Làm thế nào để chữa hết tật nghiến răng? Bác sĩ Lê Sơn Tùng

Khi ngủ có tiếng ken két do siết chặt 2 hàm trong lúc ngủ, không ăn nhai đồ gì cứng mà răng cứ mòn dần, mòn dần, rồi còn sứt mẻ, nứt vỡ gây đau buốt? Đây là những tình trạng thường gặp của bệnh nhân nghiến răng. Nghiến răng xảy ra khá phổ biến ở 10% dân số trưởng thành và rất hay gặp trên trẻ em. Nó không chỉ khó chịu với người bên cạnh, mà còn gây ra nhiều tác hại đến răng và khớp hàm mà bạn không ngờ tới. Vậy làm sao để phát hiện nghiến răng, các tác hại của nó và cách điều trị như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! 

Nghiến răng là gì? Cách để phát hiện nghiến răng?

Nghiến răng là tình trạng nghiến, siết chặt răng mà không nhằm mục đích nhai thức ăn. Nó thường xảy ra vô thức và vào lúc ngủ. Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp nha sĩ ghi chẩn đoán: Thói quen cận chức năng – nghiến răng. Nghiến răng không nhằm phục vụ chức năng ăn nhai nên mới gọi là cận chức năng vậy. 

Vì xảy ra vô thức nên thường người nghiến không hề hay biết, họ chỉ tìm đến bác sĩ khi có những vấn đề khác kèm theo như: Đau mỏi hàm, vùng thái dương, đau đầu mãn tính khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc bị than phiền về tiếng nghiến răng ken két trong khi ngủ. 

Nhiều trường hợp đến muộn hàm răng đã bị mòn đi nhiều, gây mất thẩm mỹ, kích thước tầng mặt dưới giảm trông như già hơn trước tuổi. Với một số bệnh nhân nghiến răng nặng còn có thể dẫn tới nứt vỡ răng, mòn vào đến tủy gây đau buốt, nặng hơn nữa có thể gãy răng, lung lay và mất răng.

Nếu có những biểu hiện nghi ngờ nghiến răng, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra, thăm khám luôn, tránh đợi đến khi nghiến răng nặng, mòn răng nhiều mới đi thăm khám thì lúc đó hậu quả đã nặng nề và xử trí thì phức tạp, mất nhiều chi phí.

Nghiến răng có nhiều loại khác nhau:

+ Theo nhịp sinh học gồm nghiến răng khi ngủ và nghiến răng khi thức

+ Theo dạng tiếp xúc của 2 hàm thì có cắn chặt răng và nghiến qua lại. 

Cái bạn hay biết đến là nghiến răng qua lại gây tiếng kêu két két vào lúc ngủ. Bạn cũng chú ý những lúc mà bạn cần sự tập trung hay căng thẳng như khi làm việc, lái xe, sử dụng máy tính thì bạn có cắn chặt răng lại không? Nếu bạn có thì tức là bạn đang có nghiến răng khi thức đó. Và dạng nghiến răng này thì thường không gây ra tiếng kêu, liên quan nhiều đến tình trạng đau mỏi hàm và vùng thái dương.

Làm thế nào để phát hiện nghiến răng?

Theo bác sĩ Lê Sơn Tùng – chuyên gia điều trị viêm khớp thái dương hàm thì có nhiều cách chẩn đoán nghiến răng như sử dụng máng bruxchecker, quan sát độ mòn răng, quan sát dấu răng in lên má, sử dụng đa ký giấc ngủ. Và phương pháp đáng tin cậy nhất vẫn là đa ký giấc ngủ và phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất vẫn là tiếng kêu do người xung quanh phát hiện. 

Các nguyên nhân gây ra nghiến răng

Nguyên nhân nghiến răng vẫn chưa thực sự rõ ràng. Nhưng ta có thể thấy được một số yếu tố liên quan như:

– Yếu tố tâm lý: Khớp cắn được ví như một cái van xả stress. Cho nên nghiến răng thường xuất hiện nhiều, gia tăng ở những bệnh nhân đang trong tình trạng làm việc căng thẳng, sinh viên đang mùa thi cử, những người đang bị lo âu, sợ hãi kéo dài. Nó làm tăng các kích thích thần kinh, gây nên phản ứng nghiến răng giải tỏa.

– Yếu tố bệnh học thần kinh: Liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở những người ngủ ngáy, mê sảng, những thay đổi sinh hóa trong não, sau chấn thương sọ não, nghiện rượu…

– Yếu tố di truyền

– Yếu tố nghề nghiệp: Một số nghề luôn phải gồng, gắng sức, cắn chặt răng.

Vì nghiến răng là do nhiều yếu tố gây nên, nên khi điều trị ta cũng phải bóc tách ra từng nguyên nhân để có hiệu quả cao nhất.

Bệnh nghiến răng bắt buộc phải được can thiệp. Vì nếu hàm răng quý giá dùng ăn nhai mà cứ nghiến ken két, cọ xát với nhau liên tục, chưa kể lực nghiến răng nặng gấp 10 lần lực ăn nhai. Cứ như vậy thì hàm răng sẽ hỏng hết kéo theo đau đầu, căng cơ mãn tính. 

Mặt khác thời điểm đi ngủ tạo điều kiện cho cơ thể nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc, nếu hàm răng cứ nghiến siết liên tục đồng nghĩa hệ cơ xương vùng mặt không thể nghỉ dẫn tới biến dạng mặt, cường cơ và mệt mỏi. Tóm lại việc điều trị là điều vô cùng cấp thiết. 

Các biện pháp điều trị nghiến răng

Kiểm soát stress

 Bạn có thể áp dụng các phương pháp giúp giảm căng thẳng như: thay đổi môi trường, thường xuyên tập thể dục, thư giãn, đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

Liệu pháp nhận thức hành vi

Nhận thức bạn đang làm gì với răng của mình, có hay cắn chặt hàm không, rồi kiểm soát hành vi, thay đổi thói quen với hàm răng của mình. 

Dưới đây là bài tập rèn luyện nhận thức hành vi của Orthlieb, bạn cần lặp lại 200 lần/ngày, tức khoảng 10 lần/giờ trong lúc thức để có thể hình thành được thói quen. Biện pháp này khá là hiệu quả đối với những trường hợp nghiến siết răng khi thức, còn nghiến răng khi ngủ hiệu quả chậm và kém hơn.

Ngoài ra với những tình huống siết chặt răng ban ngày bạn có thể luyện tập phát âm M,M,M liên tục, nên kèm treo sticker ở tay để mỗi lần nhìn thấy thì kiểm tra miệng có đang nghiến không và liên tục phát âm M,M nhằm tách tự động 2 hàm ra. Việc luyện tập phải tiến hành chăm chỉ – kéo dài mới đem lại kết quả. 

Sử dụng thuốc 

Thuốc được sử dụng trong điều trị nghiến răng là các loại thuốc có tác dụng giảm lo âu, thuốc giãn cơ, hoặc thuốc giảm đau, chống viêm trong những đợt nghiến răng gây đau mỏi hàm, thái dương, đau răng.

Tuy nhiên, trong điều trị nghiến răng thuốc ít khi được sử dụng vì tính hiệu quả không cao, và các tác dụng toàn thân của nó. Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi không đưa vào phác đồ điều trị. 

Sử dụng máng nhai

Máng nhai là máng bằng nhựa bao phủ phủ bề mặt răng trên cung hàm. Nó được thiết kế riêng cho từng người và có thể tháo lắp dễ dàng. 

Mục đích của máng nhai nhằm giảm khả năng mòn răng, gãy nứt răng. Đồng thời, máng nhai còn giúp giảm áp lực lên khớp, tạo lập các điểm chạm khớp cắn đồng đều trên tất cả các răng, không còn những cản trở cắn khớp, giúp đưa lồi cầu về vị trí tương quan tâm CR – vị trí mà các cơ nhai được thư giãn nhất, giảm thiểu các hoạt động co thắt cơ gây hại. Từ đó giúp giảm các triệu chứng đau mỏi hàm, vùng thái dương, các cơ vùng đầu mặt cổ.

Với nghiến răng, bạn có thể sẽ phải đeo máng nhai khi ngủ cả đời. Tuy rằng, máng nhai không ngăn chặn được nghiến răng nhưng nó sẽ giúp giảm tần suất đáng kể. Quan trọng nhất nó giúp bảo vệ các răng của bạn, giảm khả năng mòn răng, nứt gãy răng.

Phục hồi

Nếu mòn răng nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, còn gây đau buốt thì bạn cần phục hồi lại. Các phương pháp để phục hồi răng mòn gồm có:

+ Hàn răng bằng composite: phương pháp này ưu điểm là chi phí ít nhưng nguy cơ bong tróc cao và tính thẩm mỹ chỉ ở mức tương đối, dễ nhiễm màu trở lại. 

+ Làm chụp bọc răng sứ: Với răng trước bị mòn cũng có thể lựa chọn làm veneer. Bọc răng sứ là tạo một lớp áo ngoài bao bọc lấy toàn bộ thân răng, giúp bảo vệ răng và mang đến tính thẩm mỹ cao với hình dáng, màu sắc sáng bóng tự nhiên, độ bền chắc, chịu lực cao, đảm bảo ăn nhai tốt trong thời gian lâu dài. Những trường hợp mòn răng quá nhiều, giảm kích thước tầng mặt dưới thì với phương pháp phục hồi răng sứ còn giúp tái tạo lại kích thước tầng mặt giúp bạn trông trẻ trung hơn.

Nghiến răng nếu phát hiện sớm, điều trị và dự phòng sớm thì xử trí sẽ không có gì khó khăn cả. Tuy nhiên, nếu chủ quan, để nó kéo dài, tăng nặng thì sẽ có nhiều hậu quả nặng nề, xử trí cũng sẽ phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Vì vậy, khi nghi ngờ mình bị nghiến răng thì hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị sớm. Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi sử dụng liệu pháp hành vi, máng nhai chủ lực trong điều trị nghiến răng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/benh-ly-viem-khop-thai-duong-ham-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background