Không nhổ răng khôn có được không? 4 hình thái mọc của răng khôn

Khi mọc răng khôn, nhiều bạn thường thắc mắc răng không thực hiện nhổ răng khôn có được không? Thực tế việc nhổ hay giữ lại chiếc răng này phụ thuộc vào các yếu tố liên quan tới vấn đề giải phẫu và sự ảnh hưởng của răng đến sức khỏe tổng thể. Tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi không nhổ răng khôn có được không trong bài viết dưới đây. 

Hỏi đáp: Không nhổ răng khôn có được không?

Đối với chiếc răng khôn, nếu như nó hoàn toàn “bình thường” thì tất nhiên không nhổ răng khôn sẽ không sao, thậm chí giữ lại còn giúp gia tăng sức nhai của hàm răng. Tuy nhiên sự bình thường này phải được đánh giá và kết luận bởi bác sĩ, chứ không phải dựa vào cảm giác chủ quan của bệnh nhân.

Một số trường hợp bệnh nhân cảm thấy hoàn toàn bình thường tuy nhiên trên thực tế những chiếc răng, lợi, xương hàm đã bước vào giai đoạn bệnh lý chỉ là chưa biểu hiện bằng các triệu chứng đau, tức là có bệnh mà chưa phát ra nhưng trên thực tế đã cần điều trị can thiệp để ngăn chặn tiến triển trầm trọng thêm.

Trường hợp răng khôn mọc thẳng lợi trùm

Hình 1
Hình 2

Hình 1 và 2 đều là răng khôn mọc thẳng lợi trùm, nhưng hình số 1 phần lợi trùm hoàn toàn lành mạnh biểu hiện bằng mô lợi hồng hào săn chắc, còn ở hình số 2 phần lợi trùm lại bị viêm nề đỏ, chảy máu, cấu trúc lợi phập phều không bám dính vào răng và mất tính săn chắc. Vậy sự khác biệt này do đâu? 

Do luôn có 1 không gian giữa lợi trùm và phần mặt răng bị trùm lên (túi lợi trùm), bất kỳ khi nào thức ăn lắng đọng vào cái túi này mà không thể đi ra sẽ gây viêm lợi trùm (Tức là từ hình 1 lợi trùm khỏe mạnh sẽ tiến triển sang hình 2 viêm lợi trùm quanh răng khôn) sau đó có thể lan tỏa ra các vị trí khác ở miệng mặt gây ra biến chứng nặng nề hơn như sưng mặt, co khít hàm… 

Vị trí lợi trùm này rất khó để vệ sinh, những dụng cụ vệ sinh thông thường như bàn chải đánh răng thì không thể đưa vào để đánh sạch. Nghĩa là nếu bạn có 1 chiếc răng bị lợi trùm đồng nghĩa bạn có nguy cơ bị sưng đau bất cứ lúc nào khi thức ăn lắng đọng vào túi lợi trùm. 

Bởi vậy, bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh luôn khuyến cáo bệnh nhân nhổ răng khôn khi không thể cắt lợi trùm, ngay cả trường hợp chưa đau bao giờ hoặc thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau nhẹ. Nếu còn để lại răng lợi trùm là còn để lại nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt ở các bệnh nhân nữ chuẩn bị có ý định mang thai thì nên giải quyết hết các vấn đề về răng miệng  như răng khôn lợi trùm. Vì khi mang thai nội tiết tố của phụ nữ thay đổi cơ thể dễ phản ứng viêm hơn đồng thời trong thời gian này nếu bị sưng đau răng khôn thì việc dùng thuốc, chụp X-quang, nhổ răng cũng trở nên rất hạn chế và cân nhắc.

Không nhổ răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 có được không? 

Răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 sẽ tạo thành một hốc mắc thức ăn giữa răng khôn và răng số 7 gây ra hai vấn đề chính đó là sâu răng và viêm nhiễm tiêu xương chân răng số 7. 

Ở ca bệnh này các bạn có thể nhìn thấy rõ chiếc răng khôn mọc lệch tạo thành một hốc mắc thức ăn dẫn tới sâu lớn viêm tủy răng số 7. Bệnh nhân không hề bị đau, tình trạng này diễn ra âm thầm cho tới khi xuất hiện triệu chứng đau nhức nhiều thì răng đã hỏng tủy. 

Hướng điều trị của nha khoa Thùy Anh: Với trường hợp trên, bác sĩ đã tiến hành nhổ răng số 8 và giữ răng 7 bằng cách điều trị tủy và làm chụp bọc sứ.

Ở ca bệnh tiếp theo, bệnh nhân đến vì răng số 7 bị đau nhiều và lung lay, trước đó bệnh nhân chỉ thi thoảng xuất hiện các cơn đau nhẹ do vậy mà chủ quan không nhổ răng khôn. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện răng số 7 bị sâu lớn phía tương ứng vị trí răng khôn đâm vào đồng thời quanh cả 2 chân của răng 7 đã xuất hiện tình trạng thấu quang màu đen do viêm nhiễm và tiêu xương. Khám trên miệng răng lung lay nhiều, trường hợp này bệnh nhân đã phải nhổ cả hai răng do tình trạng phá hủy nặng nề không còn khả năng điều trị bảo tồn.

Qua hai ca bệnh trên chúng ta thấy rằng hậu quả răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 là hết sức nặng nề và thường không biểu hiện triệu chứng đau cho tới khi răng đã bị phá hủy trên diện rộng. Do vậy tất cả các trường hợp răng khôn mọc lệch dù mới chỉ đau nhẹ thậm chí chưa bao giờ xuất hiện đau bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt.

Trường hợp răng khôn hàm trên mọc thẳng thòng dài xuống dưới

 Khi răng khôn hàm trên không có điểm chạm khớp với răng đối diện do thiếu răng khôn hàm dưới hoặc răng hàm dưới mọc ngầm, mọc lệch thì sẽ xảy ra hiện tượng răng khôn hàm trên dài thòng xuống gây ra các vấn đề: cắn vào niêm mạc lợi trợt loét, cản trở chuyển động hàm dưới và đặc biệt gây một biến chứng nguy hiểm đó là hở kẽ mắc thức ăn sâu hỏng răng số 7 bên cạnh. 

Bệnh nhân hoàn toàn bình thường cho tới khi đến thăm khám tại nha khoa Thùy Anh với những cơn đau răng đầu tiên. Bác sĩ thăm khám và phát hiện răng khôn hàm trên thòng dài xuống dưới gây hở kẽ mắc thức ăn, hiện tượng mắc thức ăn ở vùng kẽ giữa hai răng đã gây sâu cả răng khôn và răng số 7. 

Trên hình ảnh sau nhổ răng khôn thấy rõ rằng răng khôn đã bị sâu đồng thời răng số 7 bên cạnh cũng bị sâu phá hủy tới tủy. Do vậy, với các trường hợp răng khôn hàm trên thòng dài xuống dưới bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên nhổ ngay cả khi bệnh nhân không bị đau và cũng không có những khó chịu căng tức răng của việc nhồi nhét thức ăn vào vùng kẽ.

Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ bị lắng đọng hoặc mắc những mảnh thức ăn nhỏ vào vùng kẽ răng hở thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu giống như khi bị nhồi nhét các mảng thức ăn lớn, tức là sẽ không hề cảm nhận thấy bất cứ  khó chịu gì cho tới khi xuất hiện các cơn đau do sâu răng thì mọi chuyện đã muộn.

Trường hợp không nhổ răng khôn mọc ngầm thì sao? 

Đối với một chiếc răng khôn mọc ngầm thì có 2 tình huống có thể xảy ra: Một là chiếc răng khôn sẽ chung sống hòa bình với bạn suốt đời mà không gây biến chứng gì cả. Hai là chiếc răng khôn mọc ngầm có thể gây ra các nang quanh răng phá hủy xương hàm

Khi phát hiện răng khôn mọc ngầm đã gây ra biến chứng tạo nang phá hủy xương hàm thì chắc chắn chúng ta cần nhổ bỏ đồng thời nạo sạch nang để ngăn chặn tình trạng phá hủy xương, tạo điều kiện cho việc lành thương xương hàm. 

Tuy nhiên khi răng khôn mọc ngầm chưa gây ra biến chứng gì thì cần cân nhắc xem có nên nhổ răng ngầm hay nên giữ lại và theo dõi định kỳ. Trường hợp tiên lượng nhổ răng ít nguy cơ ảnh hưởng tới những cấu trúc lân cận như răng số 7, dây thần kinh hàm dưới, xoang hàm thì chúng ta có thể quyết định nhổ bỏ để bớt đi một nỗi lo về nguy cơ gây biến chứng sau này của răng khôn mọc ngầm. Còn trường hợp răng khôn mọc ngầm sâu, cần can thiệp phức tạp mà nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới các cấu trúc quan trọng lân cận thì chúng ta có thể giữ lại và theo dõi định kỳ 6 tháng một lần trên phim X-quang để có thể đưa ra những điều trị kịp thời.

Với răng khôn, nếu không đánh giá được nguy cơ và có hướng điều trị đúng đắn thì răng khôn có thể sẽ gây ra rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Lời khuyên của bác sĩ là các bạn hãy khám răng miệng định kỳ và nên nghe theo những tư vấn của bác sĩ. Hi vọng thông tin bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc không nhổ răng khôn có được không? Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nho-rang-khon-an-toan-khong-dau-voi-may-piezotome-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background