Răng trên phủ răng dưới thế nào là bình thường? Nha khoa Thùy Anh

Bạn đã bao giờ tự hỏi: “Hàm răng mình có độ cắn phủ bình thường hay không?” Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc của bạn về độ cắn phủ. Thế nào là cắn phủ bình thường, bất thường? Hậu quả của khớp cắn phủ bất thường cũng như phương pháp điều trị. 

Độ cắn phủ là gì? 

Độ cắn phủ liên quan đến khoảng hở theo chiều ngang hoặc độ che phủ theo chiều dọc giữa mặt trong răng trước trên và mặt ngoài răng trước dưới khi 2 hàm ở tư thế lồng múi nhau. Khoảng hở theo chiều ngang được gọi là “Độ cắn chìa”, và độ che phủ theo chiều dọc được gọi là “Độ cắn phủ”. 

Khi nhắc đến độ cắn phủ, bạn hãy hiểu là che phủ cả chiều dọc hoặc chiều ngang, nghĩa là răng trên có thể chìa ra phía trước hoặc bao phủ răng dưới.  

Khi độ che phủ theo chiều dọc từ 2 – 4mm hoặc răng trên bao phủ 30% răng dưới thì được xem là độ cắn phủ bình thường. Mặt khác, khi độ che phủ đó từ 4 – 6 mm trở lên thì được xem là độ cắn phủ sâu. Trong trường hợp có độ che phủ quá nghiêm trọng, răng trên sẽ bao phủ hoàn toàn và thậm chí là chạm cả nướu răng dưới. Cắn phủ là một tình trạng rất phổ biến do di truyền, các thói quen xấu như thở bằng miệng, mút ngón tay cái hoặc đẩy lưỡi vào răng cửa.

So sánh sự khác biệt giữa độ cắn phủ bình thường và độ cắn phủ nhiều:

Hậu quả của khớp cắn phủ bất thường

Nếu phát hiện ra tình trạng cắn phủ của mình ở mức độ phủ nhiều hoặc nghiêm trọng, bạn nên khắc phục càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả sau:

– Tuổi thọ của răng giảm

– Khó khăn trong vệ sinh răng miệng

– Đau cơ vùng mặt

– Rối loạn ngôn ngữ

– Rối loạn khớp thái dương hàm

– Khó khăn trong ăn nhai

Với trẻ nhỏ thì càng nên điều trị sớm vì tuổi càng nhiều thì sẽ càng gặp khó khăn trong việc khắc phục tình trạng cắn phủ bất thường. Cấu trúc xương và răng khi bước vào tuổi trưởng thành trở nên cứng chắc hơn, những cơn đau tại thời điểm điều trị này cũng trở nên nhiều hơn. Tuy nhiên với sự phát triển của nha khoa hiện đại thì sẽ không có nhiều rào cản về tuổi tác trong quá trình điều trị, nên người lớn vẫn có thể khắc phục độ cắn phủ bất thường. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/tai-sao-nen-nieng-rang-cho-tre-som-co-dau-khong-gia-bao-nhieu-nieng-o-dau/

Cách xác định độ cắn phủ

Trong hầu hết các trường hợp, vòm miệng hẹp và hàm dưới bị đẩy ra sau tạo nên khoảng cách lớn giữa 2 hàm răng. Một số nguyên nhân phổ biến như yếu tố di truyền, biến đổi gen trong quá trình hình thành bào thai, mút ngón tay, lạm dụng bình sữa và núm vú giả cho trẻ, đẩy lưỡi hay mất răng ở phía sau cũng là một trong nhiều lý do dẫn đến độ cắn phủ bất thường.

Cách xác định độ cắn phủ tại nhà:

– Khép môi lại bình thường. Đặt răng của bạn ở tư thế lồng múi bình thường và đảm bảo rằng bạn không nghiến chặt hàm. 

– Nhìn vào gương và cười thật tươi. 

– Kiểm tra xem rìa cắn răng cửa trên ngang vị trí nào của mặt ngoài răng cửa dưới. 

– Nếu độ che phủ quá 3,5 mm thì răng bạn đang trong tình trạng cắn phủ bất thường.

Hoặc bạn xem răng dưới có chạm vào vòm miệng của bạn hay không, nếu có thì bạn đang gặp tình trạng cắn phủ mức độ nghiêm trọng.

Từ các bước hướng dẫn trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha nếu phát hiện tình trạng cắn phủ bất thường ở hàm răng của mình.

2 kiểu cắn phủ chính

+ Cắn phủ liên quan đến răng

 Tức là tình trạng cắn phủ xảy ra do nguyên nhân từ răng, ví dụ như răng mọc lệch lạc hoặc mất răng sau hoặc do các thói quen răng miệng xấu. Răng hàm trên có thể vẫn lồng phía ngoài răng hàm dưới, tuy nhiên tình trạng răng chen chúc dẫn đến cằm lùi về phía sau. 

Cách khắc phục: Niềng răng sẽ giải quyết được vấn đề này, kể cả ở người lớn.

+ Cắn phủ liên quan đến xương

Cắn phủ cũng có thể là kết quả của sai sót trong quá trình hình thành cấu trúc xương hàm. Trường hợp này thì hàm dưới nhỏ hơn bình thường và không lồng khớp với răng hàm trên, do đó hàm trên thường đưa ra phía trước so với hàm dưới. Phẫu thuật thường là hướng điều trị cho loại cắn phủ này. 

Có cần thiết khắc phục vấn đề cắn phủ?

Mấu chốt đằng sau các case điều trị cắn phủ là cải thiện vẻ thẩm mỹ bên ngoài. Nhưng bản chất là nhằm khắc phục các hậu quả của nó. Khó khăn trong phát âm giao tiếp, ăn nhai và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương nướu. 

Cắn phủ cũng có thể dẫn đến ngưng thở khi ngủ, lệch hàm, nguy cơ gây ra rối loạn khớp thái dương hàm. Mặt khác xét về tâm lý, nó ảnh hưởng đến sự tự tin của bản thân. Bởi vậy việc điều trị khớp cắn phủ bất thường là rất cần thiết. 

Phương pháp điều trị khớp cắn phủ 

+ Niềng răng mắc cài

Hầu hết các trường hợp cắn phủ ở Việt Nam được điều trị bằng phương pháp niềng răng mắc cài. Đeo mắc cài đem lại hiệu quả cao và khi được theo dõi với máng duy trì thì kết quả đem lại là vĩnh viễn. Quá trình điều trị này kéo dài và có thể mất từ một đến hai năm hoặc nhiều hơn. 

+ Niềng răng Invisalign

Niềng răng invisalign là cách khắc phục cắn phủ hiệu quả cho những trường hợp hô nhẹ và trung bình. Việc sử dụng máng vô hình giúp răng di chuyển nhanh hơn làm cho một hàm răng có độ cắn phủ sâu thành cắn phủ bình thường. 

+ Đeo hàm tháo lắp chỉnh nha

Trong vài trường hợp, bạn có thể khắc phục cắn phủ bằng hàm chỉnh nha chức năng. Phương pháp này hoạt động tương tự như đeo mắc cài làm cho các răng sẽ từ từ di chuyển vào đúng vị trí. Trong điều trị chỉnh nha, hàm duy trì là khí cụ bắt buộc phải đeo để giữ răng không bị di chuyển lại vị trí ban đầu. Hàm chỉnh nha thường áp dụng cho các răng tiền phục hoặc hỗ trợ kết hợp điều chỉnh các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút môi và bé nhỏ tuổi…

+ Sử dụng khí cụ Headgear                                   

Headgears chỉ sử dụng cho các vấn đề khớp cắn nghiêm trọng. Nó thường được chỉ định đeo ở nhà và sử dụng phổ biến cho trẻ em, vì cơ chế hoạt động của Headgears phù hợp với giai đoạn xương đang phát triển.

+ Phẫu thuật

Hàm trên đưa ra trước quá xa thường do liên quan đến xương, kết quả là dẫn đến tình trạng hô nặng. Trong trường hợp này, cần phải phẫu thuật điều chỉnh hàm trên. Khi xương hàm dưới chưa phát triển hoàn toàn, phương án phẫu thuật có thể cải thiện tình trạng hô này.

Khi thực hiện cuộc phẫu thuật này thì bạn yên tâm là không thể để lại vết sẹo, vì hầu hết các vết cắt được thực hiện bên trong miệng. Bệnh nhân có thể đi học hoặc đi làm sau 2-4 tuần kể từ khi phẫu thuật. Thời gian nhập viện chỉ kéo dài qua đêm đối với những ca phẫu thuật quá phức tạp. Có thể kết hợp niềng răng trước và sau phẫu thuật nhằm đảm bảo răng được sắp đều.

Trên đây là những điều cơ bản và hướng điều trị về khớp cắn phủ mà bạn cần biết. Nếu bạn gặp vấn đề với tình trạng cắn phủ bất thường thì hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha để được thăm khám và lên kế hoạch điều trị. Sự hỗ trợ của chuyên gia chỉnh nha sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của bản thân cũng như có phương án điều trị tốt nhất. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ chỉnh nha tại nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

One thought on “Răng trên phủ răng dưới thế nào là bình thường? Nha khoa Thùy Anh

  1. phuong says:

    Em năm nay 24t, đã nhổ một răng khôn hàm trên. Răng khôn của em đều mọc thẳng.
    Khớp cắn của em ở mức chấp nhận được như trong bài, tuy nhiên răng số 7 hàm trên của em khi cắn xuống có chạm 1 phần của răng 8 hàm dưới, em thấy bình thường vì cắn vẫn khít.
    Tuy nhiên sau khi nhổ răng số 8 hàm trên thì khi ngậm miệng, răng số 7 hàm trên hay bị cắn lệch vào răng số 8 hàm dưới rất nhiều, nhiều khi bị kênh. Em có thói quen nghiến chéo răng hàm nhẹ khi suy nghĩ, lúc trước còn răng 8 hàm trên thì ko sao, giờ mất rồi cứ bị cắn lệch.
    Sự lệch lạc, kênh kênh này rất khó chịu
    Em trình bày với chỗ nhổ răng thì được câu trả lời là cơ thể sẽ quen thôi, tuy nhiên đã vài tháng rồi mà em vẫn không thoải mái với khớp cắn mới này.
    Em phải làm gì bây giờ ạ, nha khoa chỗ em chỉ có nhổ và trám thôi họ ko làm dc gì hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục