Đánh răng bị chảy máu chân răng: Phải làm sao? Nha khoa Thùy Anh

Chảy máu khi đánh răng là tình huống rất thường gặp mà gần như ai cũng từng mắc phải. Vậy có những nguyên nhân nào, cách điều trị cũng như phương pháp dự phòng chảy máu chân răng như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Bài viết được cung cấp thông tin bởi bác sĩ Đặng Huy Đăng – khoa nắn chỉnh răng nha khoa Thùy Anh. 

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Nguyên nhân thường gặp nhất là do viêm lợi. Đây là hậu quả của tình trạng mảng bám canxi, thức ăn thừa tích đọng dọc viền lợi, nơi khe hở giữa lợi và răng. Những mảng bám này tạo nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn, chúng tích tụ gây hại và khiến lợi bị viêm.

– Lợi viêm có thể nhận diện bằng màu đỏ đậm, mềm, nhạy cảm, dễ bị chảy máu, miệng cũng có mùi hôi. 

– Lợi khỏe mạnh có màu hồng nhạt, săn se, bám chắc vào răng.

Lợi bị viêm
Lợi khỏe mạnh

Lợi một khi viêm dễ bị kích ứng, trước tác động lực nhẹ như đánh răng hay thậm chí khi ăn thức ăn cứng, nhai nuốt, hoặc vô tình chạm tay vào cũng dẫn tới chảy máu.

Một số tình trạng bệnh lý liên đới có thể dẫn đến viêm lợi như: 

– Mòn cổ răng: là những nơi khuyết hổng khó làm sạch và khi ăn nhai thức ăn đọng lại mà mình khó vệ sinh, sẽ gây viêm lợi, sâu răng.

– Sâu răng: đặc biệt lỗ sâu ở vị trí kẽ giữa 2 răng, lỗ sâu răng gây lắng đọng thức ăn và dẫn đến viêm đau.

– Làm răng sứ nhưng phục hình sai cách: Răng sứ không khít sát hoặc đã xâm phạm vào phía dưới, dẫn đến tình trạng lợi sưng nề đỏ, chảy máu chân răng quanh.

– Răng số 8 mọc lệch, mọc kẹt lợi trùm: Tình trạng này  khiến thức ăn dễ mắc lại mà mình khó kiểm soát, làm sạch được. Những vùng đó chắc chắn sẽ gây viêm lợi, viêm mô mềm, thậm chí viêm xương quanh dẫn đến tình trạng chảy máu.

– Vệ sinh răng chưa đúng cách: Việc bạn dùng bàn chải có lông cứng kết hợp với lực chải mạnh, thô bạo làm tổn thương nướu gây chảy máu khi đánh răng.

– Một số bệnh lý toàn thân dẫn đến tình trạng đánh răng chảy máu như rối loạn đông máu,…

Mối nguy hại của tình trạng chảy máu chân răng 

Do tình trạng chảy máu khi đánh răng khá phổ biến và cũng ít gây đau đớn nên nhiều người bệnh cho rằng đây là triệu chứng bình thường. Dù chưa gây nguy hiểm ngay nhưng chảy máu khi đánh răng đang cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề.

Vấn đề tâm lý, bệnh nhân có thể hoang mang khi chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên.

– Vấn đề thẩm mỹ: Chảy máu chân răng nhiều, cộng thêm tiết nhiều dịch viêm, thì những vùng răng này dễ bị bám chất màu đen giống như màu dịch huyết thanh, làm cho đường viền lợi sát cổ răng, đặc biệt là những vùng vôi răng mảng bám đã từng bám lên chiếc răng đó sẽ chuyển thành màu đen gây ra mất thẩm mỹ.

– Tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ gây đau khó chịu khi ăn nhai do viêm lợi dẫn đến viêm quanh răng. Nặng hơn có thể gây lung lay, thậm chí mất răng.

Cách điều trị triệt để chảy máu chân răng khi đánh răng 

Tại nha khoa Thùy Anh chúng, khi điều trị tình trạng chảy máu chân răng bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng hiện tại của khách hàng, những nguyên nhân nào là chính yếu từ đó vạch chiến lược. 

+ Viêm lợi mức độ nhẹ: Bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng, bôi thuốc đồng thời hướng dẫn lại cách vệ sinh răng đúng và chuẩn. 

+ Viêm lợi nặng: Bạn cần thực hiện một lộ trình điều trị viêm lợi tại phòng khám để chấm dứt hoàn toàn tình trạng chảy máu khi đánh răng, lộ trình này thường kéo dài 3-4 lần hẹn với chi phí 2 triệu đồng. 

Một vài điều trị thường dùng với mức độ nặng: 

– Nhổ răng khôn mọc lệch, kẹt để tránh viêm tái diễn nhiều lần cũng như phòng ngừa nguy cơ giắt thức ăn gây sâu răng lân cận.

– Hàn phục hồi răng sâu, răng mòn cổ. 

– Với răng sứ bị viêm bác sĩ sẽ chỉ định làm lại bọc sứ khác hoặc phẫu thuật khắc phục. 

Lưu ý: Một số trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đi kiểm tra toàn diện sức khỏe toàn thân bởi nhiều khi chảy máu lợi liên quan đến nội tiết, bệnh lý về rối loạn đông máu… không thuộc chuyên khoa Răng Hàm Mặt.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/gia-nho-rang-khon-la-bao-nhieu/

Quy trình điều trị viêm lợi tại nha khoa Thùy Anh 

Quy trình điều trị viêm lợi từ 3 đến 4 buổi, áp dụng cho tình trạng viêm lợi nặng:

– Buổi 1: Bác sĩ làm sạch cao răng, mảng bám bằng đầu siêu âm và bôi thuốc điều trị viêm lợi trực tiếp lên vùng viêm.

– Buổi 2, 3: Gây tê, nạo và bơm rửa bằng dung dịch sát khuẩn các túi lợi sâu, lấy sạch cao răng nằm sâu dưới lợi. Với những túi lợi sâu có thể sẽ phải chỉ định cắt lợi bằng laser và làm sạch đáy túi.

– Buổi 4: Kiểm tra và đánh giá lại, kết thúc quá trình điều trị viêm lợi.

Phòng ngừa chảy máu chân răng khi đánh răng như thế nào?

Dưới đây là các biện pháp dự phòng chảy máu chân răng hiệu quả bạn cần nắm rõ: 

Thứ 1: Vệ sinh răng miệng kỹ càng

Đánh răng là việc bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe răng miệng, làm sạch vi khuẩn và thức ăn thừa có thể gây sâu răng. Ngoài ra sau các bữa ăn, nên dùng chỉ nha khoa, dùng thêm nước súc miệng hoặc dung dịch chuyên dụng.

Các trường hợp khó làm sạch như răng mọc lệch, niềng răng, sâu răng,… cần có biện pháp chuyên nghiệp hơn như: Dùng bàn chải điện, máy tăm nước,…

Thứ 2: Lấy cao răng

Cao răng, mảng bám tích tụ quanh chân răng là nguyên nhân chính khiến lợi bị viêm đỏ, dễ chảy máu. Đồng thời lợi cũng bị đẩy xa khỏi răng, lâu dần có thể gây tụt lợi, sâu răng,… Vì thế bạn nên đi lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần để ngừa cao răng gây sưng lợi, chảy máu chân răng.

Thứ 3: Từ bỏ thói quen xấu

Một vài thói quen xấu khiến bệnh nặng hơn như: Dùng tăm xỉa răng không vô trùng, đánh răng quá mạnh, bàn chải lông cứng, thao tác chỉ nha khoa không đúng cách, ăn nhiều thức ăn cay, nóng hoặc cứng, hút thuốc lá, căng thẳng kéo dài,…

Nếu bạn đang có những thói quen không tốt này, hãy cải thiện ngay hôm nay, chắc chắn sức khỏe răng miệng của bạn sẽ tốt hơn, đặc biệt trong phòng ngừa các vấn đề như chảy máu chân răng. 

Thứ 4: Bổ sung dinh dưỡng

Tăng cường bổ sung Vitamin C và Vitamin K cũng được các chuyên gia khuyến cáo với người bị chảy máu chân răng để cải thiện nhanh, phục hồi tổn thương lợi. Cùng với đó, Vitamin K cũng giúp cải thiện yếu tố đông máu.

Hoa quả, trái cây tươi như cam, chanh, củ cải, chuối,… là nguồn thực phẩm giàu những dinh dưỡng này. Đừng bỏ qua chúng trong bữa ăn hàng ngày.

Thông tin bài viết trên đã giải đáp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, cách điều trị tình trạng chảy máu khi đánh răng và các biện pháp dự phòng hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể làm được để giữ gìn sức khỏe răng miệng của mình một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục