The Dumbstruck Effect – Và sự vô hiệu hóa tư duy đến từ các diễn giả xuất sắc
Phong trào bán hàng đa cấp biến tướng một thời gian làm khổ không biết bao nhiêu gia đình nông thôn Việt Nam. Điều mà tất cả mọi người đều nhìn thấy là bằng cách nào đó những con người lanh lẹn khi bước chân vào các hệ thống đa cấp thì họ dường như bị thôi miên, bất cứ một khuyên can nào đến từ xung quanh đều kích hoạt một phản ứng cực đoan.
Điều này trong vài năm gần đây bỗng nhiên xuất hiện thành 1 vấn đề mang chất lượng xã hội khi các tôn giáo cũng thao túng con người như vậy.
Cái việc bỏ bê toàn bộ trách nhiệm cuộc sống mà đáng lẽ một người cha một người con phải gánh vác để theo đuổi những công việc cho là vẻ vang hơn, ý nghĩa hơn dường như đến từ một điểm kích phát phía sau chứ không đơn thuần là chuyển đổi niềm tin dựa trên nâng cấp lý tính. Tôn giáo rõ ràng là quyền tự do mỗi người và xứng đáng được tôn trọng bởi những bài học sâu sắc về đạo đức nó mang lại… tuy nhiên tu tập làm sao mỗi ngày càng sáng ra, hôm nay tốt hơn hôm qua. Càng tu càng tối tăm mặt mũi, tiêu cực, cuộc sống đi xuống, thiếu giá trị chung sống thì cần xem lại cách dị giáo đó thao túng con người, biến con người thành nô lê cai trị không tốn một hòn tên mũi đạn. Các bạn cứ xem tin về hội đức chúa trời mẹ hay viên nén công đức chùa nào đó phát hành thì biết…
Câu hỏi đặt ra là dường như một người thầy nào đó từ tôn giáo đến đa cấp thậm chí trên giảng đường đại học, ngoài điều tốt đẹp họ mang đến thì họ cũng vô hiệu hóa tư duy người nghe. Nếu người nghe không may lọt vào buổi giảng, họ có năng lực biến người hoạt bát đó trở thành một tín đồ mù quáng.
Giống như khi nhìn vào mặt trời, ánh sáng quá chói chang và bạn nhìn xung quanh sẽ cảm thấy tối sầm lại, năng lực nhìn nhận bị vô hiệu hóa…Đúng là như vậy, trước một người thầy truyền cảm hứng bạn có thể mắc hiệu ứng gọi là The Dumbstruck Effect (hiệu ứng choáng ngợp).
Kể nghe một vài chuyện.
Hồi học phổ thông mình biết một ông thầy dạy Địa Lý cực thú vị, mỗi lần thầy giảng bài là cả lớp được những trận cười xả láng. Tuy nhiên thực tế thầy không hề cung cấp kiến thức đủ chất lượng. Việc cảm xúc bôi trơn hay quá thu hút vào sự duyên dáng của thầy khiến chức năng tiếp nạp kiến thức không thực hiện được. Bọn mình hoàn toàn quên mất lý do đến ngồi đây, trong lớp học để làm gì và đương nhiên sau đó bất chợt nhận ra ngoài sự yêu mến dành cho thầy là sự trắng trơn kiến thức môn học.
Thời điểm sinh viên, tham gia hội thảo nha khoa. Một báo cáo viên rất nổi tiếng, anh ấy báo cáo hay đến nỗi thôi miên gần như hầu hết khán giả, vài năm sau kiến thức thay đổi, nếu chiếu lại bài giảng lần đó thì nó sai rất nhiều, điều đương nhiên trong khoa học. Tuy nhiên lúc đó thì anh ấy khẳng định rằng đây mới là chân lý. A đã làm rất tốt công việc của mình, truyền cảm hứng và chống cơn buồn ngủ cho hội thảo viên tuy nhiên lại ngăn cản cảm giác tò mò, sự tìm tòi tiếp nối, một tinh thần rất cần thiết trong khoa học.
Hiện nay các bạn.
Khóa học dạy kỹ năng đang mở rất nhiều nhất là dạy làm giàu, dạy đạo đức…. Nó có tốt hay không? Hầu như các khóa học này đều hàm chứa kiến thức tốt tuy nhiên còn tạo ra hiệu ứng The Dumbstruck Effect nữa.
Các bạn đi học sẽ có cảm giác thầy đã thay đổi toàn bộ con người mình, giá mà biết những điều này sớm hơn, đôi khi thần phục người thầy mù quáng. Thần phục thầy, thần phục cả những thứ thầy bán dù nó chẳng liên quan gì cả.
Ví dụ như chúng ta có thể chọn 1 ngôi trường tốt cho con với chương trình đào tạo chất lượng cao hướng đến trở thành công dân toàn cầu, (quan trọng là chúng ta tỉnh táo tự mình phân tích tổng hợp dữ liệu) thay vì đưa vào học trường ông thầy mở chỉ vì 1 bài giảng hay nào đó về đạo đức… Rõ ràng người thầy đang tận dụng hiệu ứng choáng ngợp – The Dumbstruck Effect .
Bạn cần cảnh giác, những diễn giả đầy sức hút có thể bỏ bùa chúng ta theo kiểu của các chính trị gia, khiến chúng ta đi theo ủng hộ họ, hầu mong có được sự hậu thuẫn từ họ hay được gia nhập bè phái họ lập ra. Chúng ta chỉ nên để bản thân bị thuyết phục bởi nội dung cốt lõi của 1 tư tưởng thay vì bởi lớp giấy gói hào nhoáng bọc bên ngoài.
Nghiên cứu của GS Jochen Menges, ĐH Cambridge công bố về tác động của sức thu hút và khả năng thuyết phục. Phát hiện ra rằng khi một nhà lãnh đạo thực hiện bài phát biểu đầy cảm xúc, khán giả ít có khả năng xem xét kỹ lưỡng những gì họ đã nghe. Ngoài ra, họ còn khẳng định họ nhớ được nhiều nội dung bài phát biểu hơn, trong khi thực tế họ nhớ ít hơn.
Bằng cách riêng của mình, diễn giả đã truyền tải những thông điệp khiến khán giả rùng mình khi họ quản lý không chỉ cảm xúc bản thân mà còn cả cảm xúc đám đông.
Nghiên cứu về phát biểu của Hitler khi ông trở thành Quốc trưởng từ năm 1933 đến năm 1945 nhận thấy khả năng thể hiện rất duyên dáng và chiến lược bài bản khiến người nghe bị ảnh hưởng rất nhiều, họ sẽ ngừng suy nghĩ chín chắn và chỉ biểu lộ cảm xúc mà thôi.
Tuy nhiên các bạn.
Ở đây chúng tôi không nói rằng, diễn giả, giáo viên không nên tìm tòi để làm bài giảng của mình trở nên hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn. Tuy nhiên về phía khán giả. Đối mặt một sự chói lòa trước bài giảng hay hãy để bản thân bị thuyết phục bởi nội dung cốt lõi thay vì bởi lớp giấy gói hào nhoáng bọc bên ngoài.
Hẹn gặp lại các bạn sáng thứ 2 tại Lab Sol trong 3 tiếng trình bày với chủ đề:
ẢO TƯỞNG BẤT KHẢ CHIẾN BẠI VÀ QUY TRÌNH ĐẬP NÁT CÁC NIỀM TIN CŨ BỊ THAO TÚNG
——————————
Ảnh bệnh nhân là chú Hòa ở gần trường ĐH Cambridge về Việt Nam làm răng và tặng bác sĩ 1 chai rượu xách tay. Nhân bài viết có nhắc tới địa điểm này thì mình khoe luôn.
Nguồn: CEO.BS Lê Sơn Tùng – Giám đốc điều hành hệ thống nha khoa Thùy Anh.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh