Tất tần tật về các loại chun trong chỉnh nha và hướng dẫn sử dụng – Bác sĩ Thanh Huyền

Nếu chỉnh nha được ví như một phép màu thì chun trong chỉnh nha như cây đũa thần, đây là khí cụ giữ vai trò quan trọng, góp phần mang đến hiệu quả cao của các case nắn chỉnh răng.

Vậy đeo chun để làm gì? Cách phân biệt các loại chun ? Thay chun như thế nào? Bác sĩ Thanh Huyền – trực thuộc khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh sẽ cung cấp tới bạn thông tin qua về chun chỉnh nha trong niềng răng, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Chun chỉnh nha là gì? Lịch sử ra đời như thế nào?

Chun trong chỉnh nha là một loại chun có độ đàn hồi cao, được làm từ loại cao su y tế cao cấp, an toàn và không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng. 

Tùy vào từng trường hợp, vị trí và thời gian bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo những loại chun khác nhau.

Năm 1843 Tiến sĩ Edward Maynard lần đầu tiên đưa chun đàn hồi vào di chuyển răng. Theo thời gian chun chỉnh nha cải tiến và ứng dụng rộng rãi như ngày nay. Chun sản xuất bằng cách cắt các ống cao su có độ dày thành và độ sáng của dải cao su khác nhau.

Các loại chun trong chỉnh nha

– Chun đeo cho thiết bị ngoài mặt thường chỉ định cho trẻ em.

– Thun đeo trong miệng thường chỉ định phổ biến cho người trưởng thành, bao gồm: Chun tách kẽ, chun tại chỗ buộc mắc cài, chun chuỗi, chun nội hàm (tức là buộc 1 hàm), chun liên hàm (buộc nối 2 hàm), chun đóng khớp cắn 2 hàm.

Tác dụng của chun trong chỉnh nha

Chun cũng giống như các khí cụ khác, giúp dịch chuyển và nắn chỉnh răng. Tuy nhiên, chun có tính đàn hồi cao vì vậy nó sẽ tác động lực liên tục và đều đặn lên thân răng. Với cơ chế siết lực đàn hồi, chun chỉnh nha thiết lập hệ thống momen chi tiết và phức tạp giúp răng di chuyển linh hoạt nhưng vẫn an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Mắc cài được mắc chun liên hàm hay các chun đơn sắc màu

Giá trị lực khi kéo căng của chun tạo ra 3 phân loại: dải nhẹ, trung bình và nặng… Với đặc tính co giãn, đàn hồi và chu kì phân rã riêng từng loại. Chun sẽ được thay mới tương ứng dựa vào thời gian phân rã. 

Bạn có thể hiểu đơn giản đó là khi bạn đeo một chiếc chun buộc tóc lên cổ tay chẳng hạn, chun tạo lực ép lên cổ tay và lực này sẽ giảm dần theo độ giãn của chun. 

Lực suy thoái của chun xảy ra lớn nhất vào 3h đầu tiên trong môi trường miệng, sau đó lực tương đối ổn định. Thống kê thấy các sản phẩm chun trên thị trường sẽ thoái lực 50 – 70% trong 21 ngày sử dụng. 

Cách quy đổi các thông số lực của chun

Thông thường bác sĩ sẽ dùng chỉ số gram hoặc oz là đơn vị đo lực: 1 OZ= 28.35 gram. Hiện nay các hãng chun thị trường đều mã hóa lực theo đơn vị oz trên bao bì.

Phân loại chun chỉnh nha.

Có nhiều cách để phân loại chun. Trong bài viết này, bác sĩ Huyền sẽ phân loại dựa trên tiêu chí là cách sử dụng để phù hợp mục tiêu hướng dẫn sử dụng cho các bạn

Thứ nhất: Chun ngoài miệng

Đây là chun dùng để kết nối khí cụ bên ngoài với khí cụ trong miệng, giúp điều trị tăng trưởng xương trong các ca sai lệch khớp cắn do xương loại 2 và 3. Điển hình là chun Facemask.

Đặc điểm của chun ngoài mặt là có kích thước, độ dài lớn đồng nghĩa với lực tác động rất lớn từ 16 – 32 OZ mang lại hiệu quả cao dịch chuyển răng cao nhưng cũng cần chỉ định sử dụng một cách đúng đắn.

Ví dụ về ca lâm sàng cụ thể

Bệnh nhân nữ 8 tuổi, khớp cắn ngược (nhóm răng cửa dưới cắn ra ngoài răng hàm trên) khiến bé thiếu tự tin về thẩm mỹ khuôn mặt và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng miệng.

 

Sau 14 tháng điều trị với hàm facemask sử dụng lực kéo chun ngoài mặt, kết quả khớp cắn răng cửa đã dịch chuyển về chuẩn tương quan khớp cắn 2 hàm, góc nghiêng được cải thiện và giúp bệnh nhân ăn nhai hiệu quả hơn.

Khuôn mặt nhìn nghiêng thay đổi từ kiểu mặt lõm trở thành kiểu mặt tiêu chuẩn thẩm mĩ.

Lưu ý: Chun ngoài mặt do lực tác động rất lớn nên lực tác đồng từ chun cần được kiểm soát chặt chẽ từ bác sĩ tránh biến chứng có thể xảy ra như kéo lệch hàm, lệch sọ mặt khi hai bên dùng không cân bằng lực.

Thứ 2: Chun ngoài mặt là chun trong miệng

Chun trong miệng chia ra làm 3 nhóm theo từng giai đoạn niềng răng bao gồm: 

+ Nhóm chun sử dụng trong giai đoạn làm đều răng có chun tách kẽ, chun tại chỗ

+ Nhóm chun dùng đóng khoảng trống: Chun chuỗi, chun nội hàm 

+ Nhóm chun dùng pha kết thúc: Chun liên hàm, chun đóng khớp 2 hàm

 

Chun sử dụng trong giai đoạn làm đều răng ( 3-6 tháng đầu)

– Chun tách kẽ 

  

Chun tách kẽ màu xanh dùng tách kẽ răng 6 ra khỏi tiếp xúc với răng bên cạnh. Mục đích tách kẽ nhằm đặt khí cụ band vào răng 6 này. 

Đây là giai đoạn khó chịu nhất sau 1 tuần đầu tiên niềng răng, lực tác động chun tách kẽ gây nên cảm giác đau, khó chịu khi ăn nhai. Bạn cần cố gắng làm quen và vượt qua giai đoạn này.

– Chun tại chỗ hay chun đơn

Đây là loại chun được dùng cho mắc cài truyền thống. Chun đơn buộc mắc cài vào dây cung. 

Khi răng bắt đầu quá trình di chuyển, chun tạo hình tròn đều theo dây cung. Thông thường bác sĩ sẽ trực tiếp thay chun cho bạn trong mỗi lần hẹn.

Tuy nhiên, chun đơn gây độ ma sát lớn đối với dây cung, làm cản trở quá trình di chuyển thụ động của răng. Hiện nay nhiều dòng mắc cài tự buộc có hệ thống nắp trượt tự động, dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài giúp răng di chuyển tốt hơn,  nên chun đơn cũng không còn phổ biến như trước. 

Mắc cài Damond tự động thiết kế nắp trượt kim loại tinh xảo

Chun sử dụng giai đoạn sắp đều (dùng tại thời điểm khoảng 1 năm tiếp theo của quá trình niềng răng )

– Chun chuỗi

Với đặc trưng nhiều mắt xích nối với nhau thành chuỗi thẳng. Chun có thể dùng giai đoạn đầu xoay răng khấp khểnh, dựng trục răng nghiêng. Hoặc giai đoạn kéo đóng khoảng, di xa, di gần. Cũng có thể sử dụng giai đoạn cuối như ép trục răng hoặc khép các khe thưa nhỏ. Chính vì sự tiện dụng của chun chuỗi mà bác sĩ sẽ ra chỉ định cho từng tình huống cụ thể. Chun chuỗi sẽ được thay trong mỗi lần đến lịch tái khám tại nha khoa.

Chun chuỗi trong đóng khoảng nhổ răng
Case lâm sàng mặt nghiêng thay đổi hoàn toàn sau 1.5 năm kéo giảm hô với chun chuỗi. Nét nhìn nghiêng chuẩn thẩm mĩ.
Chun chuỗi lún răng cửa từ vis
Bệnh nhân đã hết hở lợi sau 1,5 năm niềng răng nhờ đánh lún nhóm răng cửa bằng chun chuỗi.

Chun chuỗi có thể phát cho bệnh nhân đeo tại nhà tuy nhiên việc đeo chun chuỗi không đúng, không kiểm soát sẽ rất nguy hiểm. Gây ra các tác dụng phụ làm răng bạn không chạy, hoặc chạy sai. Nặng có thể khiến chân răng bật ra khỏi xương, trồi răng..vv. 

Vì vậy không nên tự ý mắc chun theo ý thích nếu chưa hiểu cơ chế cũng như hướng dẫn của bác sĩ hướng dẫn.

Lực kéo răng không được kiểm soát tốt làm chân răng bật ra khỏi xương ổ đã được cứu chữa kịp thời sau 6 tháng với đội ngũ bác sĩ Nha khoa Thùy Anh

Ở trên một số hội nhóm, các bạn niềng răng chia sẻ kinh nghiệm với nhau rằng dấu bác sĩ mắc chun chuỗi tăng lực và thay mới liên tục với kỳ vọng răng di chuyển thật nhanh, vượt kế hoạch điều trị đã đưa ra trước đó. 

Thực tế, việc nắn chỉnh răng là môn khoa học có lịch sử hàng trăm năm với các nghiên cứu thực nghiệm nghiêm ngặt trên cơ thể người. Bạn không nên liều lĩnh thí điểm trên cơ thể mình những thông tin hoàn toàn không có kiểm chứng.

– Chun nội hàm 

Trường hợp phổ biến khác đó là mắc chun di xa từ răng nanh, răng hàm nhỏ đến minivis ngoài chân răng hoặc với máng invisalign.

Các loại chun được thay tại nhà thường có vòng phân rã ngắn, dễ ngấm nước bọt. Thao tác đeo chun rất đơn giản, tuy nhiên hiệu quả điều trị phụ thuộc vào mức độ hợp tác của bạn là rất lớn. 

Thông thường chu kỳ thay chun liên hàm tại nha khoa Thùy Anh là 2 ngày 1 lần. Bạn cần tuân thủ đúng số lượng chun đeo, size chun, vị trí mắc chun và thời gian đeo để quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả và an toàn hơn.

Chun cho giai đoạn đóng khớp và tinh chỉnh (dùng 3 - 6 tháng cuối)

Trong giai đoạn này bác sĩ sẽ sử dụng chun liên hàm mắc vào cả hàm trên và hàm dưới mục tiêu tương quan khớp cắn giữa hai hàm.

– Chun liên hàm

Chun liên hàm là dạng chun mắc từ hàm trên xuống hàm dưới tùy thuộc vào kiểu sai lệch khớp cắn, mang lại khớp cắn chuẩn giữa 3 hàm.

Chun liên hàm dạng Class 2( hình B) Class 3(hình C)

Đối với dạng sai khớp cắn hạng 2 điển hình là hô hàm trên, lùi hàm dưới sẽ đeo chun từ răng nanh hàm trên đến răng hàm hàm dưới. Ngược lại, khớp cắn hạng 3 biểu hiện lâm sàng là móm thì sẽ đeo chun class 3 từ răng nanh hàm dưới đến răng hàm hàm trên.

– Chun đóng khớp 2 hàm

Các kiểu mắc chun chữ cái V, M, W hay kiểu hình hộp, hình thang, tam giác cũng được coi là dạng chun liên hàm. Tùy vào vị trí mắc để kéo răng mọc đúng khớp cắn. Thông thường sử dụng vào giai đoạn cuối của chỉnh nha.

Một số lưu ý khi sử dụng chun chỉnh nha

– Nên tập thói quen mang theo chun dự phòng và thay chúng sớm nhất khi một bên nào đó bị đứt hay mất. Bằng cách đeo thun liên tục bạn sẽ đảm bảo quá trình chỉnh nha luôn diễn ra đều đặn, tránh ảnh hưởng đến thời gian chỉnh nha.

– Rửa tay sạch trước khi tháo chun và giữ chúng đến khi đeo lại.

– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn hết chun, mất chun.

– Không nên đeo chun gấp đôi vì điều này gây ra quá nhiều áp lực lên răng có thể gây hại cho chân răng, tuyệt đối không đổi chun với bạn bè hay người khác cũng đang niềng răng.

– Không kéo căng chun quá mức vì sẽ làm mất độ bền và thoái hóa chun.

Dây thun là một khí cụ quan trọng trong điều trị chỉnh nha, việc nắm rõ một số lưu ý khi thay thế chun là điều cần thiết. Trên đây là những kiến thức bổ ích, về các loại chun trong chỉnh nha bác sĩ Huyền thuộc khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh cung cấp. Để đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt nhất bạn nên tuân thủ nghiêm chỉnh những chỉ định của bác sĩ về sử dụng các loại chun sao cho an toàn và hiệu quả bạn nhé. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục