Răng khôn bị sâu do đâu? Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?

Hiện nay việc nhổ răng khôn khá phổ biến, tuy nhiên vẫn còn nhiều người lo sợ do chịu ảnh hưởng của tư tưởng cũ như: nhổ răng khôn sẽ giảm tuổi thọ, nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng thần kinh,… và họ thường đặt ra câu hỏi: Răng khôn bị sâu có nên nhổ không? Tại sao không hàn hoặc lấy tủy để giữ lại chiếc răng. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tại sao răng khôn bị sâu?

Răng khôn là một trong những danh từ hiếm hoi mà khi nghe đến nó không gợi lên cho chúng ta một hình ảnh rõ ràng mà thay vào đó là cảm giác không mấy dễ chịu, thậm chí đau đớn. Những ai đã từng trải qua cảm giác đau răng khôn có lẽ sẽ thấu hiểu hơn ai hết. 

Mặc dù là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, vào thời điểm mọi người đều đã có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng. Nhưng do mọc cuối cùng khi mà tất cả các răng khác đã yên vị nên răng khôn thường sẽ không có khoảng trống đủ để mọc lên bình thường. Ngoài ra với đặc tính tiến hóa việc sử dụng thực phẩm chín, mềm nên xương hàm con người ngày càng thu nhỏ lại cũng là một lí do khiến răng khôn thiếu chỗ. 

Chiếc răng khôn mọc và cố gắng tồn tại bằng cách đâm vào bất cứ hướng nào có thể để trồi lên. Nó có thể mọc lệch về phía má, lệch về phía răng 7, đâm vào chiếc răng 7 hoặc mọc thẳng nhưng lại bị lợi trùm phía trên. Việc mọc sai hướng của răng khôn tạo ra một cái bẫy lưu giữ mảnh vụn thức ăn ở vùng tiếp xúc giữa răng khôn và R7, phía dưới túi lợi trùm… 

Việc vệ sinh răng miệng ở những vùng này  rất khó khăn, đôi khi không thể do khuất tầm nhìn, không thể đưa bàn chải hoặc chỉ tơ đến để làm sạch. Ngoài ra thì khi răng khôn mới mọc men răng thường chưa chín muồi kết hợp với tình trạng thường xuyên giắt thức ăn sớm dẫn đến răng khôn bị sâu phát triển nhanh, đôi khi sâu răng còn lan sang cả răng bên cạnh gây hỏng răng 7. 

Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?

Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?

Với câu hỏi răng khôn bị sâu có nên nhổ không bác sĩ Tuấn đến từ khoa phục hình và phẫu thuật răng miệng tại nha khoa Thùy Anh đưa ra câu trả lời là có nên nhổ răng khôn bị sâu bởi: 

+ Thứ 1: Hệ số ăn nhai của răng khôn rất thấp, thậm chí bằng 0 nếu không có sự ăn khớp trên dưới của 1 cặp răng trong tương quan thẳng tắp của hướng chịu lực như những chiếc răng hàm khác

+ Thứ 2: Bởi vì răng khôn có vấn đề thường là những chiếc răng mọc lệch lạc, răng khôn lại ở tận cùng phía sau họng, nên việc đưa mũi khoan, chất hàn vào rất khó khăn. Nếu sâu đã ăn tủy gây đau thì điều trị tủy ở những răng này tỷ lệ thất bại rất cao do không thể quan sát rõ, khó hoặc không thể thao tác.

+ Thứ 3: Trong trường hợp chúng ta có thể hàn chiếc răng sâu lại tuy nhiên không thể loại bỏ các nguyên nhân gây giắt thức ăn, không thể vệ sinh răng miệng tốt thì sau khi hàn răng sâu trở lại là điều không thể tránh khỏi.

Tóm lại với một chiếc răng khôn bị sâu không có chức năng ăn nhai, khó vệ sinh, hay viêm nhiễm thì chỉ định nhổ là chuẩn xác. 

Chúng ta chỉ nên giữ lại một chiếc răng khôn khi:

– Răng mọc thẳng, ngay ngắn trên cung hàm.

– Không bị sâu răng

– Không gây các vấn đề khó chịu như giắt thức ăn, cắn má,..

– Có đầy đủ 2 răng khôn nằm đối diện để thực hiện chức năng ăn nhai

– Và cuối cùng: Ý thức vệ sinh răng miệng tốt

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/gia-nho-rang-khon-la-bao-nhieu/

Nhổ răng khôn sâu có đau không? 

Nếu chiếc răng khôn bị sâu nhỏ thì việc nhổ răng vẫn diễn ra như bình thường và không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên khi chiếc răng khôn của bạn sâu lớn hoặc vỡ trước đó thì quá trình nhổ đôi khi sẽ kéo dài hơn, do mô răng còn lại quá ít động tác nhổ thường dẫn tới vỡ từng mảnh nhỏ, nha sĩ thường khó tìm thấy vị trí để đặt bẩy và bắt kìm. Nhiều tình huống phải rạch lợi, sử dụng mũi khoan để cắt xương rất xâm lấn.

Bởi vậy, các bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh luôn khuyến cáo bệnh nhân hãy quyết định nhổ chiếc răng khôn khi bắt đầu có hiện tượng sâu để quá trình nhổ răng có thể diễn ra một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ít sang chấn nhất.

Khi một chiếc răng khôn đã sâu vào tủy thì chúng ta cần phải nhổ bỏ sớm nhất có thể để tránh những cơn đau răng kinh khủng giật lên đầu hoặc biến chứng như viêm quanh chóp, viêm mô tế bào,.. Và với một chiếc răng khôn bị sâu vào tủy và đang có đau gia tăng thì thường chúng ta sẽ nghĩ nhổ răng chắc đau hơn bình thường. Nhưng thực tế trước khi nhổ răng bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê để vô cảm, vì vậy cảm giác đau sẽ hoàn toàn biến mất trong quá trình nhổ răng. 

Khi nguyên nhân đau là chiếc răng khôn bị loại bỏ thì những cơn đau sau nhổ răng cũng dễ chịu hơn rất nhiều so với trước đó. Sau nhổ răng bạn sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sau nhổ răng.

>>> Xem thêm: Nhổ răng khôn không đau tại nha khoa Thùy Anh 

Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn sâu

Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ để việc phục hồi diễn ra nhanh và hiệu quả hơn: 

– Ngay sau nhổ, bạn cắn chặt miếng bông trong miệng khoảng 40 – 60 phút để tránh máu tràn ra khoang miệng, giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. 

– Không được súc miệng mạnh và đánh răng vào vị trí nhổ răng trong 24 giờ đầu. 

– Sau nhổ răng tùy cơ địa của từng người mà có thể sẽ gặp tình trạng đau nhức. Bạn cũng không cần quá lo lắng, hãy sử dụng đơn thuốc mà bác sĩ đã kê cho mình trước đó nhé. Uống thuốc theo đúng chỉ định. 

– Ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng, tránh ăn đồ quá nóng hoặc lạnh và không nhai vào bên nhổ răng. 

– Không sử dụng thuốc lá, rượu bia sau khi nhổ răng khôn. 

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân khiến răng khôn dễ bị sâu cũng như trả lời cho câu hỏi có nên nhổ răng khôn bị sâu không. Khi răng khôn có dấu hiệu sâu, bạn hãy tới thăm các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và trao đổi với bác sĩ về phương án điều trị kịp thời nhất nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục