Đột nhiên không ngậm được miệng là bị làm sao? Xử lý thế nào?

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta sẽ gặp phải những trường hợp dở khóc dở cười, có bệnh nhân tự dưng có ngày ngáp lớn một cái sau đó miệng không thể đóng lại được, nói chuyện cũng khó chỉ “ê ê a a” vài chữ, rồi thì nước bọt chảy ròng ròng vì miệng ko ngậm lại nên cũng không nuốt được. Nếu bạn chưa gặp lần nào thì rất may mắn vì nó cực kỳ khó chịu. Và nếu “đột nhiên không ngậm được miệng là bị làm sao và cách xử trí như thế nào?” Bác sĩ Tuấn trực thuộc khoa khớp thái dương hàm tại nha khoa Thùy Anh sẽ chia sẻ với bạn trong bài viết dưới đây. 

Đột nhiên không ngậm được miệng là bị làm sao?

Tình trạng đột nhiên không ngậm được miệng gọi là trật khớp hay sai khớp thái dương hàm, là khi lồi cầu bị di lệch ra khỏi ổ khớp và không trở về được.

Trước khi đi tìm hiểu sâu hơn về bệnh này, chúng ta sẽ cùng xem cấu tạo khớp Thái Dương Hàm và lồi cầu di chuyển như thế nào khi ta há ngậm miệng.

Khớp thái dương hàm kết nối xương hàm dưới đến xương của hộp sọ ở mỗi bên, bạn có thể sờ thấy nó bằng cách đặt ngón tay ở phía trước tai và há miệng. Chỏm lồi cầu xương hàm dưới và xương thái dương khớp với nhau như là quả bóng nằm trong hốc với đĩa khớp ở giữa, các cơ vùng má và thái dương mỗi bên mặt giúp vận động hàm dưới.

Các bạn có thể thấy khi hàm ở tư thế đóng, lồi cầu sẽ nằm yên vị trong hõm khớp. Khi há miệng ra, lồi cầu sẽ dần dần dịch chuyển đi xuống và ra phía trước cho tới lồi củ xương thái dương. Bình thường biên độ há miệng sẽ khoảng 40 – 50mm, ở trong giới hạn vận động này lồi cầu vẫn chưa vượt quá lồi củ xương thái dương nên khi đóng hàm lồi cầu lại dịch chuyển về sau vào ổ khớp.

Nhưng nếu bạn há to quá mức, quá giới hạn bình thường thì lồi cầu sẽ tiếp tục đi ra trước, vượt qua đỉnh của lồi củ xương thái dương và không thể trở lại ổ khớp được nữa. Khi đó ta bị trật khớp thái dương hàm.

Hình ảnh mô hình sọ mô tả tình trạng tật khớp thái dương hàm

Trật khớp xảy ra khi nào?

Tình trạng trật khớp xảy ra khi bạn phải há to quá mức và không kiểm soát được, thường gặp lúc há miệng ngáp lớn hoặc trong các thăm khám, điều trị vùng miệng, hầu họng. Điều trị nha khoa cũng có thể gặp, đặc biệt là những răng hàm lớn phía trong với thủ thuật yêu cầu phải há càng to càng tốt và há lâu như điều trị tuỷ, nhổ răng khôn.

Trật khớp cũng liên quan đến yếu tố cơ địa, ở những người có cơ địa dây chằng dãn thì nguy cơ bị trật khớp sẽ cao hơn. Có thể nhận biết bằng một test rất đơn giản giống như hình ảnh dưới đây. Bình thường, ngón cái sẽ không gập sát vào cẳng tay được, nhưng nếu ta thấy nó gập sát được, tức là có sự dãn quá mức của hệ thống dây chằng toàn thân.

Như vậy, với những bệnh nhân có tiền sử bị trật khớp tái đi tái lại nhiều lần, hay bệnh nhân có cơ địa dây chằng dãn có thể dự phòng tránh bị trật khớp bằng cách kiểm soát để không há quá mức: Khi ngáp có thể đỡ một tay ở dưới cằm, thăm khám, điều trị vùng miệng, hầu họng cần thông báo trước tình trạng với bác sĩ, tránh phải há quá to và quá lâu. Với những điều trị kéo dài như điều trị tuỷ, phục hình nhiều răng có thể chia ra nhiều buổi nhỏ để thực hiện.

Cách để phát hiện bị trật khớp

Tình trạng trật khớp khá dễ nhận biết, nó thường xuất hiện sau khi há miệng to quá mức, sau đó không ngậm lại được. Vì không ngậm lại được nên cũng không thể nói chuyện hay ăn uống bình thường được. Với những trường hợp bị trật một bên thì khi ngậm, hàm sẽ bị lệch về bên đối diện.

Tại phòng khám bác sĩ sẽ kiểm tra thêm bằng cách sờ vào vị trí trước tai và sẽ thấy ổ khớp bị rỗng, do lồi cầu đã trật hẳn ra phía trước và không trở lại được. Có thể chụp phim X – quang panorama để thấy rõ hơn tương quan của lồi cầu và ổ khớp.

Nếu bạn gặp phải tình trạng như trên thì tốt nhất nên tìm đến phòng khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bởi lẽ tình trạng trật khớp nếu xử lý sớm thì rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần nắn lại khớp và cố định là được, trong khi nếu bạn để bị trật khớp quá lâu, trường hợp quá 15 ngày thì có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật tức nắn chỉnh mổ mở đưa lồi cầu trở lại vị trí ổ khớp.

Thực tế, nếu gặp phải tình trạng trật khớp thì ít có ai để quá muộn mới xử trí như vậy, vì việc miệng không ngậm lại được mà cứ há suốt thì sẽ rất khó chịu. Không ăn uống, nói chuyện bình thường được, nước bọt thì chảy ròng vì không nuốt được. Và bệnh lý nào thì cũng như thế thôi, phát hiện và điều trị sớm bao giờ cũng dễ hơn và tiên lượng tốt hơn. Bạn hãy chú ý nhé.

Quyền

Vậy điều trị trật khớp hàm như thế nào?

Trật khớp hàm là tình trạng lồi cầu bị trật ra phía trước và không thể trở lại ổ khớp, cho nên việc điều trị đơn giản là làm sao để có thể đưa lồi cầu trở lại vị trí bình thường nằm trong ổ khớp, bệnh nhân có thể ngậm miệng lại được, khớp cắn trở về trạng thái ban đầu.

Và ở đây bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nắn chỉnh Nelaton.

Bạn sẽ ngồi thẳng, lưng và đầu tựa phía sau. Còn bác sĩ thì ở phía đối diện, đặt ngón tay cái vào mặt nhai các răng hàm lớn, các ngón tay còn lại thì ôm lấy hàm rồi dùng lực kéo hàm xuống dưới và đẩy ra sau.

Khi lồi cầu vào ổ khớp rồi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn hàm lại để xem bạn có ngậm lại được không, khớp cắn có khớp lại chưa. Sau đó sẽ dùng băng để cố định cằm – đầu trong 1 – 2 tuần tránh việc bạn há to lại bị trật lại.

Đôi khi cũng sẽ gặp những bệnh nhân khó nắn chỉnh, cơ hàm của họ căng cứng quá và bác sĩ không thể nắn lại được. Khi đó ta cần áp dụng các biện pháp giúp cơ thư giãn hơn như massage, nghỉ ngơi, cũng có thể cho bệnh nhân cắn vào bông gòn hoặc ống xi lanh bơm rửa để tự đưa hàm trở lại.

Cách khác là bảo bệnh nhân ngồi nghỉ, không cần cố cắn lại nhưng sẽ thử vận động đưa hàm sang 2 bên. Dù với bất cứ cách gì nắn trong miệng hay ngoài mặt thì chỉ cần đưa lồi cầu theo hướng xuống dưới ra sau thắng sự kéo các cơ nhai là sẽ thành công. 

Nói chung, chỉ cần không phải tình trạng bị trật khớp đến quá muộn, thì bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh đều có cách để nắn chỉnh đưa hàm trở lại bình thường mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật.

Tóm lại, nếu gặp phải tình trạng trật khớp thì bạn cần đến gặp bác sĩ để nắn lại sớm nhé. Bạn cũng đừng lo lắng hay sợ rằng việc nắn chỉnh đau lắm, bởi càng như vậy cơ càng căng cứng và khó nắn chỉnh hơn. Việc nắn chỉnh thực ra khá nhẹ nhàng và không đau gì cả. Nên các bạn cứ yên tâm nhé. Mong rằng những chia sẻ trên đây của bác sĩ Tuấn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng “Đột nhiên không ngậm được miệng là như thế nào và cách xử trí”. Mợi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/7-hau-qua-cuc-nghiem-trong-cua-benh-ly-roi-loan-khop-thai-duong-ham/

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background