Có nên nhổ răng khôn khi đang viêm đau?

Răng khôn mọc lên mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức và bạn đang có ý định nhổ bỏ chúng nhưng còn băn khoăn vấn đề răng khôn đau nhức có nhổ được không? Trong bài hôm dưới đây, chúng tôi sẽ trích dẫn những nghiên cứu để làm tường minh vấn đề, mời bạn đọc cùng theo dõi

Răng khôn đau nhức có nhổ được không?

Dựa trên kinh nghiệm của bản thân mình, Frew đã đưa ra khuyến cáo những chiếc răng khôn đang có viêm quanh thân răng (pericoronitis) không nên nhổ luôn vì có nguy cơ viêm xương hàm cũng như ảnh hưởng đến toàn thân. Ông cho rằng môi trường viêm cấp tính có quá nhiều vi khuẩn khu trú phẫu thuật làm vi khuẩn lan rộng, dẫn đến viêm mô tế bào, viêm xương tủy hàm. 

Thay vì nhổ ngay, nha sĩ nên cho đơn kháng sinh, bơm rửa, nạo sạch vùng viêm, thậm chí nhổ răng đối diện. Khi tình trạng viêm lắng xuống, hết sưng đau thì mới nhổ răng. 

Quan niệm đó được giữ cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, y học thì không nên dựa trên quan điểm cá nhân của một tác giả nào đó. Khi đã có những nghiên cứu sâu rộng hơn, chặt chẽ hơn thì quan điểm điều trị cũng cần thay đổi theo. Y học cũng không nên suy luận, những hiểu biết thì luôn đổi mới hàng ngày, việc suy luận diễn tiến của can thiệp y khoa trên nền tảng của khoa học cơ bản rất dễ dẫn đến sai lầm. Do ngay cả hiểu biết của chúng ta về khoa học cơ bản, các quá trình hóa sinh cũng là chưa trọn vẹn.

Hướng dẫn y học hiện nay được khuyến cáo nên dựa trên cơ sở bằng chứng, trong đó các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT) được đánh giá là mạnh nhất. Nói đơn giản là bất cứ một triết lý điều trị y khoa nào cũng phải có bằng chứng. Chứ không nên là phỏng đoán.

Nghiên cứu của Martis và Karakakis (1975)

Martis và Karakakis đã thực hiện 1 nghiên cứu khi nhổ nóng 1376 răng khôn đang bị viêm, trong đó có đến 327 răng đã có tình trạng áp xe lan rộng các khoang vùng mặt, không có bất cứ biến chứng nào ghi nhận thấy ở nghiên cứu này, chỉ có 1 bệnh nhân có viêm xương sau nhổ, và được giải quyết triệt để bằng kháng sinh penicillin. Kết luận đưa ra là những răng viêm nhiễm cần nhổ càng sớm càng tốt. Việc nhổ răng là an toàn.

Nghiên cứu của Fasalulla (2017)

Vào năm 2017 Fasalulla cùng cộng sự trên 50 bệnh nhân, độ tuổi từ 14 – 70. Có 26 người nam và 24 người nữ. Chi tiết tại đây.

50 bệnh nhân này đều có tình trạng viêm đau răng hàm  cấp tính. Được chia ra làm 2 nhóm mỗi nhóm 25 người. Và cùng 1 bác sỹ sẽ tiến hành nhổ để đảm bảo trình độ chuyên môn là như nhau.

Những bệnh nhân nghiên cứu thì thỏa mãn yêu cầu:

– Có chỉ định nhổ răng hàm dưới

– Bệnh nhân có thể há được miệng đủ rộng cho việc đưa dụng cụ vào

– Bệnh nhân không có những bệnh toàn thân khác

– Bệnh nhân sẵn sàng về mặt thể trạng cho việc sử dụng thuốc tê

– Không ở trong thai kỳ

Những tiêu chí đánh giá sẽ là:

– Đau, đo theo thang điểm VAS

– Biên độ há miệng sau nhổ

– Thời gian nhổ răng

– Thời gian sử dụng các thuốc kháng sinh, chống dị ứng.

–  Chi phí điều trị

–  Số lượng cuộc hẹn khi thực hiện điều trị.

Nhóm 25 người thứ 1: Tiến hành nhổ răng ngay, và kê đơn thuốc hậu phẫu.

Nhóm 25 người thứ 2: Kê đơn kháng sinh, sau đó cho uống thuốc rồi mới nhổ và tiếp tục cho uống đơn thuốc hậu phẫu.

Thuốc sử dụng ở 2 nhóm giống nhau gồm: Kháng sinh amoxicillin 500mg, ibuprofen 400mg, paracetamol 500mg.

Các chỉ số sẽ đánh giá sau 5 ngày nhổ răng

Về thang điểm đau VAS

Sau 5 ngày nhổ răng, nhóm 2 không có bệnh nhân nào bị đau ghi nhận được, trong đó ở nhóm 1 phần lớn bệnh nhân không còn đau nhưng có 8 người khó chịu nhẹ, và 2 người cảm thấy đau nhiều (VAS 2-3), sau đó thì cũng hết và không để lại di chứng gì.

Kết luận: Nếu nhổ đang viêm thì sẽ đau hơn. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của nhóm Martis, Karabouta, and Lazaridis (1978). Khi ghi nhận có đau nhẹ sau hậu phẫu ở nhóm nhổ răng khi đang có viêm cấp tính. Các bạn cũng lưu ý, đau ở đây là đau khi về nhà, hết thuốc tê, còn khi ở trên ghế nha thì các bạn sẽ được gây tê và đương nhiên khi nhổ sẽ không có bất cứ cảm giác đau nào. 

Há miệng hạn chế

Sau 5 ngày hậu phẫu thì ở nhóm 1 nhổ răng nóng độ há miệng trung bình là 44,3mm, ở nhóm 2 uống thuốc hết viêm mới nhổ là 45,6mm. Sự khác nhau không có nhiều ý nghĩa. Độ há ngậm miệng cải thiện tốt ở cả 2 nhóm nghiên cứu.

Thời gian điều trị

Bệnh nhân nhóm 1, thực hiện nhổ răng ngay là 4 ngày. Bệnh nhân nhóm 2, nhóm trì hoãn là 7 ngày. Có sự khác biệt rất lớn đó là nhóm 1 chỉ cần 2 cuộc hẹn với nha sĩ, trong khi nhóm 2 cần đến 3 lần hẹn.

Việc sử dụng thuốc và chi phí điều trị

Nhóm 2 phải uống nhiều thuốc hơn nhóm 1 và chi phí điều trị khi nhổ răng trì hoãn cũng là cao hơn.

Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận:

Việc nhổ răng sớm giảm thời gian điều trị, giảm thời gian uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm chi phí điều trị, giảm thời gian gặp nha sĩ từ đó tăng sự thoải mái cho bệnh nhân khi giản quyết các vấn đề viêm nhiễm răng cần chỉ định nhổ bỏ.

Ngoài những trích dẫn nghiên cứu kể trên thì năm 2018 nhóm tác giả Bozkurt Kubilay Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện 1 nghiên cứu trên 82 bệnh nhân.

Thấy rằng không có sự khác biệt về vấn đề viêm huyệt ổ răng sau nhổ ở nhóm nhổ răng nóng và nhóm nhổ răng khi chưa có viêm cấp. Các tác giả này cũng khuyến cáo việc nhổ răng nên tiến hành càng sớm càng tốt không nên trì hoãn bằng việc cho kháng sinh.

Như vậy các bạn có thể thấy, các bằng chứng trong y văn khuyến khích việc nhổ răng ngay lập tức khi có chỉ định kể cả là chiếc răng đó đang bị viêm. Nhổ răng khi đang có viêm nhiễm tại chỗ thì an toàn.  Đương nhiên chúng ta cần đảm bảo 1 sức khỏe toàn thân tốt, dụng cụ của nha sĩ phải vô trùng cũng như trình độ nha sĩ phải đủ sức gánh vác cuộc nhổ răng. 

Răng khôn đang đau nhức có nhổ được không thì lựa chọn hoàn toàn nằm trong tay bạn. Nha sĩ thì sẽ đưa cho bạn những ưu nhược điểm của từng lựa chọn. Việc tìm kiếm một địa chỉ uy tín với bác sỹ dày dặn kinh nghiệm là yếu tố then chốt giúp cho trải nghiệm nhổ răng an toàn, dễ chịu.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục