Hiện tượng dắt thức ăn và cách khắc phục hiệu quả nhất – Nha khoa Thùy Anh

Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều đã từng gặp phải tình trạng bị dắt thức ăn vào kẽ răng, hiện tượng này thường dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, theo thời gian thì đây chính là tác nhân âm thầm phá hỏng răng. Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, B.S Huy đến từ khoa phục hình & phẫu thuật trong miệng, trực thuộc Nha Khoa Thùy Anh sẽ chỉ ra nguyên nhân, hậu quả cũng như các cách khắc phục tình trạng dắt thức ăn hiệu quả nhất. 

Dắt thức ăn - Nguyên nhân do đâu?

Cơ thể con người nói chung và hàm răng nói riêng bình thường sẽ được sắp đặt một cách hài hòa để tránh các tác nhân gây hại ảnh hưởng đến nó trong đời sống. Với những bạn có hàm răng lệch lạc thì chỉnh nha là một điều trị cần thiết. Vừa giúp cải thiện về hình thức, thẩm mỹ bên ngoài vừa giúp bạn sửa chữa cả chức năng cũng như loại bỏ vấn đề do sự bất thường cung răng gây ra. Một cung răng hài hòa sẽ tránh được việc mắc thức ăn. Sự hài hòa của cung răng thể hiện qua cả chiều dọc lẫn chiều ngang của hàm răng. 

+ Theo chiều dọc: Khi chiều cao các răng trên cung hàm đồng đều thì mặt phẳng cắn đều đặn. Sự đều đặn này sẽ bị mất đi nếu một răng bị trồi thấp xuống hoặc nhô cao hơn so với các răng lân cận. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này là do mất răng đối diện mà không có biện pháp phục hồi kịp thời. Khi đó, rìa gần và xa của răng sẽ gây nên tình trạng múi chui làm rối loạn dòng chảy và mắc thức ăn tại đó.

+ Theo chiều ngang, mỗi răng sắp xếp sao cho tiếp xúc sát khít răng bên cạnh. Do nhiều nguyên nhân như răng sâu vỡ, phục hình tạo tiếp xúc không tốt mà khoảng tiếp xúc này có thể bị rộng ra. Điều này sẽ gây nhồi nhét thức ăn xuống khoảng kẽ giữa hai răng. 

Như vậy bạn có thể thấy thay đổi theo chiều dọc lẫn chiều ngang đều có thể gây dắt thức ăn. Ví dụ: 

Trên hình chúng ta thấy răng trên trồi xuống dưới, và có một múi rất nhọn răng trên đâm thẳng xuống kẽ răng dưới. Đây gọi là các múi chui, múi nhồi thức ăn. Bạn xem hình vẽ mô tả đơn giản hơn sau đây.
Hình A cho thấy múi chui nhọn tạo hướng lực dốc thẳng viên thức ăn vào kẽ giữa răng đối diện. Và hình B mô tả cách mài tạo hình lại múi chui nhằm đánh lạc hướng viên thức ăn.

Như vậy với trường hợp múi chui nha sĩ chỉ cần mài tạo hình một chút là đã giải quyết được vấn đề. Tình huống này hay gặp sau khi làm răng giả, thì bị mắc thức ăn xuống hàm đối điện do thiết kế răng không chuẩn xác. 

Về vấn đề dắt thức ăn theo chiều ngang: 

Răng số 8 mọc lệch, tạo thành kẽ lớp tiếp giáp với răng 7. Đây là tình huống cực kỳ phổ biến. Bệnh nhân đến với phản ánh mỗi lần ăn thịt gà thì dắt đầy vào vùng răng hàm trong cùng, nếu không lấy kịp thời thì bị đau âm ỉ và cộm hàm không thể nhai tiếp. Cách giải quyết đơn giản bạn hãy nhổ bỏ răng khôn đi. Vì răng khôn mọc lệch nhồi nhét thức ăn là răng biến chứng, không có chức năng gì.
Hình ảnh này cũng không hề hiếm, đó là hở kẽ giữa các răng thật. Nhiều bệnh nhân không có sâu răng, trước đây ăn uống bình thường, càng có tuổi thì thức ăn dắt nhiều trông thấy. Giải pháp điều trị trường hợp hở kẽ có thể là hàn lại tiếp xúc cho chặt hoặc làm chụp sứ đơn lẻ - các overlay, inlay kép, chụp đôi nối 2 răng với nhau mà chúng tôi sẽ phân tích phần dưới.

Hậu quả và phương pháp điều trị tình trạng dắt thức ăn

Dắt thức ăn, nhẹ thì vướng tức, khó chịu. Nặng thì sâu kẽ, mất răng. Mặt khác, sâu kẽ rất khó nhận biết. Một lỗ sâu kẽ khi phát hiện có thể đã phá hủy phần lớn thân răng, khiến răng yếu đi rất nhiều và đôi lúc là không thể giữ lại được nữa.  

Để khắc phục tình trạng trên, nha sĩ sẽ dựa trên nguyên tắc điều trị nguyên nhân và theo hướng can thiệp tối thiểu nhất có thể.

+ Trường hợp thức ăn bị dắt khi tiếp xúc giữa răng giảm một cách sinh lý theo thời gian mà có thể lấy ra dễ dàng thì không cần điều trị gì cả. Cách chuẩn nhất để làm sạch thức ăn vùng kẽ răng là sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc tăm để làm sạch kẽ răng. 

Lưu ý khi sử dụng tăm là không chọc ngoáy vào lợi mà chỉ làm động tác khều nhẹ gẩy thức ăn ra. Tăm cũng cần được làm sạch, tránh nhiễm trùng vùng lợi dẫn đến viêm lợi, tụt lợi và làm nặng thêm tình hình.

+ Trường hợp dắt thức ăn do răng trồi thấp hay nhô cao gây hiện tượng múi chui thì sẽ phải mài bớt các múi chui này. Nếu các răng bị trồi quá nhiều, đôi khi sẽ cần đánh lún và làm các phục hồi răng đối diện như cầu răng hay implant, vừa để tránh tái phát, vừa để khôi phục chức năng ăn nhai của hàm răng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/lam-rang-su-tham-my-phuong-phap-phuc-hinh-rang-tot-nhat-hien-nay/

Trường hợp khách hàng đến với chúng tôi nhu cầu trồng lại răng, nhưng răng đối diện bị trồi quá mức. Nếu chúng tôi trồng răng dưới ngay thì những răng trồi này sau đó sẽ nguy cơ cao dắt thức ăn khó chịu. Vì vậy chúng tôi tiến hành làm lún răng trước để trả lại vị trí răng như ban đầu rồi mới đặt implant

+ Trường hợp dắt thức ăn do mất tiếp xúc bên thì cách khắc phục chủ yếu bằng các điều trị phục hình nhằm tái tạo lại tiếp xúc bền chặt giữa hai răng. Đơn giản nhất là hàn thêm vào kẽ giữa 2 răng. Tuy nhiên, phương pháp này khó khôi phục lại được hoàn toàn tiếp xúc răng do không gian thao tác trên miệng thường hạn chế, dụng cụ thông thường khó tái lập lại được tiếp xúc sinh lý trong miệng. Chính vì vậy, ngày nay các phương pháp phục hình gián tiếp như chụp răng, onlay, overlay hoặc nếu kẽ răng quá rộng thì một chụp đôi sẽ được ưu tiên hơn. 

Cụ thể, khi thức ăn nhồi vào vùng kẽ, vùng kẽ nay đã quá rộng, thì nha sĩ sẽ làm 2 chụp sứ, inlay… hàn nối liền với nhau, khi đó không tồn tại kẽ hở nữa thì không bị dắt thức ăn. 

Trường hợp bạn có lỗ sâu, răng vỡ thì cần khẩn trương hàn trám hay bọc sứ toàn phần lại. Nha sĩ sẽ khiến độ chặt giữa các răng tăng thêm và cải thiện tình hình giúp bạn. Có một tình huống cũng khá hay gặp là bạn trước đây làm răng bọc sứ rồi, và hiện nay thức ăn nhồi nhét vào kẽ nhiều, giải pháp lúc đó là bọc lại chiếc răng sứ.

TÓM LẠI: 

+ Nếu bạn có thể tự lấy thức ăn ra mà không phiền toái, hay ý thức giữ gìn của bạn cao thì không cần can thiệp gì. Chỉ tơ nha khoa là phương tiện tự kiểm soát hiệu quả 

+ Nếu dắt thức ăn khó chịu, bạn không thể tự lấy ra, thì cũng không nên lo lắng  Dắt thức ăn hoàn toàn có thể điều trị khỏi triệt để 

+ Điều trị có thể là mài tạo hình múi chui răng đối diện, trồng lại răng mất, làm phẳng đường cong cắn khớp 

+ Hàn thêm để 2 răng tiếp xúc chặt, hoặc làm các phục hình nối liền

+ Nếu răng khấp khểnh thì niềng răng là rất tốt 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những kiến thức khá đầy đủ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng dắt thức ăn, qua đó, mỗi người đã có thể tự bảo vệ và chăm sóc hàm răng của mình tốt hơn.

 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

13 thoughts on “Hiện tượng dắt thức ăn và cách khắc phục hiệu quả nhất – Nha khoa Thùy Anh

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dắt thức ăn như do tiếp xúc giữa 2 răng không được kín khít, do răng số 8, do răng trồi thấp hay nhô cao,… Tuỳ vào từng nguyên nhân mà sẽ có cách xử lý cụ thể bạn ạ.
      + Dắt thức ăn do răng 8 thì mình có thể xử lý bằng cách nhổ bỏ răng 8 do răng 8 không có nhiều chức năng ăn nhai và thẩm mỹ trên cung hàm
      + Do tiếp xúc giữa 2 răng không kín khít thì có thể làm răng sứ
      + Do răng trồi thấp hay nhô cao thì sẽ phải mài bớt các múi chui. Nhưng nếu bị trồi nhiều thì sẽ cần phải đánh lún
      Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  1. Đào Ngọc Anh says:

    Em bị mắc thức ăn giữa răng khôn và răng hàm. Thức ăn cứng nên rất khó lấy ra. Em dùng tăm để gẩy thức ăn ra nhưng càng gẩy thức ăn càng vào sâu rất khó chịu. Vậy ek nên làm gì ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, với trường hợp như vậy thì mình nên nhổ răng khôn em ạ. Răng khôn không có nhiều chức năng ăn nhai và thẩm mỹ trên cung hàm, lại có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức, làm hỏng răng số 7 bên cạnh…. vì vậy nhổ răng khôn là giải pháp giúp giải quyết triệt để vấn đề em đang gặp phải em ạ.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  2. Hue says:

    Em bị giắt thức ăn giữa răng số 6 và số 7; dùng chỉ nha khoa cũng không thể lấy được; lỗ rỗng giữa 2 răng lớn.
    Răng số 5 và số 6 của em hiện đang bị lung lay nhẹ.
    Em phải làm thế nào ạ?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, mắc thức ăn ở giữa 2 răng hàm có rất nhiều nguyên nhân, có thể do viêm lợi, tụt lợi giữa 2 răng gây ra hiện tượng nhồi nhét thức ăn. Cũng có thể do sự sai lệch khớp cắn hoặc răng mọc chồi trong trường hợp mất răng đối diện,…
      Còn vấn đề răng số 5,6 lung lay nhẹ thì cũng có thể do bị viêm lợi, viêm quanh chân răng…
      Để biết được nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị cụ thể thì mình nên đi thăm khám trực tiếp để bác sĩ có hướng xử lý cho mình cụ thể ạ
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  3. Thùy says:

    Dạ em đã đi láy tủy răng được 1 tuần nhưng chưa có điều kiện để bọc răng sứ kịp.phải 1 thời gian nữa e mới đi được .Nên hai cái răng láy tủy vẩn để lổ to còn trống như vạy thì ăn thức ăn vào nó lọt vào bên trong thì có sao không ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, nếu như chưa thể bọc sứ được ngay thì mình có thể hàn trám lại để bịt lỗ sâu lớn để tránh thức ăn có thể rơi vào và đọng lại gây sâu viêm tái phát em ạ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, trường hợp dắt thức ăn ở kẽ răng có thể xử lý bằng cách hàn trám hoặc là bọc sứ lại để diện tiếp xúc của 2 răng, giúp kẽ răng không bị hở và gây dắt thức ăn nữa em ạ. Để được tư vấn cụ thể hơn em có thể nhắn qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background