Sau niềng răng không khớp được hàm: Biến chứng tiềm ẩn phá hủy hệ thống nhai

Tái lập khớp cắn ăn nhai tốt là một trong những mục tiêu không thể thiếu của tất cả những ca niềng răng. Nếu sau niềng mà không đưa được 2 hàm về vị trí lồng múi tốt sao cho đạt khớp cắn sinh lý và ổn định thì sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nặng nề tới những cơ quan, bộ phận chức năng liên quan, bên cạnh đó còn ảnh hưởng sinh hoạt và đời sống tinh thần hàng ngày.

Trong bài viết ngày hôm nay, bác sỹ Diệu – trực thuộc khoa nắn chỉnh răng tại Nha khoa Thùy Anh sẽ chia sẻ về một trong những vấn đề liên quan đến mục tiêu kết thúc của một ca chỉnh nha, chủ đề mang tên:“Không khớp được hàm sau niềng răng, loại biến chứng tiềm ẩn phá hủy hệ thống nhai.”

Thế nào là một khớp cắn sinh lý?

Theo từ điển y khoa thì khớp cắn định nghĩa là “quá trình đóng hàm”. Còn trong nha khoa thì khớp cắn được xem là tương quan giữa răng hàm trên và răng hàm dưới khi tiếp xúc với nhau trong quá trình hoạt động chức năng.

Nói dễ hiểu thì khớp cắn là cách tổ chức để 2 hàm cắn được với nhau cho tốt. Có 4 tiêu chuẩn khớp cắn mà điều trị chỉnh nha cần đạt, đó là:

+ Tiêu chuẩn trên một cung răng

– Răng xếp đều trên cung hàm theo cả chiều ngang và chiều đứng là tiêu chuẩn đầu tiên cần đạt

– Độ nghiêng gần xa phù hợp (độ Tip)

– Độ nghiêng ngoài trong đúng sinh lý (bác sĩ hay gọi là độ Torque)

– Không có răng xoay 

– Không tồn tại khe hở và các răng tiếp xúc chặt 

– Đường cong Spee và Wilson chuẩn giải phẫu. 2 đường cong này là yếu tố quan trọng giúp ổn định khớp cắn.

+ Tiêu chuẩn hàm trên và hàm dưới cần đạt những yếu tố 

– Tương quan đường giữa hàm trên, hàm dưới và đường giữa mặt cần trùng nhau, tất nhiên một số trường hợp không thể đạt được sự trùng nhau này do vấn đề sai hình xương hoặc khác biệt kích thước răng bẩm sinh. Sự cân chỉnh đường giữa hàm trên sẽ quan trọng hơn cân chỉnh đường giữa hàm dưới. 

– Cần đạt tương quan hạng I răng nanh và răng cối, còn gọi là khớp cắn hạng I Angel.

– Tương quan lồng khớp 2 hàm đúng theo kiểu cái chày và cái cối. Có như vậy nhai thức ăn mới nhuyễn. 

+ Tiêu chuẩn khớp cắn đối với vận động hai hàm

– Răng tiếp xúc nhau ở vị trí lồng múi tối đa ổn định không bị bập bênh. 

– Mối tương quan giữa lồng múi tối đa và khớp cắn trung tâm nằm trên một đường trượt thẳng không quá 1mm

– Khi hàm dưới trượt ra trước thì chỉ có răng cửa chạm, còn răng hàm phải nhả khớp lập tức. 

– Hướng dẫn phía trước hài hòa. Để có được điều này thì độ cắn phủ và độ cắn chìa giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới cần đảm bảo. 

– Tiếp xúc nhai trong vận động sang bên: Nếu có sự cản trở khớp cắn trong vận động hàm sang bên sẽ tạo ra những yếu tố liên quan mật thiết đến rối loạn hệ thống nhai

– Vị trí lồng múi tối đa và tương quan tâm cần trùng nhau để tránh cản khớp cắn trong vận động lui sau, hoặc nếu có sai lệch thì dưới 2mm. 

+ Tiêu chuẩn về sự hài hòa với cấu trúc lân cận

– Tương quan hướng răng, lồi cầu và mặt phẳng nhai hài hòa

– Cơ khớp khỏe mạnh

– Mô nha chu khỏe mạnh

Có rất nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để có được một khớp cắn sinh lý ổn định nhất. Do vậy cũng có nhiều yếu tố gây nên vấn đề không khớp được hàm sau niềng răng

Vì sao sau khi niềng răng không khớp được hàm?

Tình trạng không khớp được hàm là khi tương quan răng 2 hàm không tiếp xúc với nhau một cách ổn định. Bạn tưởng tượng sau niềng nhai thức ăn cứ bị trệu trạo, không nát. Có nhiều nguyên nhân gây ra việc không khớp hàm sau niềng, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:

– Do tháo mắc cài sớm khi mà răng chưa cố định đủ thời gian, sự bồi xương chưa đủ nên độ ổn định cung răng và khớp cắn chưa tốt, do đó khớp cắn dễ bị xáo trộn sau khi tháo mắc cài. Điều này có thể do một vài lí do mà bệnh nhân mong muốn tháo sớm hoặc do bác sĩ chưa đánh giá đúng tiêu chuẩn cần để kết thúc một ca niềng hoàn chỉnh.

– Do không tuân thủ đúng thời gian đeo hàm duy trì gây tái phát răng xoay lệch về vị trí cũ 

– Do tình trạng tiêu lồi cầu không đều khiến hàm dưới trượt về phía bên lồi cầu tiêu nhiều hơn, khi đó không thể xây dựng được một khớp cắn ổn định hoàn toàn trong những trường hợp này

Vì sao việc không tạo được khớp cắn tốt sau khi niềng răng lại là một biến chứng tiềm ẩn phá hủy hệ thống nhai?

Đầu tiên ta cẩn hiểu một chút về hệ thống nhai. Hệ thống nhai là một tổng thể bao gồm: Bộ răng và nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm, các cơ liên quan vận động xương hàm dưới, hệ thống môi – má – lưỡi, tuyến nước bọt, thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng.

Hoạt động chức năng hệ thống nhai diễn ra với sự phối hợp chặt chẽ giữa các răng 2 hàm, cơ hàm và khớp thái dương hàm, qua đó thể hiện những đáp ứng hiệu quả nhất về cấu trúc và chức năng ở tất cả thành phần nhằm đảm bảo duy trì hoạt động bình thường sinh lý. Khi một trong những thành phần đó bị rối loạn sẽ ảnh hưởng các mắt xích khác và toàn hệ thống. 

Trong bài viết này, bác sĩ Diệu chủ yếu chia sẻ về rối loạn của khớp cắn, tức là rối loạn trong mối tương quan giữa 2 hàm răng với nhau mang lại những ảnh hưởng nhất định đến những cơ quan khác liên quan. 

– Sự lồng múi răng hai hàm chưa tốt làm giảm chức năng nhai

– Thiếu hướng dẫn nhóm răng khi vận động đưa hàm dưới sang bên và ra trước. Trong vận động hàm ra trước các răng sau sẽ được nhả khớp nhờ hướng dẫn của nhóm răng cửa. Trong vận động hàm sang bên tất cả các răng sau được nhả khớp nhờ sự hướng dẫn của răng nanh. Nếu thiếu sự hướng dẫn của các răng trước làm nhả khớp răng sau thì sẽ làm cho các răng sau không tránh được những lực tác động theo chiều ngang gây tác động xấu lên mô nha chu thúc đẩy mòn răng tiến triển và vỡ răng sau này. 

– Có những điểm chạm sớm làm sai lệch vị trí tương quan tâm và lồng múi tối đa, nghĩa là làm cho hàm dưới được hướng dẫn về một vị trí mới, đây là một phản ứng bình thường để tránh lực lớn tác động vào một vị trí. Tuy nhiên điều này có thể gây nén ép lồi cầu ở một bên, lâu dài gây nên tổn thương đến khớp thái dương hàm. 

A – vị trí lồng múi tối đa B – điểm chạm sớm tại răng 23-33 (do điểm chạm sớm này làm cho hàm dưới trượt sang trái sao cho các răng được tiếp xúc nhiều nhất – gọi là vị trí lồng múi tối đa, là vị trí thích nghi của xương hàm dưới. Khi đó sẽ xảy ra sự nén ép lên lồi cầu bên trái)

Có thể nhận thấy rằng vấn đề không khớp được hàm sau niềng răng mang đến những biến chứng tiềm ẩn không ngờ gây xáo trộn cũng như phá hủy cả hệ thống nhai. Do vậy việc tái lập được một khớp cắn ổn định và sinh lý là mục tiêu hàng đầu của điều trị chỉnh nha. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của bác sĩ là yếu tố tương đối quan trọng. hãy lựa chọn một địa chỉ uy tín để trao gửi niềm tin của mình sao cho quá trình niềng răng nhận được kết quả tốt nhất.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background