Cảnh báo: Những vị trí trên răng dễ bị sâu cần hết sức lưu ý – Nha khoa Thùy Anh

Sâu răng là tình trạng ai cũng có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp bạn có cách chăm sóc răng miệng đúng cách hơn để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những vị trí thường bị sâu ở trên răng. Từ đó đưa ra cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng của răng do quá trình mất khoáng, gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lối sống của chúng ta, nó là quá trình tổng hòa của 3 yếu tố: thực phẩm, men răng và vi khuẩn. Quá trình tiêu thụ những thực phẩm có chứa các chất đường bột đã tiết ra dung dịch axit, làm bào mòn và suy yếu men răng. Các vi khuẩn trong khoang miệng lợi dụng điều kiện này để ngày càng tích tụ và hình thành các mảng bám, phá hủy men răng, tác động xấu đến tủy răng.

Sâu răng gây nên tình trạng đau nhức và hơi đau nhức và hơi thở có mùi hôi, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của nhiều người. Đồng thời sâu răng cũng là tiền đề cho các bệnh răng miệng nguy hiểm như: viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng…

Các vị trí thường bị sâu trên răng

Người trưởng thành có 32 chiếc răng. Răng ở vị trí nào cũng có thể bị sâu.Còn nếu xét về răng dễ bị sâu nhất, thì đó chính là vị trí răng hàm. 

Răng hàm là nhóm răng mọc cuối cùng trong hàm, có chức năng quan trọng trong quá trình nhai, nghiền nát thức ăn và bảo vệ xương hàm. Răng hàm có tỷ lệ sâu răng cao nhất, do nằm ở vị trí cuối trong khoang miệng nên chúng ta rất khó quan sát và làm sạch. Bên cạnh đó, răng hàm đóng góp nhiều trong hoạt động nhai thức ăn của khoang miệng nên men răng dễ bị bào mòn và suy yếu. Ngoài ra, cấu tạo của bề mặt răng hàm thường có nhiều trũng rãnh, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn tích tụ, hình thành các mảng bám trên răng.

Trong nhóm răng hàm, các răng có vị trí số 6 tính từ vị trí răng cửa, có nguy cơ bị sâu rất cao. Đây là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất khi chúng ta được 6 tuổi. Vì vậy, răng số 6 đã trải qua rất nhiều quá trình nhai thức ăn. Nếu không vệ sinh và chăm sóc tốt, răng số 6 dễ bị sâu, men răng không đảm bảo vững chắc.

Các loại bệnh sâu răng thường gặp 

+ Sâu thân răng: Là loại sâu răng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, sâu thân răng thường xảy ra trên bề mặt nhai hoặc giữa các răng

+ Sâu chân răng: Khi bạn già đi, nướu của bạn sẽ trở nên lỏng lẻo hơn, khiến cho một phần của chân răng bị lộ ra ngoài. Vì không có men răng bao phủ, những khu vực chân răng bị lộ ra này dễ bị sâu răng.

+ Sâu răng thứ phát: Có thể hình thành xung quanh những khu vực răng được trám và mão răng của bạn. Tình trạng này xảy ra là do các khu vực này thường có xu hướng tích tụ mảng bám, từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/bang-gia-nho-rang-sau-chuan-cho-tung-truong-hop/

Cách điều trị răng sâu hiệu quả 

Trám răng
Bắc cầu răng
Trồng răng implant

Cách điều trị sâu răng tùy thuộc vào từng mức độ sâu răng. Mức độ nhẹ nhất ứng với giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Đó là khi bề mặt răng hàm mới xuất hiện những đốm trắng li ti do men răng bị bào mòn. Đây là giai đoạn dễ chữa trị nhất cũng như khó nhận biết nhất, thường được các nha sĩ chữa trị bằng việc trám vào răng những lớp fluoride chống bào mòn và giúp cho men răng chắc khỏe hơn.

Tùy vào mức độ răng sâu mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể gồm: 

+ Giai đoạn nhẹ: Bề mặt răng hàm mới xuất hiện đốm trắng li ti do men răng bị bào mòn thì nha sĩ sẽ trám vào răng những lớp fluoride chống bào mòn và giúp cho men răng chắc khỏe hơn.

+ Giai đoạn bắt đầu hình thành những lỗ sâu: Ở giai đoạn này men răng đã bị phá hủy, vi khuẩn đang dần đe dọa tủy răng. Tùy thuộc vào mức độ của răng sâu mà bác sĩ sẽ sử dụng tay khoan và mũi khoan để lấy sạch phần men ngà sâu và trám răng lại.

+ Trường hợp răng sâu tới tuỷ: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy, trám bít ống tủy và có thể đặt chốt trám lại phần sâu răng. Sau đó thực hiện bọc mão để tăng cường sự vững chắc của mô răng, góp phần giữ lại răng thật cho bạn.

+ Mức độ nặng nhất – Vi khuẩn xâm lấn tủy răng: Trường hợp buộc phải nhổ răng sâu để tránh ảnh hưởng đến các răng khác như:

– Khi răng bị chết tủy, lung lay độ 3-4.

– Có nang quanh chóp gây tiêu xương hàm.

– Răng sâu trầm trọng chỉ còn lại chân răng mà không thể phục hồi được.

Răng sâu cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Đây tưởng như là căn bệnh đơn giản không gây ảnh hưởng gì nhiều, nhưng về lâu về dài khi không được khắc phục và phải nhổ bỏ răng thì bạn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như: ăn nhai khó khăn, kém ngon miệng, mất thẩm mỹ, lão hóa sớm, tác động xấu đến các răng còn lại, tiêu xương hàm. Bởi vậy lời khuyên của Thùy Anh dành cho bạn là hãy quan tâm tới sức khỏe răng miệng nhiều hơn, vệ sinh răng miệng đúng cách và đi nha sĩ định kỳ để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt nhé.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục