Những tranh cãi hiện nay về Implant nha khoa: Đâu là giới hạn?
Sự ra đời của implant dường như là một cuộc cách mạng với bệnh nhân mất răng và cả nha sĩ bởi răng implant là giải pháp hiệu quả khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật, đồng thời tỷ lệ sống sót và thành công cao (trên 95% trong nhiều nghiên cứu và dữ liệu dài hạn).
Tuy nhiên, để giải quyết vô vàn tình huống lâm sàng đa dạng, khó khăn, các bác sĩ tìm tòi nhiều phương thức mới, các quy trình ít xâm lấn hơn, các giải pháp không tuân theo quy trình cấy ghép thông thường. Những hướng đi này mở ra ứng dụng rộng rãi của implant, bệnh nhân với các tình huống đặc biệt được hưởng lợi hơn, nhưng cũng chính bởi những giải pháp mới đó chưa có đủ thời gian để thực hiện những nghiên cứu sâu rộng, thiếu sự hỗ trợ của bằng chứng khoa học nên chưa đạt được sự đồng thuận giữa các bác sĩ lâm sàng và gây ra nhiều tranh cãi.
Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Hoà Bình – chuyên khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng tại nha khoa Thuỳ Anh sẽ giới thiệu tới bạn những tranh cãi này, để giúp bạn hiểu thêm về những giải pháp cho những tình huống mất răng đặc biệt, đồng thời thấy được những tiến bộ trong cấy ghép implant hiện nay. Bài viết sẽ hơi dài và nhiều thuật ngữ chuyên môn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để truyền tải tới bạn đọc.
Sự ra đời của implant dường như là một cuộc cách mạng với bệnh nhân mất răng và cả nha sĩ bởi răng implant là giải pháp hiệu quả khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật, đồng thời tỷ lệ sống sót và thành công cao (trên 95% trong nhiều nghiên cứu và dữ liệu dài hạn).
Tuy nhiên, để giải quyết vô vàn tình huống lâm sàng đa dạng, khó khăn, các bác sĩ tìm tòi nhiều phương thức mới, các quy trình ít xâm lấn hơn, các giải pháp không tuân theo quy trình cấy ghép thông thường. Những hướng đi này mở ra ứng dụng rộng rãi của implant, bệnh nhân với các tình huống đặc biệt được hưởng lợi hơn, nhưng cũng chính bởi những giải pháp mới đó chưa có đủ thời gian để thực hiện những nghiên cứu sâu rộng, thiếu sự hỗ trợ của bằng chứng khoa học nên chưa đạt được sự đồng thuận giữa các bác sĩ lâm sàng và gây ra nhiều tranh cãi.
Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Hoà Bình – chuyên khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng tại nha khoa Thuỳ Anh sẽ giới thiệu tới bạn những tranh cãi này, để giúp bạn hiểu thêm về những giải pháp cho những tình huống mất răng đặc biệt, đồng thời thấy được những tiến bộ trong cấy ghép implant hiện nay. Bài viết sẽ hơi dài và nhiều thuật ngữ chuyên môn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để truyền tải tới bạn đọc.
Đầu tiên là tranh luận về thời điểm lắp răng giả sau cấy implant
Thông thường sau cấy implant nha sĩ sẽ đợi implant tích hợp ổn định trong xương khoảng 3 – 6 tháng rồi mới cắm răng giả lên trên. Tuy nhiên hiện nay nhiều công trình độc lập cho thấy việc trồng răng tức thì ngay sau khi cấy implant hoàn toàn khả thi nếu đạt được một độ vững ổn sơ khởi ban đầu nhất định. Nghĩa là chỉ cần khi cấy trụ nha sĩ vặn được trụ vào xương hàm với lực siết mạnh là có thể ngay lập tức trồng răng giả lên trên, không cần thiết phải đợi 3 – 6 tháng nữa.
Đây là quan điểm gây tranh cãi và đang thực hiện các nghiên cứu so sánh để đưa ra chỉ dẫn lâm sàng. Vì vậy những nha sĩ thực hành vẫn chờ đợi kết quả từ các nhà khoa học mới đưa vào quy trình chuẩn áp dụng cho bệnh nhân của mình. Nếu kết quả xác nhận có thể phục hình ngay sau cấy thì trồng implant trở nên rất thân thiện về phương tiện điều trị, và là một bước rút ngắn được để bệnh nhân tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ này nhất là những bệnh nhân ở xa muốn về Việt Nam làm răng.
1 – Implant ngắn
Những nghiên cứu ban đầu của Branemark (cha đẻ của implant) cho thấy implant thích hợp nhất có chiều dài 10mm và đường kính 4mm. Trong thời gian dài, kích thước implant này được gọi là kích thước chuẩn (Standard). Do quá trình tiêu xương sau khi mất răng, chiều cao xương hàm bị thu hẹp lại, các phương pháp phẫu thuật khác nhau đã được sử dụng để có đủ chiều cao xương cho implant kích thước chuẩn như ghép xương, nâng xoang, chuyển vị trí dây thần kinh răng dưới.
Tuy nhiên, các kĩ thuật này rất khó, tốn kém, tốn thời gian, cũng gia tăng biến chứng trong và sau phẫu thuật. Do đó, implant ngắn ra đời như một phương pháp thay thế và ít xâm lấn hơn, với nhiều ưu điểm: Giảm sang chấn, giảm thời gian điều trị, giảm biến chứng do phẫu thuật ghép xương, tối ưu hoá chi phí.
>>> Xem thêm: Thông tin về lựa chọn implant ngắn
Không có sự đồng thuận về định nghĩa của cấy ghép implant ngắn, theo định nghĩa cổ điển là implant có chiều dài nhỏ hơn 10mm, trong khi một số tác giả cho rằng cấy ghép implant ngắn nhỏ hơn hoặc bằng 8mm. Xu hướng lâm sàng hiện nay coi implant chiều dài từ 7mm trở xuống là implant ngắn hoặc cực ngắn.
Một trong những luận điểm quan trọng nhất khi thảo luận về tuổi thọ của cấy ghép ngắn là khả năng chịu lực ổn định, lâu dài của chúng. Implant dài hơn sẽ tiếp xúc xương nhiều hơn và do đó có thể tăng tuổi thọ nếu mào xương ổ răng bị tiêu trong nhiều năm. Bên cạnh đó, với implant ngắn, tỉ lệ thân răng trên chân răng cao (tức là thân răng quá dài so với chân răng), gây lo ngại trong quá trình chịu lực, lực đòn bẩy gây nén lên vùng cổ, gây nguy cơ tiêu xương.
Mặc dù nghiên cứu trước đây báo cáo tỷ lệ thất bại cao, nhưng những nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn gần đây cho thấy tỷ lệ thành công gần tương đương với implant tiêu chuẩn. Nhìn chung, tỷ lệ sống sót trong nhiều nghiên cứu của implant ngắn (<=6mm) từ 86,7 – 100%; trong khi đó, tỉ lệ sống sót của implant dài hơn (>6mm) từ 95 – 100% với thời gian theo dõi nghiên cứu từ 1 – 5 năm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn áp lực do tải trọng khớp cắn được truyền đến phần cổ của implant, trong khi lực tương đối ít tác động đến phần chóp của nó, do đó chiều dài của implant ít quan trọng hơn đường kính. Hơn nữa, các phương pháp xử lý bề mặt hiện có, cùng với những tiến bộ trong thiết kế implant đã giúp cải thiện sự tích hợp xương do đó bù đắp cho việc giảm chiều dài implant. Mặc dù định nghĩa về implant ngắn không nhất quán, ít nghiên cứu dài hại và có rất ít nghiên cứu so sánh trực tiếp có sẵn nhưng với sự tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ, chúng ta có thể hi vọng về thành công dài hạn của implant ngắn.
2 – Mini implant
Với tình trạng thiếu xương theo chiều ngang, ngoài ghép xương chúng ta cũng có giải pháp mini implant (implant đường kính dưới 3mm). Mini implant đã được ứng dụng từ lâu trong chỉnh nha, khi được cắm tạm thời vào xương hàm để làm neo chặn kéo răng, sau khi quá trình chỉnh nha kết thúc, mini implant sẽ tháo ra. Hiện nay, mini implant cũng có thể ứng dụng trong lĩnh vực phục hình răng để thay thế răng mất, đặc biệt cho những vùng sống hàm bị tiêu xương theo chiều ngoài – trong hoặc gần – xa, đặc biệt ở vùng răng cửa dưới. Mini implant cho kết quả thành công cao trong ngắn hạn, nhưng thiếu tài liệu theo dõi kết quả dài hạn.
Đường kính của implant giảm đi đặt ra một số thách thức đối với khả năng tồn tại lâu dài của chúng. Đầu tiên, do đường kính nhỏ, nên diện tích tiếp xúc của implant với xương giảm, giảm khả năng tích hợp xương và chịu lực. Mini implant thường thiết kế nguyên khối, tức implant và thân răng liền nhau, khác với thiết kế 2 thành phần như implant tiêu chuẩn thông thường; nên cần có bộ kit riêng và không có nhiều lựa chọn cho quá trình phục hình.
Do những nhược điểm của mini implant, ứng dụng của chúng thường là để tạo neo giữ tạm thời cho hàm giả tháo lắp – hàm tạm để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng cho bệnh nhân trong thời gian đợi lành thương sau nhổ, sau ghép xương hoặc đợi thời gian tích hợp xương của implant tiêu chuẩn.
3 – Implant ở bệnh nhân chưa trưởng thành
Tình trạng mất răng rất thường gặp ở người trung niên, cao tuổi, do sâu răng hoặc bệnh nha chu, nhưng mất răng cũng có thể gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, có thể do chấn thương, do sâu răng không thể phục hồi, thiếu răng bẩm sinh. Việc thiếu răng ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ cũng như chức năng của trẻ. Họ có thể gặp phải các biến chứng như sai khớp cắn, tổn thương nha chu, xương ổ răng kém phát triển, phát âm không chính xác. Trong những trường hợp như vậy, việc phục hồi chức năng răng miệng là cần thiết ngay cả trước khi xương và răng trưởng thành. Hàm giả tháo lắp một phần là phương pháp điều trị được lựa chọn, nhưng nó có một số khó khăn nhất định như khó thích nghi, lỏng lẻo, tăng tỷ lệ sâu răng, biến chứng nha chu và tăng khả năng tiêu xương ổ răng còn sót lại.
Việc sử dụng implant ở trẻ em ít gặp hơn và đã được thảo luận rộng rãi vì những bệnh nhân đang trong giai đoạn phát triển xương. Sự khan hiếm các trường hợp lâm sàng được báo cáo trong y văn gây nên những tranh cãi, thảo luận về việc cấy implant ở giai đoạn này.
Trong quá trình phát triển, xương hàm trên sẽ dịch chuyển xuống dưới và ra trước. Về việc đặt implant ở trẻ em, điều quan trọng cần cân nhắc là răng, mầm răng chưa mọc sẽ tuân theo sự di chuyển xuống dưới của hàm trên trong khi implant là bộ phận cắm chặt vào trong xương hàm, tương tự như một răng cứng khớp, sẽ không tuân theo sự di chuyển sinh lí này. Cấy ghép ở vùng răng cửa hàm trên có thể bị lộ trong khoang mũi vì sự tiêu xương của sàn mũi trong quá trình tái cấu trúc. Hàm dưới phát triển đồng đều hơn trong suốt tuổi dậy thì, sự ổn định của vùng phía trước xương hàm dưới khiến nó trở thành vị trí tốt khi cấy implant ở bệnh nhân đang phát triển. Tuy nhiên, việc cấy implant ở vị trí này cũng nên tránh trong giai đoạn răng hỗn hợp, do có thể ảnh hưởng tới các răng đang phát triển ở vị trí lân cận.
Các nghiên cứu cho tỉ lệ 80 – 96% implant sống sót trên 5 – 7 năm ở cả bệnh nhân trẻ em khe hở môi vòm miệng hoặc bệnh nhân không có khe hở môi tuổi từ 9 – 18 tuổi. Người ta cũng cho rằng quá trình phát triển sọ mặt không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc cấy implant nếu nó được đặt vào đúng vị trí, đúng giai đoạn phát triển. Nhìn chung, trẻ em có khả năng hồi phục tốt, khả năng cấp máu dồi dào, đây là những thuận lợi cho cấy implant. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch điều trị cá nhân hoá là bác sĩ cần hiểu rõ về quá trình phát triển sọ mặt, các giai đoạn tăng trưởng xương hàm để cung cấp kế hoạch thích hợp cho bệnh nhân đang tăng trưởng.
>>> Xem thêm: Độ tuổi cấy ghép implant cho trẻ
– Cấy implant tức thì vào huyệt ổ răng nhiễm trùng
Thông thường, sau khi nhổ răng, bác sĩ thường khuyên bạn nên đợi 3 – 6 tháng để xương hàm lành thương, sau đó mới có thể cấy implant. Điều này cho phép giải quyết nhiễm trùng và giảm thiểu khả năng thất bại sớm do các biến chứng, chẳng hạn như viêm quanh implant ngược dòng hoặc tình trạng mất tích hợp xương.
Tuy nhiên, quá trình lành thương, tái sửa chữa của xương hàm sau nhổ răng có thể ảnh hưởng tới mô nha chu, mô nướu bên trên có thể bị teo đi, gây khó khăn cho quá trình cấy implant sau này, đặc biệt ở vùng răng trước, thường yêu cầu thẩm mỹ cao.
Với sự phát triển của chất lượng xử lý bề mặt implant và sự hoàn thiện kỹ thuật ghép xương, chúng ta đã quen dần hơn với khái niệm cấy implant tức thì, tức là cấy implant ngay sau khi nhổ răng mà không phải chờ đợi 3 – 6 tháng. Việc cấy implant tức thì có tác dụng bảo tồn xương ổ, hạn chế việc teo mô mềm, mang lại kết quả thẩm mỹ hơn. Phương pháp cấy implant tức thì đã được chứng minh là một điều trị khả thi khi không có nhiễm trùng ở huyệt ổ răng sau nhổ – nơi implant đặt vào.
Gần đây hơn, các bác sĩ lâm sàng đã bắt đầu đặt implant tức thì vào các vị trí nhổ răng đã bị nhiễm trùng trước đó. Theo quan niệm trước đây, việc này thường bị chống chỉ định vì vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm, làm mất tích hợp xương của implant. Tuy nhiên, gần đây hơn, nghiên cứu cho thấy kết quả tốt hơn với cấy ghép trong huyệt ổ răng viêm nhiễm. Corbella và cộng sự báo cáo tỷ lệ sống sót từ 92 đến 100% trong tổng số 497 cấy ghép được đặt ở những vị trí bị nhiễm trùng nội nha với thời gian theo dõi từ 12 tháng trở lên. Fuga zotto đã công bố tỷ lệ thành công 98,8% đối với 418 implant đặt tại vị trí có bệnh lý quanh chóp, với thời gian theo dõi trung bình là 67,3 tháng.
>>> Xem thêm thông tin về cấy ghép implant tức thì.
Rõ ràng rằng việc cắt bỏ và khử trùng triệt để các phần mô cứng, mềm của ổ răng bị nhiễm trùng cũng như loại bỏ các mảnh vụn vi khuẩn là điều kiện tiên quyết để đặt implant tức thì thành công. Các tài liệu báo cáo việc kê đơn thuốc kháng sinh toàn thân như một biện pháp dự phòng để giảm nguy cơ nhiễm trùng; bơm rửa dung dịch sát khuẩn (ví dụ bằng dung dịch chlorhexidine không chứa cồn) có thể được áp dụng để làm bất hoạt vi khuẩn cư trú trong các không gian có cấu trúc giải phẫu phức tạp mà phương pháp làm sạch cơ học không thể tiếp cận được. Laser cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn ở huyệt ổ răng để đặt implant ngay lập tức.
Tóm lại, trong thực hành nha khoa, nhu cầu của bệnh nhân và bác sỹ về những thủ thuật ít xâm lấn nhưng hiệu quả cao, giảm thời gian, chi phí điều trị là xác đáng, dẫn đến việc phát triển hướng đi mới như phục hình vĩnh viễn túc thì, cấy implant với chiều dài ngắn hơn, đường kính nhỏ hơn, cấy ghép implant tức thì vào huyệt ổ răng nhiễm trùng, và cấy ghép implant cho trẻ em, thanh thiếu niên. Có nhiều báo cáo cho thấy kết quả khả quan, đồng thời cũng nhiều thách thức với những kĩ thuật mới này, Người đọc và bác sĩ lâm sàng phải theo kịp các chủ đề này và tiếp tục để sửa đổi thực hành của mình khi có nhiều tài liệu hơn được xuất bản và nhiều thông tin hơn
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh