Tủy răng hoại tử là như thế nào? Cách điều trị ra sao?

Tủy răng hoại tử chính là giai đoạn cuối của bệnh viêm tủy răng mãn tính, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất. 

Tủy răng hoại tử là như thế nào? 

Hoại tử tủy răng là tình trạng tủy bên trong răng chết hẳn và chuyển sang trạng thái thối rữa… Chúng ta biết rằng tuỷ được bảo vệ bởi mô cứng gồm lớp men và ngà, bên trong chứa nhiều mạch máu, thần kinh cảm giác. Khi tủy răng viêm mà không điều trị sẽ dẫn đến hoại tử. Có nhiều nguyên nhân gây tuỷ hoại tử gồm:

– Sâu, vỡ răng gây viêm tủy: Với những chiếc răng sâu vỡ, việc quan sát và phát hiện vấn đề khá là đơn giản, tuy nhiên cũng có những chiếc răng vỡ ngầm biểu hiện dạng các vết nứt thì đôi khi tiềm ẩn chỉ chụp X – quang mới phát hiện ra. 

– Hệ thống tuần hoàn trong ống tuỷ bị gián đoạn do chấn thương đột ngột gây chết tủy từ từ: Nhóm nguyên nhân này giải thích tại sao một vài bạn bị ngã va chạm vào răng hồi còn nhỏ, lớn lên thì răng đổi sang màu nâu. Những chấn thương hồi còn bé có thể gây đứt mạch máu vùng chóp, dẫn đến tủy không được nuôi dưỡng và hoại tử dần dần. Răng chuyển màu chính là dấu hiệu thường thấy của tủy hoại tử. 

– Viêm từ mô quanh răng lan đến chóp răng đi ngược vào tuỷ răng: Thuật ngữ chuyên môn gọi là viêm tủy ngược dòng. Có thể mô tả dễ hiểu là bệnh nhân bị viêm lợi rồi viêm nha chu quanh răng, sau đó lung lay răng và chết tủy. Một số trường hợp bị sang chấn khớp cắn, cả hàm răng chắc khỏe chỉ có 1 – 2 chiếc lung lay cũng xếp vào loại này. 

– Chế độ chăm sóc răng miệng chưa tốt, ăn thức ăn quá nhiều đường, thức ăn quá nóng, quá lạnh làm tăng nguy cơ viêm tuỷ và hoại tử tuỷ. 

Sâu răng vào tuỷ gây viêm tuỷ và áp xe chóp răng
Chiếc răng bị vỡ múi làm lộ tuỷ lâu ngày không điều trị tạo thành áp xe ngoài nướu răng

Triệu chứng của tủy bị hoại tử

Hoại tử tuỷ là một bệnh tiềm ẩn vì nó không gây ra những triệu chứng rầm rộ mà lại tự âm thầm gây hậu quả. Tình trạng này thường không đau nhưng lại bị phá xương hàm phía dưới. 

Biểu hiện bệnh thường gặp gồm: 

– Không còn cảm thấy đau nhức khi nhai đồ ăn lạnh, nóng hoặc bị lực tác động vào vì cơ quan nhận cảm giác đã chết đi. Chính điều này khiến đa số mọi người chủ quan. 

– Răng chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen do thoái hóa các chất trong ống tủy.

– Nếu trước đây thường có cảm giác đau từng cơn, đau khi có kích thích thì bây giờ những cơn đau đó không còn xuất hiện nữa. 

– Có mùi hôi khó chịu do dịch tủy hoại tử chảy ra ngoài theo các lỗ dò ở chóp răng hoặc từ lỗ sâu. Lỗ dò lợi thường đáp ứng rất tốt với kháng sinh, chỉ cần một đơn thuốc là biến mất nhọt lợi vùng chóp răng hoại tử, tuy nhiên khi hết thuốc lỗ dò lại quay trở lại. Thuốc là điều trị không hiệu quả với hoại tử tủy. 

Răng cửa bị xỉn màu do tủy hoại tử

Hoại tử tủy răng có nguy hiểm không?

Nếu bạn có một chiếc răng bị hoại tử tuỷ thì không khác gì bạn đang mang trong mình một ổ chứa vi khuẩn lớn trong miệng. Nếu ổ vi khuẩn đó cứ nằm ở đấy, phát triển hằng ngày mà không can thiệp thì chắc chắn sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gồm:

– Khởi phát nang chân răng, viêm xương hàm: Nguyên nhân là do dịch hoại tử không thoát ra ngoài sẽ tụ lại ở chân răng dẫn đến u hạt, tích tụ ổ mủ trên nướu tạo thành áp xe khiến bệnh nhân luôn ở trong tình trạng đau nhức khó chịu cho tới khi có lỗ dò ra ngoài nướu răng. Vấn đề của nang chân răng không phải là gây đau mà là sự phá huỷ xương hàm một cách từ từ theo thời gian. 

Nang chân răng phát triển lớn phá huỷ xương hàm

– Mất răng: Viêm nhiễm bên trong lan ra khỏi chóp biến thành viêm quanh răng, phá huỷ các cấu trúc nâng đỡ khiến răng lung lay, nặng quá sẽ phải nhổ bỏ.

– Gãy, vỡ răng: Răng chết tủy là răng thiếu đi nguồn nuôi dưỡng bên trong, dưới tác động của lực nhai mạnh, chiếc răng không còn cảm nhận được áp lực đó và vỡ đi vì không còn cơ chế tự bảo vệ. Do đó các răng này thường phải được điều trị tủy và làm một chụp bọc bên ngoài như một lớp mũ bảo hiểm cho răng.

Tuỷ chết từ từ sau một thời gian che tủy thất bại không biểu hiện cơn đau tạo thành mủ abces ở nướu

Răng hoại tử tủy điều trị như thế nào? Có đau không?

Để không phải đối mặt và chịu những hậu quả nguy hiểm, bạn hãy tới bác sĩ nha khoa ngay khi phát hiện có những triệu chứng khó chịu như đau buốt, nhạy cảm răng, răng đổi màu vì có thể răng bạn đang bị sâu hoặc ít nhất là các bộ phận bảo vệ tủy răng đã bị ảnh hưởng. Việc chủ quan với những cơn đau có thể dẫn tới răng chết tủy. 

Tại nha khoa Thùy Anh, khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim để bác sĩ xem xét tổn thương ở tủy và quanh răng để có phương án điều trị nhưng thế nào. Tuy nhiên, tủy bị hoại tử thì không thể hồi phục lại được mà cần phải lấy hết phần hoại tử này ra khỏi hệ thống tuỷ, làm sạch và hàn lại.

Có thể trị liệu với:

– Các dung dịch rửa tủy như NaClo 3%, NaCl 0.9, Chlorhexidine 2%… 

– Vật liệu hàn tủy răng: cement trám bít, gutta percha…

– Các loại chụp răng sứ.

Điều trị tủy là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì. Việc điều trị tủy nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm cùng máy móc tối tân để hỗ trợ công việc như: máy định vị chóp, máy chụp phim XQ, trâm máy nội nha… Tại nha khoa Thùy Anh, số lượng điều trị tủy đều cho kết quả tốt, chủ yếu là nhờ sự áp dụng các phương pháp khử trùng hiệu quả, các loại vật liệu có tính tương hợp sinh học với khả năng bịt kín xuất sắc.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục