Nguyên nhân tụt lợi là do đâu? Tụt lợi có nguy hiểm không?

Tụt lợi là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến, đây là quá trình mà phần rìa của mô nướu bao quanh răng bị mòn hoặc kéo lùi ra sau, chân răng bị lộ. Là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo hiện tượng mòn cổ răng và gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với răng. Vậy nguyên nhân tụt lợi là do đâu? Tụt lợi có nguy hiểm không?

Tụt lợi là tình trạng như thế nào?

Tụt lợi là hiện tượng phần lợi bảo vệ chân răng có xu hướng di chuyển xuống cuống răng sâu phía dưới, làm cho phần thân răng bị hở ra ngoài, khiến răng trông dài hơn bình thường. Tụt lợi có thể xảy ra ở bất kì kỳ vị trí nào của răng trên cung hàm, đi kèm với đó là các triệu chứng chảy máu chân răng, sưng lợi, hôi miệng… ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng.

Tụt lợi có thể chia thành 2 loại:

– Tụt lợi nhìn thấy được: đây là phần lợi bị tụt có thể nhìn thấy bằng mắt thường

– Tụt lợi không nhìn thấy được: là phần lợi tụt được che phủ, chỉ đo được bằng máy dò quanh răng với vị trí bám dính của biểu mô.

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp khi bị tụt lợi

– Phần lợi sưng đỏ, có cảm giác đau nhức, khó chịu

– Hơi thở có mùi khó chịu mặc dù đã vệ sinh răng miệng cần thận

– Sau khi sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng thì xảy ra tình trạng chảy máu chân răng

– Nướu lợi bị rút, răng trở nên yếu hơn và lung lay

– Lộ chân răng màu trắng ngà

Các nguyên nhân dẫn đến tụt lợi

Có một số yếu tố có thể khiến lợi của bạn bị tụt như:

– Yếu tố di truyền 

Trên thực tế, các nghiên cứu yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tụt lợi.

– Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến mảng bám tích tụ trên, lâu ngày sẽ khiến nướu bị nhiễm trùng, gây chảy máu khi đánh răng. Tình trạng này có thể dẫn đến suy thoái nướu.

Bên cạnh đó nếu bạn đánh răng với lực quá mạnh hoặc đánh răng sai cách cũng có thể làm mòn men răng và tụt lợi.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/danh-rang-dung-cach-theo-huong-dan-cua-hiep-hoi-nha-khoa-my/

– Bệnh nha chu

Đây là những bệnh nhiễm trùng nướu do vi khuẩn phá hủy mô nướu và xương hỗ trợ giữ răng của bạn ở đúng vị trí. Bệnh nướu răng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tụt lợi.

– Thay đổi nội tiết tố

Sự dao động về nồng độ nội tiết tố nữ trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, chẳng hạn như ở tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh, có thể làm cho nướu nhạy cảm hơn và dễ bị tụt lợi hơn.

– Hút thuốc lá thường xuyên 

Trong thuốc lá có nhiều chất gây hại cho hệ miễn dịch như (Nicotin, Monoxide Carbon, Acid Cyanhydric)… Cùng với đó, khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ gây ra tình trạng tụt lợi.

– Thói quen nghiến răng 

Cắn chặt hoặc nghiến răng cũng có thể tác động quá nhiều lực lên răng, khiến nướu bị tụt.

– Răng mọc sai lệch khớp cắn

Theo các nghiên cứu, tình trạng răng mọc lệch lạc có nguy cơ tụt lợi cao hơn bình thường.

Điều trị tụt lợi như thế nào?

Ghép lợi và mô liên kết chữa tụt lợi

Trường hợp bạn bị tụt lợi nhẹ có thể được bác sĩ điều trị bằng cách làm sạch sâu vùng lợi bị ảnh hưởng. Trong quá trình làm sạch bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mảng bám và cao răng, vùng chân răng lộ ra được làm nhẵn để vi khuẩn khó xâm nhập hơn. Cùng với đó bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận, chải răng nhẹ nhàng và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu trường hợp bị tụt lợi nặng hơn, hở vùng tam giác đen bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để phục hồi lại những tổn thương do phần nướu bị tụt gây ra như: kỹ thuật đặt vạt về phía thân răng, ghép lợi và mô liên kết, hay phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ vừa cải thiện thẩm mỹ cũng như chống ê buốt chân răng.

Làm thế nào để ngăn ngừa tái phát tình trạng tụt lợi?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tụt lợi đó chính là có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, nên sử dụng bàn chải lông mềm chải răng đánh răng đúng cách theo hướng dẫn. Nên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo khuyến cáo. 

Nếu bạn gặp tình trạng sai lệch khớp cắn hoặc có thói quen nghiến răng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về tìm ra giải pháp khắc phục tốt nhất.

Bên cạnh đó bạn nên:

– Bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc.

– Có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân tụt lợi, nếu bạn đang cảm thấy có những bất thường về sức khỏe răng miệng hãy liên hệ với Nha khoa Thùy Anh để thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán tình trạng và đưa ra phương án giải quyết kịp thời, hiệu quả nhất. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background