Mewing có chữa được răng khấp khểnh hay không? Nha khoa Thùy Anh

Bài tập Mewing đang được áp dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng, đặc biệt là các bạn trẻ thanh thiếu niên. Và một câu hỏi rất nhiều người tìm kiếm là: “Mewing có khắc phục được răng khấp khểnh hay không?” Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.  

Răng khấp khểnh là như thế nào? 

Răng khấp khểnh là kết quả của nhiều yếu tố, có thể do cung hàm hẹp không đủ chỗ cho răng mọc, kích thước răng lớn hơn bình thường, hay có sự khác biệt về tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Đây là những lý do dẫn đến răng mọc chồng chéo không đều. 

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến răng hô, răng móm và khấp khểnh. Hay một tình huống cũng hay gặp là do quy trình điều trị răng miệng không đúng cách. Mất răng sớm hoặc các thói quen xấu như mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi.

Cách nhận biết tình trạng răng bị khấp khểnh 

Khi nhìn vào trong miệng, bạn sẽ thấy rõ được các điểm sau: Có sự khác biệt giữa kích thước hàm trên – hàm dưới, xuất hiện tình trạng răng chen chúc, ăn nhai khó chịu hay có vấn đề về phát âm…

Liệu thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến hàm răng khấp khểnh không? 

Lối sống, vận động có nhiều ý nghĩa trong việc hình thành khuôn mặt. Chế độ ăn uống ngày nay chủ yếu là thức ăn mềm như bánh mì, kẹo, sữa chua, rau nấu chín cũng góp phần dẫn đến hàm răng khấp khểnh. 

Thói quen ăn uống của người tiền sử hoặc ở những người sử dụng lực ăn nhai tối đa như ăn cứng, đồ tươi sống, thì nghiên cứu cho thấy thói quen này có ảnh hưởng tích cực đến cấu trúc hàm răng hơn. Ngược lại, nghiên cứu với đồ ăn mềm kết quả cho thấy không tác động lực lên vòm miệng, do đó kéo theo hàm răng hẹp hơn bình thường, các răng tăng khả năng mọc chen chúc. 

Vì vậy có thể nói rằng thói quen ăn uống ảnh hưởng đến tình trạng răng khấp khểnh, nó tăng nặng vấn đề, thậm chí là tác động đến cả thẩm mỹ cấu trúc khuôn mặt.
Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn đồ cứng giống người tiền sử, việc dùng đồ cứng kéo theo nhiều liên đới về các bệnh nứt vỡ, mòn răng… Giữa nhiều cái có lợi chúng ta phải chọn cái có lợi nhất, giữa những cái có hại chúng ta sẽ chọn cái có hại ít nhất. Sử dụng hàm răng đúng cách và đi gặp bác sĩ chỉnh hình nếu có vấn đề là ưu tiên hàng đầu. 

Vậy Mewing có khắc phục được tình trạng răng khấp khểnh không?

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của tư thế đặt lưỡi đúng. Mewing là bài tập đặt toàn bộ lưỡi áp lên vòm miệng thay vì chỉ một phần của lưỡi. Khi thực hiện Mewing cần đảm bảo rằng các răng hàm của bạn đang chạm nhẹ lên nhau, môi khép lại và toàn bộ lưỡi (ngay cả gốc lưỡi) áp lên vòm miệng. 

Mewing là bài tập lưỡi giúp tăng trưởng và mang lại sự phát triển tổng thể cấu trúc khuôn mặt. Nhưng liệu bài tập này có hữu ích đối với hàm răng khấp khểnh không? Đáp án là không

Nếu bạn đang có những chiếc răng khấp khểnh, thì Mewing không thể sắp đều răng như bạn muốn. 

Mewing: không phải là giải pháp, nhưng là biện pháp phòng ngừa

Đây là điều may mắn với những bạn đang gặp phải tình trạng răng chen chúc do cung hàm hẹp, bởi Mewing có thể cải thiện được điều này bằng cách nong rộng cung hàm 1 chút. Dù bài tập Mewing không giúp điều trị răng khấp khểnh, nhưng phần nào thì nó vẫn giúp thay đổi kích thước cung hàm.

Trong trường hợp răng lệch lạc, bài tập Mewing là một biện pháp phòng ngừa giúp mở rộng vòm miệng và ngăn chặn tình trạng răng chen chúc có thể xảy ra trong tương lai. Nó không thể giúp sắp đều răng nhưng góp phần điều chỉnh cung hàm ổn định, giảm nguy cơ răng khấp khểnh diễn ra. Tuy nhiên nó sẽ chỉ hiệu quả rõ ràng với những bạn chưa hết tuổi tăng trưởng tức là trẻ em và thanh thiếu niên. 

Tuổi tác có góp phần quan trọng đến bài tập?

Bác sĩ Mike Mew – cha đẻ của bài tập Mewing cho biết phần lớn bệnh nhân của ông là trẻ em từ 8 – 14 tuổi. Đây là độ tuổi xương đang phát triển, vì vậy cần được theo dõi và xử trí kịp thời. Với bài tập luyện tư thế lưỡi đúng ở độ tuổi này, sự tăng trưởng khuôn mặt có thể được cải thiện dễ dàng hơn, từ đó cung hàm được phát triển phù hợp giúp ngăn ngừa các rủi ro không đáng có như là răng chen chúc.

Tại nha khoa Thùy Anh, với các bé có lệch lạc nhẹ và hợp tác tốt bác sĩ thường hướng dẫn tập lưỡi giúp giảm độ hô do thói quen đẩy lưỡi cũng như giảm các nguy cơ chen chúc răng sau này do tác động nong hàm nếu đặt lưỡi đúng. 

 Phương pháp thay thế khắc phục tình trạng răng khấp khểnh?

Bạn nên thực hiện niềng răng để khắc phục tình trạng răng khấp khểnh. Bạn có thể thực hiện niềng răng khấp khểnh bằng mắc cài hoặc khay trong suốt, và kết hợp đeo khí cụ giúp mở rộng vòm miệng.

Khí cụ mở rộng vòm miệng
Niềng răng bằng máng trong suốt
Niềng răng bằng mắc cài

Tóm lại, Mewing không khắc phục được tình trạng răng khấp khểnh nhưng chắc chắn là bài tập này có thể ngăn ngừa nếu áp dụng đúng cách và đúng thời điểm. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi áp dụng bài tập này để đạt được kết quả tốt nhất. Không nên tự ý chẩn đoán và tìm cách chữa bệnh cho chính mình, điều đó chỉ làm tình trạng bệnh lý thêm nặng nề hơn. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background