Kỹ thuật làm răng sứ của nha sĩ như thế nào đạt tiêu chuẩn?

Răng sứ thẩm mỹ là giải pháp trong việc giúp cải thiện tình trạng răng vàng, không đều, răng bị bể nhiều, răng đã điều trị tủy, mất răng… mang lại hàm răng mới với hình dáng và màu sắc giống răng thật. Để có một kết quả hoàn hảo nhất, phương pháp này yêu cầu bác sĩ thực hiện phải nắm rõ những kỹ thuật chuẩn xác. Vậy kỹ thuật khi bọc răng sứ gồm những yếu tố nào, bác sĩ Quyền – trực thuộc nha khoa Thùy Anh sẽ có những giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. 

Kỹ thuật làm răng sứ thẩm mỹ cần đạt những yếu tố nào?

Kỹ thuật thiết kế nụ cười - Smile design

Đầu tiên, nha sĩ phải có kế hoạch về thẩm mỹ (Phác thảo Smile design)

Smile Design không phải là phần mềm mà là một kế hoạch điều trị về mặt thẩm mỹ, được lập riêng cho từng người. Bạn sẽ hình dung được nụ cười của bạn sau điều trị như thế nào, chọn form răng sao cho cân đối với gương mặt hay nên chọn màu răng sáng cỡ nào…

Trước đây, làm răng sứ thẩm mỹ không có bản thiết kế xem trước Smile Design, nha sĩ và kỹ thuật viên lab làm thế nào thì lắp cho bạn như thế. Việc lắp răng là hoàn toàn thụ động, chỉ đưa được 1 ít yêu cầu chủ quan mà thực tế bạn cũng không biết nó có phù hợp khi áp dụng hay không?

Ngày nay Smile Design là bước không thể thiếu trong thẩm mỹ nụ cười. Bạn sẽ cùng nha sĩ sửa thiết kế đến khi ưng ý thì mới bước vào thực hiện. Các thiết kế thể hiện chính xác kết quả thực tế sau khi làm. 

Thứ 2, Không nên lấy tủy răng để làm răng sứ 

Nhiều người quan niệm hàm răng để ăn nhai là chính nên chức năng quan trọng hơn thẩm mỹ. Nhưng cũng có những quan niệm cho rằng thẩm mỹ quan trọng hơn chức năng (ăn uống thì không cần thiết bằng đẹp). Nguyên tắc khi điều trị răng sứ thẩm mỹ là cần hướng tới chức năng sinh lý ổn định nhất và chỉ làm theo yêu cầu của bệnh nhân trong giới hạn nhất định. 

Theo bác sĩ Quyền, việc lấy tủy chỉ áp dụng khi tiến hành điều trị vấn đề liên quan đến bệnh viêm tủy gây đau, ê buốt răng, hỏng răng, không nên lấy tủy tràn lan để bọc sứ thẩm mỹ. Các bác sĩ nước ngoài khi sang Việt Nam công tác nghe vấn đề lấy tủy răng bọc sứ hàng loạt ở Việt Nam thì rất ngạc nhiên. Y học hiện đại với triết lý xâm lấn tối thiểu luôn khuyến cáo điều trị bảo tồn chứ không bất chấp lấy tủy bọc sứ. 

Và một số rủi ro có thể xảy ra khi lấy tủy bọc sứ bạn nên cần nắm rõ: 

– Nếu lấy tủy thất bại thì sẽ phải lấy tủy lại, phẫu thuật nạo xương hàm – cắt chóp, thậm chí nhổ răng cấy răng giả. 

– Chiếc răng bị lấy tủy sẽ bị đau dai dẳng sau này và có thể phải nhổ bỏ nếu hệ thống ống tủy quá phức tạp hay tồn tại nhiều chủng vi khuẩn cứng đầu không thể loại bỏ. 

Thông thường những điều này nha sĩ ít khi nói với bạn. Nhưng đây là kiến thức khoa học, không hề liên quan đến trình độ của nha sĩ, ai cũng có thể đối mặt với những nguy cơ đó. Thậm chí là nha sĩ ở các nền nha khoa tiên tiến hơn chúng ta, bởi vậy bác sĩ Quyền khuyên bạn không nên lấy tủy bọc sứ.  

ky-thuat-lam-rang-su-tham-my-1 (1)
Không nên lấy tủy khi làm răng sứ thẩm mỹ

Thứ 3: Mài răng đúng chuẩn kỹ thuật, cùi răng trơn láng, đường hoàn tất rõ ràng, ngang hoặc dưới lợi 1mm. 

Đường hoàn tất là thuật ngữ thuần chuyên môn, nó chính là vị trí kết thúc của mũi mài vùng cổ răng, tức là chỗ chân của răng sứ. Bạn tưởng tưởng nó như cái móng cho răng sứ đứng trên. Vì vậy, cái móng đó phải rõ ràng, chắc chắn, trơn láng mới đảm bảo tính kín khít, vững chắc sau này. 

Trước đây nha sĩ có xu hướng đặt đường hoàn tất sâu xuống dưới lợi, cố mài dưới lợi thật sâu, thậm chí chảy nhiều máu khi mài. Việc mài đường hoàn tất quá sâu sẽ có thể bị xâm phạm khoảng sinh học gây viêm lợi, tiêu xương mãn tính. 

Hiện nay, các nhà lâm sàng khuyến cáo chỉ nên mài ngang lợi hoặc dưới lợi 0.5 – 1mm. Việc mài nông sẽ đảm bảo vệ sinh tốt hơn, răng sứ sẽ không bị hôi, bị viêm và dùng được lâu dài. 

Hình ảnh cùi răng sau mài nên là hình ảnh thu nhỏ của chiếc răng nguyên bản. Mài các bình diện nhằm tạo điều kiện cho kỹ thuật viên đắp những lớp sứ đồng đều, sẽ tránh được tối đa nguy cơ vỡ sứ. 

Thứ 4: Đảm bảo tiêu chuẩn răng sứ kín khít, chuẩn khớp cắn

Bọc răng sứ đạt tiêu chuẩn răng kín khít, chuẩn khớp cắn

Tiêu chuẩn kín khít rất quan trọng, khi kín khít bạn sẽ không bị hôi miệng, không bị sâu răng phá hủy phần răng đã mài bên trong, răng không đen viền, không viêm lợi. 

Để kiểm tra độ kín khít nha sĩ sẽ dùng cây khám nha khoa rà tại biên giới răng sứ và răng thật, nếu thấy liên tục không bị vấp là được. Bệnh nhân thì khó có kỹ năng để kiểm tra, nhưng nếu sau bọc sứ gặp tình trạng ê buốt kéo dài quá 3 – 6 tháng, thức ăn đọng chân răng sứ, dùng tăm chọc vào chân răng sứ thấy có khấc thì phải cần nghĩ đến trường hợp răng sứ bị hở và  tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.  

Khớp cắn của bệnh nhân cũng phải thiết kế chuẩn với 1 số tiêu chí đánh giá như không bị kênh cao, các răng đều chạm nhau không có răng hở khớp, không bị lệch, có hướng dẫn răng cửa, hướng dẫn răng nanh. Những trường hợp điều trị tái lập khớp cắn tại tương quan tâm thì nha sĩ sẽ phải dùng máng nhai cho đeo khoảng 6 tháng – 1 năm trước khi làm răng sứ toàn bộ 2 hàm. 

Nhiều bệnh nhân sau khi lắp răng sứ ăn nhai bị mỏi hàm, đau quai hàm dai dẳng thậm chí xuất hiện đau nửa đầu mãn tính. Nguyên nhân thường hay nghĩ đến nhất là thiết kế khớp cắn bị sai. Răng sứ tuy phải làm quen một thời gian nhưng sau đó phải ăn nhai như răng thật, cho bạn cảm giác ngon miệng, thoải mái cơ khớp thì mới đạt yêu cầu. 

Thứ 5: Nha sĩ phải bảo dưỡng định kỳ và bảo hành cho bạn

Nhiều người cho rằng sau khi làm răng sứ thì không cần lấy cao răng, hay phải chăm sóc nhiều như răng thật. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bạn sẽ phải chăm sóc răng sứ như răng thật thậm chí kỹ hơn. Bạn cần chải răng sau mỗi bữa ăn chính đặc biệt là dùng chỉ nha khoa, đi nha sĩ bảo dưỡng định kỳ. 

Răng sứ cũng không dễ bị hỏng, răng thật rụng lúc nào thì răng sứ hỏng lúc đó, nó có thể tồn tại đến già. Tại nha khoa Thùy Anh, chúng tôi có chế độ bảo hành 1 đổi 1 từ 5 – 15 năm tùy loại. 

Tóm lại, làm răng sứ không chỉ là việc mài nhỏ răng thật rồi lấy khuôn cho kỹ thuật viên chế tác sẵn các chụp sứ, gửi lại để nha sĩ gắn lên miệng cho bạn là được. Mà ngoài những đồng thuận về thẩm mỹ thì nha sĩ phải thực hiện nhiều động tác kỹ thuật để đảm bảo răng sứ tồn tại lâu dài, khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng. Nói cách khác, một sản phẩm răng sứ chất lượng phải là sản phẩm hội tụ cả yếu tố thẩm mỹ lẫn chức năng. Thiếu một trong 2 yếu tố thì đều đánh giá là thất bại. Đó chính là giá trị thực sự của 1 sản phẩm y khoa, sản phẩm tri thức. 

Hi vọng, với những thông tin bác sĩ Quyền cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật làm răng sứ thẩm mỹ như thế nào là đúng chuẩn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về phương pháp này và đang có nhu cầu thực hiện làm răng sứ, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi qua địa chỉ dưới đây. 

One thought on “Kỹ thuật làm răng sứ của nha sĩ như thế nào đạt tiêu chuẩn?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background