Sự khác nhau giữa phương pháp nâng xoang kín và nâng xoang hở

Mỗi vùng mất răng nha sĩ lại phải chú ý những cấu trúc giải phẫu liên quan nhằm đưa đến bệnh nhân điều trị an toàn nhất. Vùng răng hàm nằm trên là 1 khu vực khó với giải phẫu đặc biệt quan trọng: Xoang hàm trên. 

Xoang hàm trên là 1 hốc to nằm ngay trong xương hàm, hốc này rỗng và chứa khí thông thương với mũi. Khi răng mất lâu ngày dẫn đến xương tiêu ngót, cộng với càng lớn tuổi thể tích xoang càng mở rộng điều này dẫn đến vị trí xương dùng để đáp ứng đủ điều kiện đặt implant không còn nữa.

Để khắc phục, nha khoa hiện đại phát triển kỹ thuật nâng xoang, ghép xương. Mục đích không gì khác là cố tái tạo vùng xương mất bằng cách thu hẹp xoang để đặt vừa vặn chiếc implant. Hiện nay có 2 kỹ thuật nâng xoang là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Nâng xoang hở thường phải ghép thêm xương và tốn kém chi phí, nâng xoang kín lại thường được nha sĩ miễn phí cho bệnh nhân. Một thủ thuật cùng nâng xoang thôi mà giá cả chênh nhau cả 10 – 20 triệu. Vậy thực sự thì nó khác nhau như thế nào? Bác sĩ Cương – trực thuộc khoa phẫu thuật và phục hình trong miệng nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Thông tin về giải phẫu cũng như hình thái của xoang hàm trên

Xoang hàm nằm trong xương hàm trên, có hình nón tháp với đỉnh là mỏm gò má của xương hàm trên và đáy là thành trong xoang hàm. Các thành còn lại gồm: thành trên, thành dưới, thành sau và thành trước.

+ Thành trước: Là mặt trước xương hàm trên, có lỗ thần kinh dưới ổ mắt cho thần kinh dưới ổ mắt đi qua và trên bề mặt có thần kinh huyệt răng trên trước và giữa. Do đó, những chấn thương vỡ mặt trước xoang hàm có thể dẫn đến tê mặt, ê răng, nhạy cảm răng… Giữa mặt trước xương hàm có hố nanh, là vị trí mỏng nhất của thành trước xoang hàm (dày khoảng 2mm).

+ Thành trên: Là sàn ổ mắt, được tạo bởi các xương gò má, xương hàm trên và mảnh khẩu cái, có ống thần kinh dưới ổ mắt. 

+ Thành sau: Tạo bởi xương gò má và cánh lớn xương bướm, thường dày ở rìa và mỏng ở trong. Thành sau xoang hàm có liên quan chặt chẽ đến hố chân bướm hàm và hố dưới thái dương.

+ Thành dưới: Là mỏm huyệt răng của xương hàm trên. Ở trẻ em sàn xoang hàm nằm ngang sàn mũi do xoang hàm chưa phát triển hết. Ở người lớn, sàn xoang hàm thường nằm dưới sàn hốc mũi 5 – 10 mm. Thành dưới xoang hàm liên quan đến các răng hàm trên từ răng số 3 – số 8. Do đó, sâu răng hàm trên dễ dẫn đến viêm xoang hàm, viêm đa xoang. Đây cũng chính là thành mà chúng ta cần quan tâm trong bài viết này.

Trong trường hợp mất răng hàm trên lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương, khiến xoang mở rộng, làm suy giảm mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích của xương ổ răng.

Ngoài ra thì còn có nhiều nguyên nhân cũng làm cho xương hàm bị tiêu do viêm nha chu, do đeo hàm tháo lắp.

Để đặt một chiếc chân răng nhân tạo implant vào vị trị mất răng bị tiêu xương, bác sĩ cần nâng màng xoang và ghép xương để tăng đủ thể tích vùng xương này lên. Đây chính là điểm giống nhau giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở

Nâng xoang kín trong cấy ghép implant

Sở dĩ gọi nâng xoang kín vì nha sỹ sẽ nâng xoang thông qua lỗ khoan tại vị trí đặt implant, nói cách khác nâng xoang qua đường sống hàm. Sau khi đặt implant và đóng vết thương bệnh nhân không còn thêm vết thương nào khác. 

Nâng xoang kín nhiều ưu điểm như thực hiện cùng lúc việc đặt implant, implant rất ổn định, bệnh nhân gần như không có đau đớn gì. Tuy nhiên cũng chỉ thực hiện được khi chiều cao cần nâng ít. Nói cách khác xương chưa tiêu nhiều, bệnh nhân đến sớm thì mới nâng kín được. Còn xương đã tiêu quá nhiều thì là điều không thể. 

Nha sĩ sẽ khoan đặt implant, tuy nhiên hãm phanh mũi khoan ngay tại vị trí đáy xoang. Để hãm mũi khoan chính xác nha sĩ cần chụp phim khảo sát kỹ, đồng thời vừa khoan vừa kết hợp cảm giác tay và chụp xquang kiểm tra liên tục. Khi chắc chắn mũi khoan đã chạm đáy xoang thì lúc này có rất nhiều lựa chọn nâng xoang và được đặt với tên gọi khác nhau như: 

– Osteotome (hay là kỹ thuật gõ)

Khi chắc chắn mũi khoan đã chạm đáy xoang, nha sĩ sử dụng cây đục và búa, gõ đẩy màng xoang lên cao. 

Cách làm này ưu điểm hình thành xương tốt (thêm thành xương, giữ cục máu đông) áp dụng cho trường hợp nâng 2 – 4mm. Tuy nhiên nhược điểm dễ tạo cảm giác lo sợ, ám ảnh cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân nhìn thấy đục và búa gõ bong bóc lên đầu thì bị đau đầu và ghê sợ. Tuy nhiên theo thời gian sẽ không còn cảm giác đó nữa. 

– Piezotome (máy rung siêu âm) 

Nha sĩ dùng dụng cụ siêu âm mài rà và nâng đáy xoang dần dần lên. Cách này an toàn nhưng mất nhiều thời gian. Bệnh nhân cũng có cảm giác sợ do tiếng rít của máy siêu âm. 

– Bơm bóng

Nha sĩ dùng áp lực khí từ việc bơm bóng đẩy màng xoang lên nhưng khó kiểm soát lực bóng

– Nâng bằng bột xương

Nhồi bột xương vào lỗ đặt implant rồi vặn implant để áp lực vặn đẩy xoang lên cao. Cách làm này nhược điểm là không kiểm soát được áp lực màng xoang, ngoài ra tồn tại các nguy cơ nhiễm trùng từ xương ghép. 

– Nâng xoang thủy lực

Sử dụng bơm nước đẩy màng xoang. Cách làm này tương đối nhẹ nhàng, tiên lượng tốt. Dưới đây là quy trình nâng xoang kín, cụ thể đó là nâng thủy lực:

Dưới đây là một trường hợp bạn khách hàng bị mất răng số 6 hàm trên bên trái. Sau khi thăm khám và chụp phim Panorama ta có thể thấy còn lại một phần chân răng. Chúng tôi tiến hành nhổ bỏ phần chân răng này và trồng răng implant cho bạn khách.

Sau khi nâng xoang cấy implant

Nâng xoang hở trong cấy ghép implant 

Khác nâng xoang kín, nâng xoang hở tạo đường vào xoang bằng cách mở cửa sổ phía bên tương ứng với vùng răng mất. Nghĩa là phải mở thêm một vị trí phẫu thuật. Nâng hở vì thế xâm lấn hơn, đau hơn. Ta có thể tưởng tượng nâng kín là mổ nội soi, còn nâng hở là mổ banh. 

Quy trình:

– B1: Mở vạt

– B2: Mở cửa sổ xoang cách sàn xoang 3mm (có thể dùng mũi piezotome, tay khoan chậm, tay khoan nhanh)

– B3: Nâng màng xoang

– B4: Ghép xương hoặc không ghép xương 

– B5: Chờ xương trưởng thành

– B6: Đặt trụ implant

Vậy khi nào nâng xoang kín ? Khi nào nâng xoang hở ?

Theo cuốn “ The Sinus Bone Graft – Ole T. Jensen 3rd Edition 2019” việc nâng xoan sẽ như sau: 

+ 8 – 10mm: Đặt implant thông thường không phải nâng gì cả. 

+ 6 – 8mm: Nâng xoang kín và đặt implant

+ 2 – 4mm: Nâng xoang hở, ghép xương, đặt implant

+ 0 – 2mm: Nâng xoang hở, ghép xương. Đặt implant thì 2, nghĩa là nâng xoang chờ xương lành rồi cấy implant sau. 

Ngoài ra thì việc nâng xoang còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và thế mạnh của bác sĩ. Ví dụ tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi vẫn thực hiện những ca nâng xoang kín và kèm ghép xương qua đường sống hàm với những ca chỉ còn lại 2mm xương và thành công tốt đẹp. Việc chọn thủ thuật nâng xoang phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề nha sỹ bởi vì suy cho cùng chọn kín hay chọn hở là để đảm bảo màng xoang khong bị rách cũng như ổn định được chiếc implant trong những tháng đầu tiên sau cấy mà thôi. 

Vậy khi cấy ghép implant vào trong cơ thể thì nó có ảnh hưởng gì đến màng xoang hay cái xoang hàm không?

Trong cuốn “ The Sinus Bone Graft” có đề cập biến chứng hậu phẫu như viêm xoang hay nhiễm trùng xoang (sinusitis/ sinus infection):

Sinus elevation surgery will, in general, result in short-term inflammatory reaction in the sinus, possibly compounding any previosly existing pathology. The response is short-lived and will resolve without therapy, however, it is advisable to inform the patient of this kikely occurrence.

Dịch ra: “Trong tất cả trường hợp nâng xoang sẽ có một đáp ứng viêm của màng xoang hàm, đáp ứng viêm này có thể kết hợp với bệnh lý sẵn có của bệnh nhân nhưng mà nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ khỏi, không cần điều trị gì cả. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cần thông báo cho bệnh nhân về điều này.”

Để giảm triệu chứng bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc cho bệnh nhân

Qua bài viết trên có thể thấy phương pháp nâng xoang kín hay xoang hở phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc giải phẫu xoang hàm, mật độ hay thể tích xương vùng răng mất, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, với sự hỗ trợ của phim XQ như: Panorama, CT conbean mà bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch chi tiết cho khách hàng. Hiện tại thì chi phí  nâng xoang, ghép xương ở Nha Khoa Thùy Anh là 5 – 10 triệu VND tùy vào số lượng xương cần ghép.

Chúng tôi rất vui vì cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục