Tập Mewing có hiệu quả không? Cơ sở khoa học của Mewing là gì?

“Mewing” là tên gọi của thuật ngữ PROPER TONGUE POSTURE do giáo sư Mike Mew phát triển để chỉ cách đặt lưỡi trên vòm miệng đúng. Mewing đại diện cho trường phái Orthotropics với các bài tập điều chỉnh tư thế khuôn mặt và miệng giúp thay đổi cấu trúc xương, đường viền hàm dưới đẹp hơn mà không cần phẫu thuật.

Mặc dù có một số lượng lớn nghiên cứu đã được thực hiện nhưng vẫn có khá nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của Mewing. Vậy Mewing có hiệu quả thực sự hay không? Cơ sở khoa học nào chứng minh? Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây. 

Hỏi đáp: Tập Mewing có hiệu quả không?

Trước hết các bạn cần hiểu sơ qua về độ mạnh nghiên cứu khoa học trên tháp bằng chứng sau đây.

Tháp bằng chứng minh họa độ mạnh, độ tin cậy của các nghiên cứu trong y khoa. Trong tháp bằng chứng bạn có thể thấy các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên mẫu vật phẩm, thử nghiệm trên động vật là yếu nhất, tiếp đến là các ca lâm sàng cụ thể cũng coi là yếu. 

Ví dụ: 

– Thuốc đôi khi chữa khỏi cho 1 bệnh nhân nhưng không phải vì thế mà khẳng định thuốc có tác dụng cho tất cả những người khác. 

– Mạnh hơn ca lâm sàng là các nghiên cứu hồi cứu, nghĩa là chữa bệnh trên số lượng nhiều người sau 1 thời gian đánh giá sự thay đổi, đây là nghiên cứu có giá trị nhưng vì trong quá trình chữa bệnh vẫn có thể có nhiều yếu tố nhiễu hoặc hiệu ứng giả dược nên nó vẫn chưa đủ độ tin cậy nhất. 

– Thể loại nghiên cứu mạnh nhất trong y khoa hiện nay là các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Ví dụ như nghiên cứu về mewing người ta sẽ tìm khoảng 100 người rồi chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên: Nhóm người không tập mewing và nhóm người có tập mewing. 

Sau thời gian tập luyện nhà khoa học sẽ so sánh sự thay đổi của 2 nhóm và xem thực sự mewing có biến đổi khuôn mặt dự đoán được hay không? Sau khi đo lần 1, với nhóm người không tập lại cho tập để xem có sự thay đổi trên nhóm này không, từ đó mới đưa ra kết luận cuối cùng. Đương nhiên hiện tại mewing chưa có những nghiên cứu mạnh như vậy nên còn nhiều tranh cãi.

Mewing là một phương pháp độc đáo giúp bạn có một cấu trúc khuôn mặt hài hòa hơn bằng chính sự luyện tập. Tuy nhiên các nhà chỉnh nha truyền thống dường như không đồng tình và khá khắt khe khi nói đến tính hiệu quả của Mewing.  

Để Mewing đem lại hiệu quả thì việc luyện tập mewing cần đạt được những tiêu chí sau:

– Tư thế lưỡi đúng

– Vị trí răng thích hợp

– Thở bằng mũi

– Nuốt đúng cách

– Sự nâng đỡ vùng xương sọ tốt

Hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về bài tập Mewing trước khi thực hành chứng có hiệu quả. 

Cơ sở khoa học của Mewing

Mewing có cơ sở khoa học nào không? Câu trả lời là “ Không”. Có một số thay đổi được ghi nhận khi tập Mewing nhưng lại không có bằng chứng lâm sàng cụ thể nào về điều này. Trong khi cộng đồng khoa học lại coi bằng chứng lâm sàng là tiêu chuẩn vàng để đánh giá bất kì phương pháp luyện tập nào. Chính vì lí đó, Mewing gây nhiều tranh cãi trong thực hành Nha Khoa.

Mặc dù hiệu quả lâm sàng trên từng cá nhân đã được ghi nhận, nhưng người ta không thể phủ nhận rằng Mewing thiếu những nghiên cứu một cách hệ thống. Bên cạnh đó các bác sĩ chỉnh nha truyền thống còn khá khắt khe bởi họ vẫn thích sử dụng các khí cụ nha khoa hơn là những phương pháp luyện tập trong miệng.

Có một điều tích cực giữa tất cả những điều trên là một nghiên cứu kéo dài 10 năm mới được công bố trên Tạp Chí Chỉnh Nha Hàn Quốc. Nghiên cứu này đưa ra xác nhận trực tiếp về hiệu quả của Mewing.

Nghiên cứu thực hiện và theo dõi trên một bệnh nhân 19 tuổi với tình trạng cắn hở vùng răng trước – kiểu hình khi cắn lại thì chỉ các răng sau chạm, còn răng trước thì không. Bệnh nhân có sử dụng hàm chỉnh nha không hiệu quả. Trong nghiên cứu bệnh nhân được sử dụng 1 khí cụ định vị lưỡi, khí cụ này không gây đau, giúp bệnh nhân đặt lưỡi đúng trên vòm miệng, và luôn duy trì tư thế đúng của lưỡi. 

Kết quả: Bệnh nhân không chỉ sửa chữa tình trạng cắn hở, nuốt đúng cách mà toàn bộ cấu trúc khuôn mặt của anh ấy đã thay đổi. 

Tuy nhiên dựa vào phân tích về tháp bằng chứng ở trên thì đây là ca lâm sàng và nó vẫn chưa có tính thuyết phục cao. Mặc dù nghiên cứu này không được coi là bằng chứng khoa học của Mewing nhưng nó khẳng định vai trò của tư thế lưỡi đúng và sự tác động của lưỡi lên toàn bộ cấu trúc khuôn mặt.

>>> Tìm hiểu thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chi-tiet-tung-cac-buoc-nieng-rang-chuan-y-khoa-tai-nha-khoa-thuy-anh/

Một loạt các nghiên cứu bổ sung khác giúp khẳng định vai trò của tư thế lưỡi như:

– Nghiên cứu tại đại học Aga Khan cho thấy tư thế lưỡi có ảnh hưởng đáng kể tới mối quan hệ giữa xương hàm và độ rộng cung răng.

– Nghiên cứu đăng tại tạp chí chỉnh nha Châu Âu Nhấn mạnh rằng: Vòm miệng nhỏ hơn tương ứng tư thế lưỡi thấp hơn và ngược lại.

GS Mew người đặt nền móng cho phương pháp Mewing và trường phái orthotropics cũng đã thực hiện và chia sẻ nhiều nghiên cứu:

– Trong cuốn sách đáng chú ý “The Tropical Premise” ông  nói rằng: “Sự phát triển lý tưởng của xương hàm và răng phụ thuộc vào tư thế miệng đúng với lưỡi đặt thả lỏng trên vòm miệng, môi ngậm kín, răng tiếp xúc nhẹ trong khoảng thời gian 4-8h một ngày”.

– Việc luyện tập tư thế đúng của lưỡi khi còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn và người càng trẻ càng có cơ hội cải thiện hình dáng khuôn mặt của mình.

– Một nghiên cứu của ông được công bố trên tạp chí X quang và Ung thư học năm 2018 cho thấy vị trí của lưỡi ở trẻ em từ 3-5 tuổi có liên quan chặt chẽ tới rối loạn khớp cắn và khớp cắn hở vùng răng trước. Bằng cách điều chỉnh tư thế đúng của lưỡi thì khớp cắn sẽ được phát triển bình thường.

Như vậy với rất nhiều nghiên cứu thực hiện nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào có đủ bằng chứng lâm sàng để làm cơ sở khoa học cho phương pháp Mewing. Tuy nhiên, Mewing ngày càng lan rộng và không ngừng phát triển, theo thời gian mối quan tâm của các nhà khoa học dành cho Mewing càng lớn, do đó những nghiên cứu sẽ được thực hiện nhiều hơn và có quy mô hơn, trong tương lai gần sẽ có nghiên cứu lâm  sàng cụ thể về chủ đề này.

Trước khi có bằng chứng lâm sàng và cơ sở khoa học đáng tin cậy, bạn vẫn có thể luyện tập Mewing nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, cải thiện thẩm mỹ một cách nhẹ nhàng, dự phòng những sai lệch về xương, răng. 

Lưu ý: Với những sai lệch như hô, móm, bệnh lý khớp thái dương hàm nặng chúng ta nên gặp Bác sĩ để được tư vấn và đưa ra giải pháp cụ thể cho trường hợp của mình.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục