xét thể trạng toàn thân bệnh nhân là vô cùng quan trọng. 

Từ đó mà có một cách sử dụng khác đối với hệ thuốc NSAID nhằm tránh tác dụng toàn thân là dạng gel bôi ngoài da. Thuốc khuyến cáo bôi 4 liều một ngày diclofenac kết hợp với dimethyl sulfoxide. Các thuốc này thấm qua da tác dụng ức chế cơ thể sản xuất prostaglandin E2 từ đó giảm đau tạo điều kiện cho khớp phục hồi tốt.

+ Thuốc giãn cơ sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm là diazepam và cyclobenzaprine. 

Việc sử dụng kháng sinh răng phổ biến trong răng hàm mặt như rodogyl hau Augmentin không khuyến nghị trong điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm trừ khi đau là do chấn thương, nhiễm trùng bao khớp, dây chằng khớp…

Dùng thuốc nên theo chỉ định bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý chỉ định, bởi thuốc như con dao 2 lưỡi, nếu sử dụng sai có thể dẫn đến nhiều biến chứng toàn thân nguy hiểm mà hiệu quả thực sự cũng không cao. 

Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi không ưu tiên dùng thuốc trong các phác đồ điều trị TMD, thuốc chỉ cân nhắc trong những đợt đau cấp tính, nhằm tạo điều kiện cho khớp đáp ứng tốt hơn với các điều trị bảo tồn khác. Mặc dù vậy không thể phủ nhận vai trò của thuốc, một vài tình huống nếu không dùng đến thuốc nhà lâm sàng sẽ giảm đau rất chậm, từ đó kéo theo sự hoang mang và khó chịu cho bệnh nhân của mình. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-kham-o-dau-tai-ha-noi-nha-khoa-thuy-anh/

Các phương pháp điều trị khớp thái dương hàm

Trước khi tìm hiểu vấn đề viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì chúng ta cùng điểm qua về các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm. 

+ Trước những năm 2000

Khoa học lúc bấy giờ cho rằng lệch lạc khớp cắn chính là nguyên nhân hàng đầu thậm chí duy nhất gây ra TMD. Trong kỷ nguyên này nhiều báo cáo đề xuất việc mài chỉnh khớp cắn hay chỉnh nha chữa trị TMD. Can thiệp khớp cắn chính là cách làm phổ biến nhất. 

+ Khoảng thời gian từ năm 2000 – 2010

Thời kỳ nở rộ các điều trị xâm lấn, điều trị phẫu thuật nhằm giải quyết vấn đề khớp Thái Dương Hàm. Tuy nhiên khoảng thời gian cuối thập kỷ xuất hiện một số nghiên cứu bao gồm tổng quan hệ thống (systematic rewiews) thấy rằng không có đủ bằng chứng về hiệu quả phương pháp chọc dò và siêu âm trong điều trị TMD. 

+ Thời gian từ năm 2010 tới nay

Mặc dù trước đây những kỹ thuật điều trị mới như giáo dục và liệu pháp hành vi còn gây tranh cãi, nhưng bước sang thập kỷ này thì nhiều nhà lâm sàng khuyến cáo và coi đó như triển vọng giúp quá trình điều trị nhẹ nhàng hơn, với chi phí tiết kiệm hơn. 

Hiện nay tồn tại những cách điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm gồm vật lý trị liệu, liệu pháp hành vi, điều chỉnh khớp cắn, dùng máng nhai, sử dụng thuốc, dùng tens giãn cơ, chiếu hồng ngoại, năng lượng laser liều thấp, dùng năng lượng siêu âm, chọc khớp, siêu âm khớp, phẫu thuật khớp…

Nhiều bệnh nhân quan tâm đến câu hỏi, viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì, vì trong quan niệm của người Việt Nam thuốc vẫn là cứu cánh nhanh nhất – đơn giản nhất – dễ kiếm nhất khi mắc phải bất cứ loại bệnh lý nào. 

Về bản chất, TMD là một hội chứng hơn là 1 bệnh lý cụ thể, chính vì vậy lựa chọn can thiệp sẽ tùy vào tình trạng bệnh mắc phải. Thuốc cũng là một trong những lựa chọn có thể cân nhắc, tuy nhiên không phải tình huống nào uống thuốc cũng có thể giải quyết vấn đề. 

Việc sử dụng thuốc trong điều trị TMD giúp bệnh nhân dịu bớt triệu chứng cấp tính hiện tại điển hình như đau. Sau 1 liệu trình dùng thuốc, để bệnh ổn định hoàn toàn bạn vẫn cần nha sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân nhằm giải quyết gốc rễ vấn đề.

Hi vọng thông tin bài viết đã giúp bạn giải đáp rõ vấn đề viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì? Mọi thắc mắc cũng như mong muốn được tư vấn về tình trạng bệnh hiện tại của mình vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa theo địa chỉ dưới đây. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

5 thoughts on “Viêm khớp Thái Dương hàm thì uống thuốc gì? Nha khoa Thùy Anh

  1. Mai Tấn Đạt says:

    Tôi bị đau Thái dương hàm bên trái, đi khám BHYT, uống thuốc 10 ngày ko thấy đỡ, hôm nay nó có lan xuống cổ họng đau ran. Xin B/S tư vấn tôi phải làm gì. 55 tuổi rồi.

    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào chú Đạt, với bệnh lý khớp thái dương hàm thì có thể điều trị bằng thuốc, bằng vật lý trị liệu, bằng máng nhai… tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, nếu như chú điều trị bằng thuốc không đỡ thì có thể thăm khám với bác sĩ chuyên về khớp thái dương hàm để có thể tìm ra nguyên nhân và phương án điều trị phù hợp.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn chú có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 chú nhé phòng khám sẽ tư vấn cho chú cụ thể hơn ạ.

  2. Nhật Uyên says:

    Xin chào bác sĩ, em 19 tuổi, có những triệu chứng của khớp TDH, và đang điều trị bằng thuốc (mới uống 1 lần thuốc): Meloxicam 75mg 2 lần/ngày, Myonal 50mg 3 lần/ngày, và uống Medrol 16mg khi quá đau nhưng hiện tại thì hàm chưa quá đau vì em đã hạn chế cử động hàm và ăn cháo thay vì nhai đồ ăn. Em đang trong trạng thái căng thẳng và có tật lo âu, nghiến răng khi ngủ. Em muốn hỏi là liệu em uống liều thuốc như kia có hại không ạ vì em thấy bác sĩ khuyên dùng thuốc có tên khác? Ngoài ra thì bác sĩ có thể cho em một số lời khuyên với bệnh lý như trên không ạ? Em rất cảm ơn bác sĩ. Mong bác sĩ phản hồi qua email của em.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Để được tư vấn cụ thể hơn anh/chị có thể nhắn qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé ạ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục