Răng ngầm có nguy hiểm không? Nha khoa Thùy Anh
Răng mọc ngầm là chiếc răng nằm sâu trong xương hàm hoặc dưới nướu nhưng không thể tách ra hoặc mọc trồi lên được. Răng ngầm thường gặp ở cả răng hàm trên và hàm dưới, răng nanh, răng số 8. Vậy răng mọc ngầm có nguy hiểm không? Thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tại sao lại có tình trạng răng mọc ngầm?
Trong quá trình mọc răng vĩnh viễn thì chiếc răng nào cũng có nguy cơ sẽ mọc ngầm. Nguyên nhân khiến răng mọc ngầm là do răng sữa không rụng, răng mọc sai hướng hoặc u nang lợi nướu.
Răng mọc mọc ngầm nếu không hoặc ít gây ảnh hưởng tới các răng khác thì sẽ không gây ra triệu chứng rõ ràng. Nhiều người có răng mọc ngầm nhưng lại không biết về tình trạng này cho tới khi chụp phim X – quang tại các cơ sở nha khoa.
Ở độ tuổi mọc răng, trường hợp trẻ bị thiếu răng thì có thể do mất răng bẩm sinh hoặc mọc ngầm. Nên đi khám và chụp phim X – quang để xác định tình trạng, nếu mọc ngầm cần có biện pháp khắc phục sớm nhất có thể.
Triệu chứng nhận biết răng mọc ngầm
Ngoài việc chụp phim X – quang để chẩn đoán tình trạng răng mọc ngầm thì bạn cũng có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như sau:
– Khi các chiếc răng khác đã mọc đủ vị trí trên cung hàm nhưng chiếc răng đó vẫn chưa xuất hiện.
– Chạm vào vùng xương ổ răng sẽ thấy vùng lợi trồi lên bất thường.
– Nướu sưng đỏ như dấu hiệu mọc răng nhưng không thấy trồi lên. Đặc biệt là với chiếc răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm, vùng mọc răng sẽ bị đau nhức, nướu sưng đỏ, triệu chứng này cứ lặp đi lặp lại. Hàm dưới có nguy cơ răng bị mọc ngầm cao hơn hàm trên.
– Răng mọc ngầm còn gây ảnh hưởng tới răng bên cạnh, dẫn tới việc bị đau hoặc ê buốt khi ăn nhai. Bên cạnh đó, có một số trường hợp răng ngầm còn gây tổn thương tới thần kinh gây đau nhức tới tận vùng thái dương và đầu.
– Miệng bị hôi hoặc đắng do phần nướu bị sưng, các mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt lại và không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn trú ngụ từ đó dẫn tới tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
Răng ngầm có nguy hiểm không?
Răng ngầm thì không quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu và gây ra biến chứng nếu không được chăm sóc tốt. Biến chứng của răng mọc ngầm gồm:
– Sưng, nhiễm trùng lợi và các bệnh về lợi khác.
– Sâu răng, xuất hiện nang làm hỏng chân răng và răng xung quanh.
– Răng mọc ngầm chèn răng bên cạnh gây xô lệch cả hàm răng.
– Răng mọc ngầm hấp thu chất khoáng ở xương và các răng xung quanh, khiến răng thiếu chất khoáng dễ bị tổn thương hơn.
Cách xử lý tình trạng răng mọc ngầm
Khi xuất hiện các dấu hiệu của răng mọc ngầm, bạn cần tới những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, xác định tình trạng, triệu chứng và ảnh hưởng của răng ngầm với hàm răng. Hiện nay có những giải pháp sau để xử lý tình trạng răng mọc ngầm:
+ Theo dõi
Trường hợp răng mọc ngầm không gây triệu chứng gì khó chịu và chưa ảnh hưởng tới hàm răng thì bạn có thể tự dõi dõi tại nha. Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sự di động của răng ngầm, nếu có dấu hiệu bất thường thì sẽ xử lý sớm.
+ Phẫu thuật nhổ bỏ
Nếu răng ngầm gây đau nhức, khó chịu và có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm thì cách tốt nhất là nên nhổ bỏ chiếc răng này để tránh làm ảnh hưởng tới những chiếc răng khác trên cung hàm. Việc nhổ bỏ răng mọc ngầm hiện nay đã trở lên đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, bạn hoàn toàn yên tâm khi có chỉ định nhổ.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/quy-trinh-nho-rang-khon-moc-ngam-nhu-the-nao-nhe-nhang-va-chinh-xac-nhat/
+ Kích thích cho răng ngầm mọc lên
Trường hợp răng ngầm là răng nanh, có vị trí để mọc hoặc răng sữa chưa rụng khiến răng ngầm chưa mọc được thì bác sĩ có thể sẽ can thiệp để răng mọc nhanh hơn. Các biện pháp hỗ trợ răng ngầm mọc lên gồm niềng răng và nhổ răng gây ảnh hưởng tới quá trình răng mọc lên, tùy tình trạng mà bác sĩ có những chỉ định phù hợp.
+ Dùng thuốc giảm đau
Cách này được áp dụng khi răng mọc ngầm gây đau nhức nhưng chưa can thiệp để xử lý được thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm. Bên cạnh đó là chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối ấm và chườm đá…
Trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi răng ngầm có nguy hiểm không. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự và lo lắng về giải pháp khắc phục phù hợp, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh