Người cao tuổi có cấy được implant hay không? Nha khoa Thùy Anh

Không thể nhai nghiền kỹ thức ăn vì hàm răng bị khuyết 1 hoặc nhiều chiếc răng khiến người lớn tuổi mất dần hứng thú với việc ăn uống. Ngoài ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, việc mất răng còn gây ra hiện tượng móm, phát âm không rõ lời. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần người cao tuổi. Vậy làm cách nào để cải thiện vấn đề răng miệng giúp các ông bố, bà mẹ của chúng ta có được cuộc sống thoải mái và hạnh phúc hơn?

Hiện nay, có nhiều phương pháp phục hồi răng giả, giúp người cao tuổi ăn nhai tốt hơn, đặc biệt là phương pháp cấy ghép implant. Tuy nhiên khi trồng răng implant cho người cao tuổi chúng ta sẽ cần lưu ý nhiều điểm hơn như sự lão hóa tự nhiên, tiêu xương nhiều dẫn đến không đủ xương hàm và mô mềm tiến hành cấy ghép. Bên cạnh đó, các bệnh như tiểu đường, loãng xương, hay gặp ở người già sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cấy ghép.

Cấy Implant có giới hạn độ tuổi hay không?

Việc cấy implant không có giới hạn về độ tuổi thích hợp, miễn là bạn đủ sức khỏe, không mắc các bệnh lý mãn tính hoặc nếu có mắc thì cũng đã được kiểm soát tốt, cấu trúc xương hàm của bạn cũng cần đạt tiêu chuẩn về độ cao, độ dày để có thể đặt trụ implant.

Người cao tuổi mắc những bệnh lý toàn thân có cấy được implant hay không?

Chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu ở từng bệnh lý cụ thể, để có được câu trả lời nhé.

🎯 Trường hợp bị huyết áp cao 

Huyết áp cao ảnh hưởng đến khả năng cầm máu trong và sau phẫu thuật implant, mất máu có thể gây ra choáng ngất. Hơn nữa khi gây tê, trong thuốc tê có chất co mạch adrenalin, huyết áp sẽ tiếp tục tăng thêm, cộng với sự lo lắng, sợ sệt khi vào phòng phẫu thuật thì huyết áp có thể gây vỡ mạch máu nhất là trên nền bệnh nhân bị xơ vữa động mạch. Mà trên thực tế thì độ tuổi cần đến phương pháp implant nhiều nhất cũng là người lớn tuổi. Vậy huyết áp cao thì có cấy được implant hay không?

Câu trả lời là có, nhưng là khi bệnh nhân đã được điều trị ổn định huyết áp. Đối với những bệnh nhân huyết áp cao, chúng tôi luôn khuyên bệnh nhân tìm đến các bác sĩ tim mạch điều trị, kiểm soát huyết áp tốt rồi mới tính đến chuyện phẫu thuật cấy ghép implant. Việc sử dụng thuốc tê không có chứa adrenalin, khâu đóng cẩn thận cũng là một động tác quan trọng giúp kiểm soát phẫu thuật tốt hơn

🎯 Trường hợp bị bệnh tiểu đường 

Tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến khả năng lành thương sau phẫu thuật, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu phẫu, nhẹ thì sẽ bị đào thải implant, nặng có thể gây nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tính mạng. Nguyên nhân là do giảm vi tuần hoàn, giảm tưới máu tại chỗ, giảm đáp ứng miễn dịch và giảm chu chuyển xương. Cũng giống như cao huyết áp, những bệnh nhân bị tiểu đường vẫn có thể cấy ghép được implant an toàn, tuy nhiên đường huyết phải được kiểm soát và ổn định.

Khi cấy Implant, ta cũng cần thận trọng hơn: Có thể cho bệnh nhân uống kháng sinh 1h trước phẫu thuật để phòng nhiễm trùng, cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch chứa Chlorhexidine trước và sau khi đặt implant, thời gian tái khám kiểm tra ngắn hơn để phát hiện kịp thời tình trạng viêm nhiễm quanh implant.

🎯 Loãng xương ở người cao tuổi 

Chất lượng xương hàm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho việc trồng răng implant. Xương hàm phải đảm bảo đủ mật độ và khối lượng để có thể nâng đỡ trụ implant.

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng ⅓ số phụ nữ và ⅛ số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, nó không chỉ ảnh hưởng đến mức độ xương trong cơ thể mà còn làm ảnh hưởng đến xương hàm và răng. Bệnh loãng xương nặng sẽ khiến cho răng dễ bị rụng đi dẫn đến mất răng hàng loạt. Trên phim Xquang, người bị loãng xương cho độ cản quang giảm, giảm bề dày xương vỏ, bè xương thì mỏng và thưa hơn. 

Khi cấy ghép implant, loãng xương làm gia tăng thất bại tích hợp xương. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người bị bệnh loãng xương không thể thực hiện trồng răng implant. Loãng xương vẫn cấy được implant thành công và an toàn, nhưng cần theo dõi và phối hợp điều trị chặt chẽ cùng bác sĩ.  Trước khi phẫu thuật implant, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng, nguy cơ loãng xương, có thể kê đơn bổ sung vitamin D (400-800UI/ngày) và Calcium (1500mg/ngày).

Khi cấy implant có thể ghép xương nếu cần, tránh quá tải trên implant trong kế hoạch phục hình, sau đó sẽ cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên hơn. Thời gian chờ lành thương sẽ kéo dài hơn, có thể tới 6-8 tháng. Bệnh nhân cũng cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và ngưng hút thuốc lá trước và sau phẫu thuật. Việc đặt implant với lực siết lớn hơn 35N cũng là kinh nghiệm quan trọng tăng tỷ lệ thành công khi chúng tôi điều trị trực tiếp trên bệnh nhân của mình.

Khi đến với phòng khám, những bệnh nhân có bệnh lý toàn thân như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… thì cần phải thông báo tình trạng sức khỏe của mình với bác sĩ trước khi tiến hành việc cấy răng. Căn cứ vào đó, các bác sĩ có thể lên theo dõi sát sao hơn, có những dự phòng cần thiết, đảm bảo kế hoạch điều trị được an toàn và thành công.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/ha-noi-lam-rang-implant-o-dau-tot-va-ben-vung-tron-doi/

HOT: Trồng răng implant chỉ với 6.9tr.đ 

TẶNG mão sứ 2 triệu đồng 

MIỄN PHÍ tư vấn cùng chuyên gia hàng đầu

ĐĂNG KÝ NGAY KHUYẾN MẠI CHỈ CÒN 20 SUẤT

THỜI GIAN KHUYẾN MẠI CHỈ CÒN

Days
Hours
Minutes
Seconds

Mất răng ở người cao tuổi khác gì so với người trẻ? Và đâu là giải pháp thích hợp để trồng răng implant ở người cao tuổi?

Người cao tuổi hay gặp tình trạng mất cùng lúc nhiều răng, mất răng do viêm quanh răng hoặc lão hóa khiến cho xương bị tiêu rất nhiều, không còn đủ độ cao và độ dày. Không giống như ở người trẻ có thể thực hiện các thủ thuật như nâng xoang, ghép xương để tăng thể tích, chiều cao xương. Ở người cao tuổi, do sự lão hóa, khả năng tái sinh xương kém, đồng thời khả năng chịu đựng kém hơn người trẻ nên ta cần hạn chế thực hiện các thủ thuật xâm lấn nhiều.

Ở người cao tuổi, thông thường khuyến cáo ko nên cấy ghép quá nhiều implant như người trẻ, đối với người cao tuổi sẽ cấy ít implant hơn sau đó phục hình cầu răng lên các trụ implant đó. Nguyên nhân là do cấu trúc xương hàm không được tốt, sự tưới máu giảm đi dẫn đến dễ bị tiêu xương tụt lợi sau một thời gian đưa implant vào sử dụng.

Người lớn tuổi chịu đựng kém hơn, đáp ứng lành thương kém hơn, mất răng nhiều nên cần một giải pháp can thiệp nhẹ nhàng nhất có thể, đặt số lượng implant ít hơn và hạn chế tối đa các thủ thuật như nâng xoang hay ghép xương, để tránh sự sang thương quá mức gây ra sự đau đớn kéo dài.

Giải pháp rất thích hợp với tình trạng mất răng toàn hàm đó là cấy implant All on 4, bác sĩ sẽ sử dụng 4 trụ implant: 2 implant thẳng ở phía trước, 2 implant nghiêng góc phía sau nâng đỡ cho cả hàm giả. 2 Implant ở phía sau cắm lệch góc sẽ giúp tránh được những cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm hay ống thần kinh răng dưới, hạn chế tối đa việc phải thực hiện các thủ thuật như nâng xoang, ghép xương. Sau khi cắm implant có thể thực hiện phục hình tạm tức thì, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai tạm thời cho bệnh nhân.

Như vậy, đến đây chúng ta cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “ Người cao tuổi thì có cấy được implant hay không”, đó chính là có, miễn sao có đủ điều kiện về mặt sức khỏe, các bệnh lý toàn thân kiểm soát tốt. Đồng thời, chúng ta cũng biết được đặc điểm mất răng ở người cao tuổi là như thế nào và điểm khác biệt trong phương pháp cấy ghép implant của người cao tuổi và người trẻ.

Cảm nhận của cô/chú cao tuổi khi thực hiện cấy ghép implant tại nha khoa Thùy Anh: 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục