Những điều nhất định phải ghi nhớ sau khi bọc răng sứ – dán sứ veneer

Chụp răng sứ là phương pháp phục hình răng được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn để giúp cải thiện màu sắc, hình thể của răng và khôi phục chức năng ăn nhai với những chiếc răng bị tổn thương trước đó. Trong bài viết sau, bác sĩ Đạt thuộc chuyên khoa phục hình – phẫu thuật trong miệng trực thuộc Nha Khoa Thùy Anh sẽ hướng dẫn bạn một số lưu ý sau khi lắp răng sức, mặt dán sứ veneer, tham khảo ngay nhé. 

Trường hợp nên bọc răng sứ

– Răng bị sâu, gãy, vỡ mức độ nặng mà phương pháp hàn trám không mang lại hiệu quả lâu dài.

– Răng đã điều trị tủy: do không còn tủy nuôi dưỡng nên thường giòn, dễ gãy vỡ.

– Răng bị nhiễm màu nặng mà phương pháp tẩy trắng không mang lại hiệu quả

– Răng bị hô, chìa, vẩu, khấp khểnh mức độ nhẹ, khi đó bọc răng sứ sẽ mang lại thẩm mỹ tốt.

– Răng bị thưa, hở kẽ hay răng dị dạng

–  Bị mất răng: Làm cầu răng sứ giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Cách chăm sóc răng tạm trước khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ thường tiến hành trong 2 đến 3 lần hẹn. 

Lần hẹn đầu tiên, BS sẽ thăm khám hàm răng của bạn, khi răng đủ điều kiện làm sứ, BS sửa soạn, tạo hình mài răng thật và lấy dấu gửi cho labo chế tác.

Trong thời gian chờ răng sứ chính thức, BS sẽ làm 1 mão tạm giúp bảo vệ răng thật bên trong, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai bình thường. Răng tạm có thể chỉ được sử dụng trong 2-3 ngày nhưng cũng có những trường hợp răng tạm dùng từ 2 – 6 tháng. 

Trường hợp dùng răng tạm lâu dài:

– Phẫu thuật làm dài thân răng vùng thẩm mỹ, làm răng tạm hướng dẫn lành thương

– Thực hiện điều trị phục hồi toàn hàm: răng tạm được thiết kế tương tự răng sứ để bạn ăn nhai, theo dõi sự ổn định của khớp cắn trước khi làm phục hồi cuối cùng.  

Trường hợp dùng răng tạm trong thời gian ngắn: 

– Tránh nhai đồ quá dai, quá cứng vì nó có thể làm rơi hoặc vỡ răng tạm.

– Giảm thiểu lực nhai lên răng tạm, chuyển lực nhai lên phần răng bên còn lại. Nếu bạn làm răng tạm cả 2 bên hàm thì hãy nhai với lực vừa phải.

– Vệ sinh răng miệng kỹ, chải răng làm sạch thức ăn. Tuy nhiên nên hạn chế dùng chỉ tơ vùng răng tạm vì nguy cơ làm bong chụp tạm. Hoặc các bạn có thể dùng chỉ tơ bằng cách trượt sợi chỉ ngay dưới kẽ răng thay vì bật chỉ lên như bình thường.

– Vì chưa phải là chụp răng chính thức nên răng tạm có thể gây cảm giác khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc đồ ngọt, vì vậy nên hạn chế tiếp xúc với đồ ăn này tránh kích thích tủy gây tình trạng ê buốt.

– Trường hợp răng tạm bị bong hay vỡ bạn nên liên hệ với nha sĩ để làm lại, việc để bong răng tạm quá lâu không chỉ ảnh hưởng tới răng thật – không chỉ khó chịu khi ăn uống mà còn làm dịch và vụn thức ăn bám vào cùi răng, có thể ảnh hưởng tới cùi răng trước khi gắn, dẫn đến răng sứ kém ổn định sau này.

–  Bạn cũng có thể thực hiện các động tác mát xa lợi, để giảm bớt cảm giác khó chịu và tăng tuần hoàn khiến lợi nhanh săn chắc.

Chăm sóc răng sau khi gắn sứ

Trong ngày đầu tiên sau khi gắn sứ, bạn phải tuân thủ những yêu cầu sau của nha sĩ:  

– Sau khi gây tê, tránh ăn hay uống quá mạnh cho tới khi bạn hoàn toàn hết tê bởi lúc này cảm giác ở răng và mô mềm chưa chuẩn, bạn có thể nhai hay cắn làm rách, tổn thương môi, lưỡi gây viêm loét trong thời gian dài rất khó chịu.

– Không cắn đồ quá cứng, tránh những loại thực phẩm dai hoặc dính… vì 1 số loại chất gắn chưa cứng hoàn toàn, những đồ ăn như vậy dễ gây bong sút chụp ngay sau gắn. Tại nha khoa Thùy Anh, bác sĩ sẽ thông báo sau khi gắn bao lâu thì có thể ăn uống bình thường.

–  Sử dụng chỉ tơ nha khoa và chải răng nhẹ nhàng tránh thức ăn giắt và đọng lại.

– Súc miệng với nước ấm, nước muối sinh lý ấm hoặc nước súc miệng có chlorhexidine trong 1 tuần để vệ sinh răng miệng tốt trong thời gian đầu sau khi gắn chụp.

– Nếu răng đang còn tủy sống bạn có thể bị nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh trong một thời gian ngắn, do đó nếu có cảm giác ê buốt bạn có thể sử dụng một chút thuốc giảm đau. Tình trạng này sẽ đỡ dần sau vài ngày đến vài tuần.

Từ ngày thứ 2 sau khi gắn răng sứ vĩnh viễn, bạn ăn uống bình thường nhưng cần tuân thủ những điều sau:

Thực phẩm nên ăn 

– Thời gian đầu, răng còn khá yếu, chưa tích hợp tốt với xương và mô mềm. Do đó, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như súp, cháo, sữa, nước ép trái cây…

– Để giúp răng khỏe mạnh và cứng chắc, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và sắt như sữa không béo hoặc ít béo, pho mát, đậu phụ, các loại cá biển, trứng, các loại thịt nạc, rau xanh …

– Bạn cũng nên tăng cường bổ sung vitamin C thông qua việc ăn trái cây họ cam quýt, cà chua, rau cải xanh… để giúp nướu răng luôn khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh lý răng miệng.

Thực phẩm không nên ăn

– Hạn chế hoặc tuyệt đối không hút thuốc lá bởi đây là tác nhân gây mảng bám màu, tăng nguy cơ vàng ố, khiến răng bị xỉn màu. 

– Không nên ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, nhất là trong những ngày đầu sau khi gắn sứ bởi những đồ ăn này sẽ làm tăng độ nhạy cảm.

– Không cắn những đồ quá cứng, sắc nhọn vì tuy răng sứ cứng và có độ chịu lực cao hơn răng thật nhưng do không có buồng tủy nên độ dẻo dai và lực đàn hồi thì không bằng răng thật. 

–  Hạn chế dùng đồ uống có gas, có tính acid: Chụp sứ đã bao phủ toàn bộ thân răng nhưng khu vực ranh giới giữa chụp sứ và răng thật là khu vực đặc biệt, những chất này có thể len lỏi vào chụp sứ, lâu ngày gây đổi màu, phá hỏng mô răng bên trong.

Chế độ chăm sóc sau khi bọc răng sứ

– Bạn cần bỏ thói quen không tốt như cắn móng tay, cắn bút, dùng răng bật nắp chai, dùng răng cắn chỉ, siết chặt hàm khi gắng sức hay stress…

– Đi thăm khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ để giúp bạn kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng đang gặp phải từ đó có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc tốt hơn, đảm bảo độ bền về lâu dài.

–  Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đây là điều kiện tiên quyết quyết định tới độ bền và thẩm mỹ của răng sứ. Đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm như Sensodyne, P/S Sensitive Expert, Colgate Sensitive …

– Sử dụng nước súc miệng như nước muối sinh lý ấm hay nước súc miệng có Chlorhexidine giúp ngăn chặn nguy cơ sâu răng, viêm lợi, đau buốt răng. Tuy nhiên bạn không nên dùng các loại nước súc miệng có chứa cồn (alcohol-free mouthwash) vì có thể gây ảnh hưởng đến chất gắn.

– Để làm sạch kẽ răng bạn không nên dùng tăm mà thay bằng chỉ tơ nha khoa. Bởi tăm xỉa răng cứng và sắc nhọn, sẽ đâm, chọc mô mềm gây tổn thương, chảy máu viêm nhiễm vùng lợi, làm mòn cổ răng… 

– Nếu bạn có thói quen nghiến răng thì hãy tập thay đổi vì nghiến răng không chỉ làm mòn, gãy vỡ răng thật mà cả răng sứ nguy cơ vỡ cũng rất cao. Hãy đeo máng chống nghiến để bảo vệ răng sứ khi có nghiến răng.

Để được tư vấn tốt hơn việc bọc răng sứ hay dán sứ veneer và các vấn đề mà bạn quan tâm khác, bạn có thể liên hệ đến Nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và tin tưởng sử dụng dịch vụ tại Thùy Anh. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

9 thoughts on “Những điều nhất định phải ghi nhớ sau khi bọc răng sứ – dán sứ veneer

  1. Tiến chương says:

    E chào bác sĩ ạ. E nhờ bác sĩ tư vấn giúp e với ạ . Cách đây 5 năm trước răng hàm dưới của e bị sâu hỏng vỡ. E đã đến bác sĩ họ đã điều trị tủy và làm mũ chụp bọc lên. Hiện tại giờ mỗi khi ăn đồ lạnh hoặc sáng dậy đánh răng súc miệng.cảm giác rất là buốt nhức khó chịu. Mỗi khi lấy lưỡi chạm vào e có cảm giác bị mắc ở phần mũ chụp sứ như là phần mũ chụp ý bị nhô lên. Vì e ở nước ngoài .tiếng tăm về lĩnh vực bệnh viện ko được thạo nên rất khó nói triệu chứng cụ thể cho họ biết. Dịch bệnh căng thẳng e lại ko về việt nam dc. E mong bác sĩ cho e lời khuyên ạ. E xin cảm ơn bác sĩ ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, qua mô tả thì có thể chụp sứ cũ của bạn đang bị hở đường viền lợi và gây ra các biểu hiện như ăn uống bị ê buốt, đau nhức. Mình có thể đi thăm khám và tháo chụp sứ cũ, làm lại chụp sứ mới để răng sứ khít sát với răng thật và đường viền lợi bạn ạ

      • Nguyễn Trí Công says:

        Chào Bác sĩ.
        Xin phép cho tôi hỏi, khi đi bọc răng sứ, hai răng hàm ở sát nhau thì làm từng cái hay làm hai răng sứ liền nhau rồi gắn vào, lợi hại của cách này. Xin bs tư vấn. Cám ơn BS

        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Chào bạn, thông thường thì bác sĩ sẽ làm răng sứ độc lập từng chiếc 1 để dễ vệ sinh, ăn nhai hơn. Có một số trường hợp đặc biệt như cùi răng yếu thì có thể bác sĩ làm liên kết 2 răng để tăng lực ăn nhai của răng bạn ạ
          Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 – 0965800318 nhé ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, vậy có thể là vị trí đó của mình đang bị viêm em ạ. Nếu là do vi phạm khoảng sinh học thì có thể sẽ phải phẫu thuật tái tạo lại khoảng sinh học và làm lại răng sứ mới em nhé. Em nên đi thăm khám để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của mình được chính xác hơn và đưa ra được hướng xử lý cho mình cụ thể nhé

  2. LÊ XUÂN NGỌC says:

    Răng em đã chữa tủy xong vài hôm
    Bs tư vấn em bọc sứ
    Nhưng thật sự em rất sợ và hoang mang
    Bọc sứ rùi sau này vệ sinh thế nào ạ?
    Khi nướu đã dín vào sứ, tháo ra như nào ạ?

    Em xin nhận được lời khuyên từ bác sỉ
    Em vô cùng biết ơn

    • Nha khoa Thùy Anh says:

      Chào bạn, sau chữa tủy cần bọc răng sứ để bảo tồn chiếc răng thật đã lấy hết tủy dễ bị vỡ. Bạn vệ sinh sạch sẽ như răng thật của mình, sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa và máy tăm nước là được bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background