Lấy tủy răng không sạch: Nguyên nhân và cách giải quyết tốt nhất
Lấy tủy răng là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ, chỉn chu nhất và người nha sĩ cần rất kiên nhẫn. Quy trình lấy tủy góp phần vào kết quả bảo tồn thành công cho một chiếc răng đã bị bệnh, tránh phương án cuối cùng nhổ bỏ. Như vậy lấy tủy là để giữ răng và nếu lấy tủy thất bại nghĩa là chiếc răng đó sẽ bị nhổ. Và để hiểu rõ hơn về việc lấy tủy răng, thế nào là lấy tủy răng thành công? Cơn đau nhức sau khi lấy tủy răng nguyên nhân do đâu? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Bản chất quá trình lấy tủy răng
Tủy răng là phần mô liên kết gồm mạch máu, thần kinh, nằm vị trí ở giữa răng và được bao quanh bởi mô cứng men, ngà. Đau tủy rất điển hình, do tủy nằm trong khoang kín, không gian chật hẹp và cứng chắc, vì vậy khi có viên, áp lực tăng lên khiến đau lan lên tận đầu, đau giật theo nhịp đập, từng cơn và vô cùng khủng khiếp.
Tủy răng có một hệ thống phân phối phức tạp chạy từ buồng tủy đến chóp nhằm nuôi dưỡng sự sống cho răng, bao gồm cả các ống tủy phụ chật hẹp ngoằn ngoèo. Trường hợp tủy bị vi khuẩn xâm nhiễm thì bạn phải đi lấy tủy (điều trị tủy).
Lấy tủy là quá trình loại bỏ mô viêm hoại tử, nha sĩ sẽ làm sạch hệ thống ống tủy bằng cách tạo hình, bơm rửa và sau cùng là trám bít bằng các dụng cụ và vật liệu chuyên dụng.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến tủy bị tổn thương và chết. Và nguyên nhân cơ bản thường gặp nhất đó là sâu răng, nứt vỡ răng hay mắc các bệnh lý răng miệng khác như viêm quanh răng… Khi tủy chết không điều trị kịp thời thì vùng viêm sẽ lan xuống chóp chân răng, gây tiêu xương xung quanh, xuất hiện lỗ dò sưng lợi và phá hủy xương hàm.
Vậy tại sao nhiều trường hợp lấy tủy răng sau nhiều ngày vẫn bị ê buốt và đau nhức ở chân răng?
Về bản chất, sau quá trình điều trị tủy vẫn cần một thời gian nhất định cho chiếc răng phục hồi hoàn toàn, và trong quá trình đó bạn có thể vẫn còn dư chấn các cơn đau, tuy nhiên tất cả các triệu chứng phải giảm dần một cách rõ ràng. Bởi vậy, sau khi lấy tủy răng, bạn có thể gặp phải một số tình trạng sau, và bạn hãy yên tâm vì đó là dấu hiệu hoàn toàn bình thường:
– Bạn có cảm giác ê buốt và tự biến mất trong vòng khoảng 48 giờ.
– Bạn có thể cảm nhận được cảm giác ê hay đau nhức nhẹ ở phía dưới chóp chân răng khi ăn nhai, khi tác động nhẹ vào răng, đau lợi vị trí gây tê, vài nốt nhiệt miệng… Đặc điểm này có thể gặp trong 2 – 4 ngày đầu, cũng có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần tùy cơ địa. Nhưng bạn sẽ thấy mức độ ê và đau thuyên giảm dần, không khó chịu như mới ngày đầu.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng ê ẩm hay đau nhức kéo dài không giảm, thậm chí là còn đau hơn so với trước khi lấy tủy. Ghi nhận các đặc điểm khác lạ như sưng vùng lợi xung quanh, ấn vào thấy chảy chất nhầy màu trắng vàng thì bạn đang gặp phải các dấu hiệu bất thường. Những triệu chứng này xuất hiện cho thấy rằng việc điều trị tủy của bạn chưa đạt yêu cầu dẫn đến việc bị nhiễm trùng, tạo nên ổ mủ vùng chóp quanh răng. Lúc này, bạn cần thiết đến gặp ngay nha sĩ để có các phương án kịp thời.
Nguyên nhân khiến răng sau điều trị tủy bị đau nhức, e buốt kéo dài
Thứ 1: Do quá trình lấy tủy chưa triệt để.
Hệ thống ống tủy bao gồm mạch máu và thần kinh rất phức tạp, nó nuôi dưỡng sự sống và đồng thời chi phối cảm giác. Nếu sau khi đã lấy sạch tủy hoàn toàn thì bạn sẽ không có cảm giác ở chiếc răng đó nữa, nhưng nếu vẫn ê buốt và đau nhức kéo dài thì rất có thể tủy răng vẫn còn sót. Điều này có thể do bác sĩ làm chưa kỹ hay chưa đúng kỹ thuật, phần tủy sót lại khiến bệnh viêm tủy răng tái phát và gây đau nhức.
Thứ 2: Do kỹ thuật và vật liệu thuốc dùng cho hàn bít ống tủy
Có những tỷ lệ nhỏ bệnh nhân không đáp ứng với một số thuốc dùng trong hàn tủy, và đây là những rủi ro không mong muốn trong y khoa.
Hoặc với những chiếc răng có đường nứt đi xuống cả phía dưới chân răng, trường hợp này có thể không thể khám được trên lâm sàng cũng như chẩn đoán trên phim X quang, và nhổ răng là chỉ định hợp lý hơn so với điều trị tủy. Vậy nguyên nhân gây đau nhức sau khi lấy tủy răng cũng có thể do đường nứt răng này.
Phương pháp giải quyết tình trạng đau nhức sau khi đã lấy tủy lần đầu
Để khắc phục tình trạng này bạn cần tìm đến một nha sĩ giỏi hơn, nha khoa uy tín với hệ thống máy móc hiện đại giúp lấy thật sạch mô tủy viêm bị sót, nếu chất hàn đã quá cứng chắc không thể lấy tủy lại hiệu quả thì giải pháp phẫu thuật cắt chóp răng khuyên dùng. Biện pháp điều trị bảo tồn sau lấy tủy lần đầu chỉ cho tiên lượng hiệu quả khoảng 50 – 70%. Một cuộc nhổ răng là cần thiết nếu tất cả nỗ lực bảo tồn không cho kết quả.
Lưu ý: Bạn không nên tự ý đi mua thuốc để khắc phục, thường những chiếc răng sẽ hết đau sau khi dùng thuốc, nhưng uống thuốc không thể làm sạch vùng nhiễm khuẩn, một khi chiếc răng chưa giải quyết nguyên nhân triệt để thì chắc chắn sẽ còn bị đau lại, và lúc này, vấn đề đã trở nên nặng nề hơn rất nhiều.
Trên đây là những giải đáp cơ bản liên quan đến các vấn đề đau nhức sau khi lấy tủy răng gửi đến các bạn. Hi vọng thông tin bài viết do bác sĩ Huyền trực thuộc nha khoa Thùy Anh cung cấp sẽ hữu ích với bạn, sau lấy tủy nếu cơn đau không dứt bạn hãy tìm đến một nha sĩ tốt hơn cố gắng lấy lại tủy, răng thật thì sẽ luôn tốt hơn răng giả, trước khi nhổ răng nên thử tất cả các điều trị bảo tồn. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh