Răng cửa bị đổi màu có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?

Màu sắc răng là 1 yếu tố quan trọng trong các đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt. Màu răng tự nhiên của răng là từ lượng canxi ở bề mặt ngoài cùng của răng (men răng). Theo thời gian, các yếu tố gây hại cho răng tích tụ dần khiến răng bị đổi màu. Vậy tình trạng răng đổi màu bị đen là như thế nào? Nguyên nhân do đâu và cách xử lý ra sao? Bác sĩ Huyền đến từ nha khoa Thùy Anh sẽ giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây. 

Các nguyên nhân gây nên tình trạng đổi màu răng

rang-bi-doi-mau-3

Đổi màu răng nghĩa là sự nhiễm màu khác nguyên bản của chất tạo màu xâm nhập vào tổ chức men hoặc ngà mà không thể phòng ngừa hay loại bỏ bằng cách đánh răng, đánh bóng thông thường. Các nguyên nhân gây đổi màu răng gồm: 

– Do tác nhân ngoại lai bên ngoài ví dụ như hút thuốc lá, nhai trầu, uống cà phê, nhiễm màu thức ăn.

– Do tác nhân nội sinh bên trong ví dụ như do dùng thuốc kháng sinh Tetracycline hồi bé, nhiễm fluor đường nước uống hoặc chấn thương, tổn thương mất khoáng, bệnh lý tuỷ răng… 

– Việc sử dụng lực chỉnh nha quá mức gây chết tủy cũng là 1 nguyên nhân gây hệ quả đổi màu răng, do vậy lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng thực hiện điều trị chỉnh nha là vô cùng quan trọng.

Bệnh nhân có sâu kẽ 2 răng cửa, kèm theo lợi viêm quá phát. Vì tổn thương chưa phá hỏng tủy nên bác sĩ sẽ tạo hình bọc sứ 2 chiếc răng đồng thời điều chỉnh đường viền lợi giúp bạn có nụ cười cân đối hơn.
Bệnh nhân bị đổi màu răng cửa hàm trên bên trái, kèm theo là tình trạng mẻ răng. Đây chính là đổi màu răng sau chấn thương gặp phổ biến. Bác sĩ điều trị tủy và phục hồi lại bằng 2 bọc răng sứ.
Bệnh nhân có 1 chiếc răng cửa bị đổi màu. Chụp phim X-quang thấy tủy đã hoại tử, răng mất cảm giác hoàn toàn. Đổi màu răng cách đây 5 năm. Bác sĩ tại Thùy Anh tiến hành loại bỏ tủy viêm, sau đó tẩy trắng răng cả trong lẫn ngoài, phẫu thuật cắt nang và bọc sứ.

Tình trạng răng đổi màu đơn lẻ

Với tình trạng một hoặc vài chiếc răng đổi màu so với răng còn lại thì nguyên nhân chắc chắn thuộc nhóm nội sinh cụ thể là tình trạng chấn thương, sâu răng hay bệnh lý tủy hoặc những răng đã điều trị tủy mà chưa phục hồi chụp sứ. Vậy tại sao răng lại đổi màu?

Răng đổi màu do sâu

Tổ chức men ngà trở nên mủn, dễ đọng thức ăn, thường răng đổi màu khu trú tại vùng ảnh hưởng, tức là không bị toàn bộ chiếc răng mà có những vùng chuyển từ màu trắng đến vùng đen hoặc vàng sậm. Nguyên nhân này ngoài ảnh hưởng tới thẩm mỹ còn dẫn tới tình trạng ê buốt khi ăn các đồ ăn nóng lạnh hay chưa. 

Cách xử lý

Trước hết bác sĩ sẽ thăm khám và làm sạch, lấy đi những tổ chức sâu. Sau đó kích thước lỗ sâu được đánh giá để xác định phương pháp phục hồi chính xác.  Với những lỗ sâu nhỏ thuận lợi lưu chất hàn thì sẽ chỉ định hàn lại bằng vật liệu thẩm mỹ. Với trường hợp kích thước lớn, vị trí chịu lực không thuận lợi cho lưu giữ có thể làm chụp sứ hay những phục hồi từng phần sứ. 

Chấn thương răng

Thường xảy ra với những bạn có tiền sử bị ngã va đập mạnh vùng răng cửa trước đó, làm đứt mạch máu nuôi dưỡng tủy răng. Các tế bào máu tổn thương thoát mạch ra ngoài phân hủy thành các chất tạo màu phổ biến là sắt. Sắt để trong môi trường dịch sẽ bị oxy hoá khử ion và chuyển thành màu đỏ đồng đến màu đen. Lớp màu này nằm trong tủy răng nhiễm dần vào tổ chức ngà và ánh ra ngoài.

Tình trạng đổi màu răng do hoại tử tủy thì khá trầm trọng, tủy hoại tử có thể âm thầm phá hủy xuống dưới làm tiêu xương hay gây bệnh lý u nang xương hàm. 

Cách xử lý

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kĩ cũng như có các thử nghiệm lâm sàng xác định sức sống của tuỷ. Trong trường hợp răng chưa chết tủy bị nhiễm màu thì bác sĩ sẽ tư vấn tẩy trắng và bọc sứ để tối ưu mục đích che màu trong cùi răng.

Với trường hợp răng chết tủy do nhiễm trùng hay chấn thương bác sĩ tiến hành lên kế hoạch điều trị tủy, tẩy trắng nội tuỷ và phân tích đưa ra phương án phục hình răng với triết lý giải pháp tối ưu – can thiệp tối thiểu. 

Điều trị phục hình sứ trong trường hợp này là giải pháp tốt nhất để khôi phục lại chức năng ăn nhai bền vững và thẩm mỹ cho răng. Mục đích cuối cùng là phục hình sứ sau chữa tủy đạt được màu sắc hài hòa nhất với thẩm mỹ màu sắc răng còn lại trên cung hàm. 

Đổi màu răng sau chữa tủy: Trước chữa tủy chưa đổi màu thường nguyên nhân do màu của chất trám bít ống tuỷ hắt xuyên qua men ví dụ như nha sĩ trám bít ống tủy bằng MTA xám.

– Đổi màu do bọc sứ kim loại sứ hoặc bọc toàn phần kim loại: Thành phần kim loại bị oxi hoá trong môi trường miệng gây ra đổi màu kim loại ngấm vào mô răng xung quanh. Sự ngấm màu này không hoàn nguyên.

Răng nhiễm màu nội sinh có dán sứ Veneer được không?

Dán sứ chỉ phải mài cực ít mặt ngoài, mặt dán sứ quá mỏng vì vậy nếu răng nhiễm màu nặng, màu nâu xám thì đây không phải lựa chọn tốt. Bọc răng sứ vấn là giải pháp hàng đầu điều trị răng nhiễm màu. Do răng sứ có lớp sườn dày bên trong che màu tốt đồng thời lưu giữ tốt hơn với cơ chế bám dính cơ học. 

Răng nhiễm màu đơn giản chỉ tẩy trắng có được không?

Trường hợp nhiễm màu đơn lẻ thường không đáp ứng hoàn toàn với thuốc tẩy trắng, thuốc tẩy chỉ hỗ trợ lên màu để chúng ta tối ưu hóa màu cùi, từ đó có chụp sứ đẹp hơn. Vì vậy chỉ tẩy trắng đơn thuần là không hiệu quả.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục