Những công nghệ hỗ trợ nhổ răng khôn siêu an toàn – nha khoa Thùy Anh

Đau, sợ ảnh hưởng thần kinh hay chảy máu kéo dài cộng thêm hình ảnh các bác sĩ nha khoa cầm kìm bẩy cố gắng đào bới chiếc răng theo kiểu truyền thống đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, họ thường lo sợ đau nhức hay những biến chứng sau nhổ răng khôn. Hiện nay, ngành nha khoa hiện đại có nhiều phát minh mới thay đổi trong kỹ thuật, phương pháp, máy móc,… Vậy hiện nay có những công nghệ nào hỗ trợ nhổ răng giúp đảm bảo an toàn, nhẹ nhàng không? Bác sĩ My trực thuộc khoa phẫu thuật và phục hình trong miệng tại nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Trước tiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản công nghệ là những phát minh, sự thay đổi về các công cụ, máy móc, kỹ thuật cũng như kỹ năng nghề nghiệp nhằm giải quyết, cải tiến các vấn đề đã cũ. Công nghệ giúp cho quá trình nhổ răng khôn nhẹ nhàng, an toàn hơn bắt đầu ngay từ việc hỗ trợ nha sĩ lên kế hoạch điều trị chính xác, tiên lượng về cuộc nhổ, cũng như đưa ra các phương pháp phẫu thuật phù hợp tùy theo mức độ khó của chiếc răng khôn. 

Tuy nhiên chúng tôi cần nhấn mạnh vai trò người bác sĩ điều trị vẫn là quan trọng hơn cả. Những đánh giá chính xác, kinh nghiệm dày dặn cùng với trang thiết bị đầy đủ sẽ giúp cho cuộc điều trị được trôi chảy, mạch lạc. 

Công nghệ hỗ trợ nhổ răng khôn an toàn 

+ Máy chụp phim CT Cone Beam

CT Cone Beam (Cone Beam Computed Tomography) là một trong những hệ thống hiện đại nhất dùng trong nha khoa. Nó là chiếc máy chụp phim X – quang. Trước đây bạn chỉ chụp 2 chiều và phải rửa phim thì nay conebeam CT số hóa dữ liệu và đặc biệt là dựng hình ảnh cắt lớp chính xác. 

Hệ thống cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho chẩn đoán, với sự trợ giúp máy tính, các phần mềm chuyên biệt xuất ra hình ảnh 3D, giúp ta đánh giá chính xác vị trí, hình dáng, hướng thân răng, số lượng và hình dáng chân răng, các cấu trúc giải phẫu liên quan như xoang hàm, hay ống thần kinh răng dưới. Những biến chứng như răng lọt xoang hay nguy cơ gây tổn thương ống thần kinh răng dưới sẽ được giảm thiểu tối đa. 

Đây là hình ảnh các hình thái chân răng nằm sát thần kinh để nha sĩ dùng làm dữ liệu chẩn đoán bệnh nhân có thể có tê bì sau nhổ răng khôn: 

Hình ảnh cắt từ một bài báo xuất bản năm 2003 quan sát hình thái chân răng liên quan ống thần kinh răng dưới, tuy nhiên hiện này với CT conebeam chúng ta chỉ cần đặt lát cắt vào vị trí chóp là có thể dễ dàng đánh giá chính xác mối liên hệ này chứ không cần những hướng dẫn phỏng đoán như hệ thống cũ.
Hình ảnh ca lâm sàng cho thấy chân răng khôn nằm sát và đè ép ống thần kinh. Phim CT conebeam xác nhận. Việc cố gắng lấy bỏ toàn bộ chiếc răng có nguy cơ tổn thương thần kinh rất cao. Nhờ phim CT nha sĩ sẽ chọn cho bệnh nhân kỹ thuật nhổ răng coronectomy.
Nghiên cứu tổng quan hệ thống vào năm 2021 đăng trên thư viện y sinh Mỹ Pubmed cho thấy coronectomy làm giảm đáng kể nguy cơ gây tổn thương thần kinh ống răng dưới, tỉ lệ các biến chứng không liên quan thần kinh khác là như nhau ở 2 phương pháp lấy bỏ hoàn toàn hoặc để lại 1 phần chân răng. Tỉ lệ phải phẫu thuật lại thì 2 của coronectomy là rất thấp. Sau khi xem xét các rủi ro và lợi ích giữa 2 phương pháp thì việc sử dụng kĩ thuật coronectomy là cần được xem xét trong những trường hợp răng sát ống thần kinh. Đây là lựa chọn rất có lợi cho bệnh nhân.

+ Máy siêu âm Piezotome

Năm 1997, Tomaso Vercellotti lần đầu tiên sử dụng thiết bị siêu âm nhổ răng dính khớp. Tiến bộ của nhân loại từ 350 năm trước là sử dụng kìm, cho đến thế kỉ 19 sử dụng tay khoan và đến  năm 2019 máy piezotome phát triển mạnh.

Việc sử dụng máy piezotome trong quá trình phẫu thuật sẽ giúp quá trình nhổ răng nhẹ nhàng, giảm sưng đau, vết thương nhanh lành hơn và hạn chế nguy cơ gây biến chứng đặc biệt là các tổn thương thần kinh.

Máy siêu âm piezotome cắt đứt dây chằng quanh răng làm răng ra khỏi xương ổ dễ dàng hơn nhờ công nghệ sóng âm hiện đại tần số từ 28-36 KHz với các đầu mũi khoan rất mỏng nhẹ và nhỏ gọn. Nguyên lý cơ bản là sử dụng hiệu ứng áp điện. Bằng cách tích điện vào bề mặt của một tấm thạch anh, kết hợp hiện tượng đảo chiều và khuếch đại, tạo ra một loạt các rung động.

Máy piezotome dễ dàng kiểm soát dụng cụ trong quá trình phẫu thuật, tránh các tai biến như chảy máu, tổn thương  thần kinh với khả năng cắt xương chính xác nhờ tính cắt có chọn lọc, trơ với các mô mềm. Với triết lý can thiệp tối thiểu, piezotome làm tăng quá trình lành thương và giảm lo lắng cho bệnh nhân. Một nghiên cứu so sánh giữa sử dụng tay khoan truyền thống và máy piezotome cho thấy mức độ đau, sưng hay há miệng hạn chế khi sử dụng máy piezotome là thấp hơn hẳn.

Piezotome có nhiều bộ mũi khoan ứng dụng với nhiều trường hợp khác nhau trong nha khoa (nâng xoang, chẻ xương, cắt đứt dây chằng, mở xương, lấy xương khối ghép implant…). Bộ mũi khoan mở xương và nhổ răng không sang chấn được ứng dụng trong nhổ răng khôn. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng khuyến cáo nên sử dụng phối hợp, linh hoạt nhiều kỹ thuật để mang đến hiệu quả tối ưu. 

+ PRF (platelet – rich fibrin) 

PRF đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân về lành thương, giảm sưng, đau, giúp giảm tối đa tai biến trong và sau phẫu thuật. PRF sẽ được đặt vào huyệt ổ răng trước khi khâu đóng ổ nhổ.

PRF được phát triển bởi Choukroun và các cộng sự năm 2001 tại Pháp, để thúc đẩy quá trình tăng sinh mô của mô mềm và mô cứng. PRF là chất cô đặc tiểu cầu và các yếu tố tăng trưởng trong mạng lưới Fibrin thông qua quay ly tâm máu của bệnh nhân và được hướng đến là vật liệu tiềm năng trong nha khoa tái tạo. 

Công thức tạo ra PRF rất đơn giản. Một mẫu máu của bệnh nhân từ 5ml – 15ml được lấy không có chất chống đông để trong ốngs nghiệm và được quay ly tâm ngay lập tức trong khoảng thời gian 8 – 20 phút. 

– PRF làm tăng tốc quá trình lành thương của xương và mô mềm, thông qua biến đổi các tế bào gốc trưởng thành thành các tế bào chuyên biệt hình thành mô xương, mô mềm và khả năng tái tạo mạng lưới mạch máu, giảm nguy cơ hoại tử vạt sau phẫu thuật, được sử dụng ở tất cả các bệnh nhân. 

– PRF hiệu quả trong điều trị nhiều khuyết hổng đa dạng trên lâm sàng như: Bảo tồn xương ổ sau nhổ răng, điều trị tụt lợi, điều trị thiếu hổng xương dọc ngang hay nâng xoang, điều trị các tổn thương nội nha và nha chu, mất xương vùng chẽ, hay cải thiện lành thương của vết thương ở vòm miệng sau ghép lợi, ổn định vật liệu ghép.

– Một nghiên cứu tổng quan hệ thống sử dụng trên 559 nghiên cứu với 3 tác giả phân tích độc lập cho thấy PRF có hiệu quả tốt trong việc bảo tồn huyệt ổ răng, giảm tỷ lệ viêm huyệt ổ răng sau nhổ. Sử dụng PRF giúp giảm đau, giảm sưng, lành thương mô mềm và tái tạo xương tốt hơn khi không sử dụng.

– PRF theo Choukroun năm 2019 có 3 loại: A – PRF sử dụng trong phẫu thuật điều chế dưới 3 dạng: khối, màng, clut (nút); S – PRF sử dụng trong sticky – bone trộn với xương để tạo dạng kết dính; injection – PRF chiết xuất dạng tiêm dùng nhiều trong thẩm mỹ. PRF sử dụng trong nhổ răng là A – PRF lèn thành khối chắc dạng Nut (Plug) đặt vào huyệt ổ răng.

+ Plasma

Ứng dụng plasma được sử dụng nhiều trong ngành da liễu thẩm mỹ và còn khá mới mẻ trong nha khoa. Plasma có tác dụng diệt khuẩn và kích thích đẩy nhanh tốc độ của quá trình lành thương.

Plasma được coi là trạng thái thứ tư của vật chất (bên cạnh các trạng thái rắn, lỏng, khí) được mô tả đầu tiên vào năm 1879 bởi nhà hóa học và vật lý người Anh William Crookes. Tính năng diệt khuẩn của Plasma đã được nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực y tế tại nhiều nước trên thế giới. 

Nếu như Plasma nóng có thể làm hại đến mô xung quanh nên khá hạn chế ứng dụng trên con người thì khả năng làm bất hoạt các vi sinh vật trên bề mặt mà không ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh của Plasma lạnh thực sự đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới chuyên môn.

Cơ chế: Tác dụng diệt khuẩn do tia Plasma lạnh có khả năng phá vỡ hoặc xâm nhập qua màng tế bào, tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của các vi sinh vật cản trở quá trình liền vết thương  mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc biểu mô xung quanh. Tác dụng tăng tốc độ lành thương do  Plasma lạnh xúc tác phản ứng của N2 với O2 có trong không khí, NO2- và NO3- trong dịch cơ thể thành NO, góp phần quan trọng quá trình liền thương của cơ thể. 

Đặc biệt, không chỉ tiêu diệt vi khuẩn thường, Plasma lạnh còn có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Tia Plasma lạnh được dùng để ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương sau phẫu thuật.

Ứng dụng của plasma lạnh trong nha khoa: Ngay sau khi nhổ răng khi chiếu luôn tia plasma  vào vùng phẫu thuật sẽ giúp mô khô nhanh hơn, giảm chảy máu nhanh hơn. Việc chiếu thực hiện chỉ khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 50s, với khoảng cách từ tia đến bề mặt vết thương 0.5mm cho tác dụng diệt khuẩn, 1mm để kích thích nhanh lành thương. 

Một số cải tiến trong các thiết bị, dụng cụ nhổ răng, hỗ trợ cầm máu lành thương

Việc xuất hiện các bơm tiêm tê điện làm giảm đau  khi gây tê, giúp cho bệnh nhân an tâm hơn với những ám ảnh đau, những tay khoan phẫu thuật 45 độ đi kèm motor điện hay những dụng cụ gập góc giúp cho việc nhổ răng khôn được dễ dàng và an toàn hơn. 

Ngoài ra chúng ta có thể kiểm soát huyệt ổ răng sau nhổ bằng các chất cầm máu như collagen, keo dán phẫu thuật (Periacryl 90 HV), miếng dán phẫu thuật  (Ora aid), bone wax…   

Trên đây là một vài công nghệ được ứng dụng trong nhổ răng khôn, giúp cho việc nhổ răng được an toàn và nhẹ nhàng nhất mà bác sĩ My cung cấp tới bạn đọc. Bên cạnh các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ, kinh nghiệm và tay nghề của nha sĩ là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của cuộc nhổ răng. Hãy tham khảo và lựa chọn thực hiện nhổ răng khôn tại các địa chỉ nha khoa uy tín bạn nhé, nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại thông tin để được tư vấn cụ thể hơn.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/hoi-dap-nho-rang-khon-co-can-trong-lai-khong-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background