Tại sao mối hàn răng hay bị bong? Khắc phục như thế nào?

Hàn răng là giải pháp phổ biến khắc phục trường hợp răng mẻ, vỡ, thưa, đặc biệt là răng sâu. Mối hàn có thể tồn tại rất lâu, cũng có không ít các trường hợp chỉ sau một thời gian ngắn bị bung. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này do đâu? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Mối hàn lâu ngày bị bong

Hàn răng là gì?

Hàn răng là kỹ thuật sử dụng các loại vật liệu đắp vào khoảng trống ở trong răng. Hàn răng giúp lấp đầy được phần mô răng bị khuyết do sâu răng. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng hàn răng bị bong?

Về bản chất hàn răng rất khó bong, trải qua hơn 7 thế hệ keo dán, phát triển từ những ngày đầu tiên, hiện nay vật liệu đã đạt thành tựu dài nghiên cứu về khả năng kết dính. Mối hàn bị bong nguyên nhân có thể từ chỉ định sai, thao tác sai, và sử dụng sai mục đích chức năng ăn nhai. 

Các nhóm nguyên nhân gây nên tình trạng bong mối hàn:

– Thứ nhất là vị trí lỗ hàn: Thường một lỗ sâu nếu nằm cân giữa mặt nhai, bao quanh có 4 thành giống như đào 1 cái ao sẽ hình thành độ lưu rất tốt. Ngược lại, với lỗ sâu ở kẽ thì nó chỉ có 2 thành lưu giữ, một phía mối hàn nằm chới với không bám được vào đâu do đó vị trí này sẽ không có độ bám lâu bền, dễ bung. Tương tự như thế, lỗ hàn rìa cắn răng cửa sẽ yếu nên khi bạn cắn cứng cũng dễ gãy vỡ. Khi đó chúng ta nên xem xét làm mặt dán sứ, bọc răng sứ, hoặc thận trọng trong sử dụng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ ổn hơn.

Vị trí sâu răng là vùng kẽ, mối hàn không nằm trọn vẹn trong răng. Tình huống này vẫn có thể hàn tốt, tuy nhiên nó không bám chắc bằng tình huống tiếp theo đây.
Vị trí sâu răng nằm trung tâm, sau khi làm sạch, chất hàn nằm gọn gẽ bên trong. Mối hàn không thể bong được.

– Thứ hai là việc cô lập nước bọt không được tốt: Cũng ảnh hưởng tới hiệu quả bám dính vật liệu, nhất là đối với trường hợp hàn composite. Nước có tác động ngăn cản quá trình trùng hợp của composite và những liên kết vi cơ học được tạo ra trên bề mặt mô răng với chất hàn. Việc cô lập nước bọt khi hàn răng người lớn là đơn giản thì trẻ em lại khó khăn hơn. 

Với hàn răng trẻ em, nhiều bậc phụ huynh hay thắc mắc con mình hàn mấy lần vẫn bị bong. Có 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất là đối với các bé, đặc biệt là những bé khó hợp tác, việc cách ly nước bọt rất khó đảm bảo, các bé quấy khóc rồi phải để các cháu nghỉ ngơi, làm phải nhanh tạo thiện cảm với trải nghiệm của bé cũng khiến vị trí hàn khó mà khô hoàn toàn. 

Đặc điểm răng sữa thường thưa chứ không tiếp xúc chặt như răng người lớn, thức ăn và mảng bám dễ ứ đọng hơn vì vậy kẽ răng hay bị sâu. Thông thường bác sĩ hay dùng chất hàn Fuji cho các bé vì nó có tính ưa nước, không yêu cầu cách ly nước bọt tuyệt đối như hàn composite và thời gian thao tác cũng nhanh hơn. 

– Mối hàn răng bị bong là do kỹ thuật bác sĩ chưa đúng: Tạo xoang trám mà nha sĩ sáng tạo hình thái và kích thước chưa tốt gây lưu kém. Vật liệu hàn sẽ lưu giữ trên răng bằng 2 cơ chế là cơ học và hoá học. Khi tạo hình xoang trám không đúng chuẩn, dùng vật liệu chưa hợp lý thì việc bong sút dễ dàng xảy ra sau môt thời gian ngắn. 

– Vấn đề về sử dụng: Hàn răng cốt để nhai cho tốt, phải nhai được hết mọi thứ nhưng nhiều người vẫn dùng răng mở nắp chai bia, cắn đá lạnh, hoặc ăn đồ quá cứng với kích thước lớn. Một số bệnh nhân còn nghiến răng nhiều vào ban đêm. Những thói quan này ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ mối hàn. 

Cách khắc phục mối hàn răng bị bong sút

Vấn đề không chỉ nằm ở phần bị bong mà quan trọng là tình trạng mô răng còn lại. Nếu như mối hàn bị bong bật lâu ngày mà không khắc phục thì thức ăn có thể lọt xuống, giắt vào khe răng và đây sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh. Hiện tượng sâu răng tái phát là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tình huống này cách khắc phục duy nhất là cần đến gặp nha sĩ để thăm khám cụ thể. Thông thường, nha sĩ sẽ tháo hết dấu vết mối hàn cũ và thay thế bằng một sản phẩm mới với chất liệu composite hoặc cement nha khoa. Tuy nhiên, việc hàn trám lần đầu có thể đã xâm lấn đến răng nên lần trám tiếp theo đòi hỏi nha sĩ có kinh nghiệm giúp hạn chế làm tổn thương thêm, đặc biệt trong thao tác nạo vết sâu.

Các vật liệu thường được sử dụng để hàn răng:

– Chất hàn Composite: Là loại vật liệu sử dụng rộng rãi nhất cho mục đích hàn răng hiện nay, đặc biệt là hàn thẩm mỹ răng cửa. Loại vật liệu này có màu sắc tương tự với màu răng, khả năng chịu mòn và chịu lực cao. Tuy nhiên, sau khi hàn, răng có thể bị ê buốt do răng bị kích thích nhẹ bởi chất hàn, chất dán dính. Sau vài năm, chất hàn có thể đổi màu, vỡ và bạn phải thay mới.

Mối hàn bị đổi màu gây mất thẩm mỹ

– Xi măng thủy tinh (GIC cement): Là loại vật liệu ưa nước, thao tác nhanh nên chỉ định hàn những răng ở vị trí khó cách ly nước bọt và để hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác. Vật liệu có giải phóng Fluor là chất giúp tổ chức răng cứng chắc chống lại sâu răng. Tuy nhiên, vật liệu này dễ vỡ, mòn nhanh, có ít màu để lựa chọn và không tạo được hình thể răng như ý muốn.

Một lời khuyên dành cho răng hàm bị sâu chính là kỹ thuật trám sứ Inlay/Onlay. Đây là phương pháp hàn trám gián tiếp thay vì trám trực tiếp như cách thông thường. Phương pháp này chỉ áp dụng cho xoang trám lớn như răng hàm. Nha sỹ cần lấy dấu hàm để chế tạo miếng trám bên ngoài, sau đó miếng trám sẽ được gắn vào phần răng sâu bởi vật liệu gắn nha khoa chuyên dụng ở buổi hẹn thứ hai. So với trám composite hoặc fuji thì hàn gián tiếp có độ bền chắc khá cao với vật liệu sứ có độ cứng tốt. Bạn có thể ăn nhai hoàn toàn thoải mái trong nhiều năm mà không lo bị bong bật hay xỉn màu, hôi miệng. Có thể nói hàn inlay/onlay là đối trị của tình trạng bong trám. Độ bền tuổi thọ của nó cực cao, trên 10 năm và hoàn toàn có thể tồn tại vĩnh viễn dọc theo triền tuổi thọ con người. 

Khách hàng thực hiện dịch vụ hàn răng bằng onlay tại nha khoa Thùy Anh

Tuy mức chi phí cao hơn cùng thao tác phức tạp hơn nhưng trám inlay/onlay là cách khắc phục mối hàn răng sâu bị bong hiệu quả hơn hẳn so với thông thường. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp răng đang sâu nặng và trám trực tiếp không mang lại hiệu quả.

Ưu điểm dịch vụ hàn răng này là tính thẩm mỹ cao, kín khít tối đa, không bị đổi màu, co ngót như miếng trám thông thường, nhờ vậy phòng tránh được nguy cơ hở kẽ và sâu tái phát sau này, hơn nữa nó lại có tính cứng chắc và sự ổn định cao giúp bảo vệ mô răng yếu.

Khi phần răng bị bong đã tổn thương tới tuỷ, lỗ sâu lớn thì việc hàn trám răng không còn đảm bảo. Nha sĩ sẽ áp dụng điều trị nội nha lấy sạch phần tuỷ, tránh ảnh hưởng đến chân răng lân cận. Một chiếc răng đã bị sâu ăn tới tủy mà trám lên trên thiếu sự chẩn đoán chính xác sẽ dẫn tới cơn đau dữ dội, bốc lên đầu khiến bạn không thể chịu nổi. 

Trên đây là thông tin giải đáp vấn đề tại sao hàn răng bị bong, hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn trực tiếp.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/han-rang-sau-ap-dung-cho-truong-hop-nao-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục