Cách khắc phục tình trạng đau nhức răng khi mang thai an toàn cho mẹ bầu

Thai kỳ là khoảng thời gian tuyệt vời, thiêng liêng và bạn sẽ phải làm mọi thứ để đảm bảo 9 tháng khỏe mạnh đến khi vượt cạn thành công. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm khá nhạy cảm đối với răng miệng của mẹ bầu, vậy khi phụ nữ mang thai đau răng phải làm gì? Các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Khi mang thai, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc trước sinh, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và từ bỏ những thói quen xấu, mặc dù có nhiều vấn đề quan trọng cần quan tâm nhưng đừng bỏ quên các vấn đề răng miệng nhé . Rất nhiều trường hợp thai phụ xuất hiện ê buốt, thậm chí đau răng kéo dài. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng chỉ cần rèn luyện những thói quen tốt, thường xuyên đặt lịch với nha sĩ và lắng nghe những lời khuyên sau đây bạn hoàn toàn kiểm soát chúng để có một sức khỏe răng miệng khỏe mạnh.

Đầu tiên tôi sẽ phân tích một chút về nguyên nhân

🔸Trong thai kỳ người phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi khiến cơ thể khó chịu như ốm nghén, chân phù nề, đau lưng, mệt mỏi…Các vấn đề toàn thân chiếm hết tâm trí nên thỉnh thoảng các bạn sẽ quên đi việc bảo vệ sức khỏe răng miệng, mặc dù trong khi mang thai phụ nữ thường xuyên gặp vấn đề đau nhức răng với tỷ lệ cao hơn mọi người nghĩ rất nhiều.

🔸 Sự thay đổi các nội tiết tố như estrogen, progesterone khiến mảng bám răng dễ tích tụ, sức đề kháng cơ thể cũng xuống thấp và nhạy cảm với bất cứ nhiễm trùng nào trong khoang miệng. Mảng bám xung quanh chân răng có thể khởi phát viêm lợi dẫn đến chảy máu lợi và phá hủy xuống phía dưới gây bệnh viêm quanh răng, tiêu xương thậm chí mất răng sau này. 

Thực tế, tại Việt Nam thì dự phòng các vấn đề răng miệng trước sinh còn chưa được coi trọng, đặc biệt là sàng lọc răng khôn. Nên tại phòng khám chúng tôi điều trị cho rất nhiều thai phụ có răng khôn biến chứng. Răng khôn biến chứng gây nhiều nguy hiểm thậm chí còn gây nhiễm trùng toàn thân phải đình chỉ thai. Vậy cho nên khám và xử lý các vấn đề răng khôn trước khi quyết định mang thai là điều vô cùng cần thiết.

dau-rang-khi-mang-thai
Nội tiết tố thay đổi mạnh mẽ khi mang thai

Một số thai phụ bị sưng lợi, do viêm lợi tại chỗ quá lâu gây nên các khối u, tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng đây là các khối sưng, viêm lành tính và chỉ khu trú vùng lợi sẽ biến mất khi bạn làm sạch răng kịp thời. Vấn đề chúng tôi cảnh báo khi xuất hiện các khối u sưng là nó sẽ phát triển dần lên dẫn đến khó khăn trong việc ăn nhai cũng như đau buốt răng, nhất là trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Và việc không cung cấp đủ dinh dưỡng thì đương nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả mẹ và em bé.

🔸 Nguyên nhân tiếp theo là khi mang thai bạn bị ốm nghén và thèm một số loại đồ ăn đặc biệt, vấn đề là những loại đồ ăn bạn thèm lại thường không tốt cho sức khỏe và bạn hoàn toàn không quyết định được việc đó. Bạn có thể liên tục thèm ăn thực phẩm ngọt, có đường, có hàm lượng carbohydrate cao và đây chính là điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển, cũng như bùng phát của những vết sâu răng cũ chưa được điều trị trước đó. Sâu răng thì dễ nhận biết, trước khi mang thai hãy chú ý đi hàn phục hồi lại đồng thời giải quyết tủy răng cũng như nhổ các răng hỏng.

dau-rang-khi-mang-thai1
Thường xuyên ăn đồ ngọt không kiểm soát

🔸 Nếu bạn có ốm nghén kèm nôn mửa, hay chứng trào ngược dạ dày thì acid liên tục xuất hiện trong khoang miệng làm men răng bị yếu nhanh chóng tăng nhạy cảm ê buốt sau sinh. Điều này lý giải tại sao rất hay gặp ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam khi các bạn đi khám nha sĩ sau sinh thường hay phản hồi về ê buốt răng. 

Để giải quyết vấn đề này các bạn chú ý, sau nôn thì cần súc miệng ngay với nước lọc bình thường. Sau đó bạn có thể ngậm nước trong miệng khoảng 2-3 phút nhằm hòa loãng acid có hại. Một điều đặc biệt quan trọng là bạn không được đánh răng ngay sau khi nôn. Nhiều bạn nôn xong thì thấy khó chịu và lập tức đi đánh răng để khoang miệng sạch hơn. Làm như vậy sẽ bị tác dụng ngược, do acid cao kết hợp chất mài mòn và động tác chà xát của bàn chải sẽ làm men răng mòn trầm trọng. Đây cũng là lý do nhiều người sau thai kỳ bị mòn khuyết hết cổ răng do chải răng sau nôn và chải ngang quá mạnh.

dau-rang-khi-mang-thai3
Thường xuyên nôn mửa có thể gây hại cho răng

Phương pháp điều trị khi bạn đau răng thai kỳ

Việc đầu tiên bạn cần làm là hãy đi gặp nha sĩ

Nếu cơn đau của bạn không biến mất, bạn đừng cố chịu đựng một mình trong im lặng. Bạn cần tới ngay nha sĩ và cũng phải thông báo nha sĩ biết là bạn đang mang thai.

Thực ra việc chụp phim x-quang nha khoa trong thai kỳ là an toàn, các điều trị nha khoa khác cũng vậy. Khi nha sĩ thăm khám sẽ tùy vào tình hình bạn gặp phải, nếu không quá trầm trọng có thể sẽ trì hoãn cho đến giai đoạn 2 thai kỳ. Điều này phụ thuộc vào việc nếu bạn cần hàn răng, điều trị tủy thì có phải dùng thuốc tê không, vì thuốc tê có ảnh hưởng đến thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên nếu thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh các cơ quan sống, ở giai đoạn 2 thì lại không có vấn đề gì với việc dùng thuốc tê. Bạn vẫn có thể điều trị nha khoa với thuốc tê bình thường.

dau-rang-khi-mang-thai 4
Thường xuyên gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng

Luôn giữ răng miệng sạch sẽ

Nhiều người vẫn giữ thói quen đi nha sĩ mỗi 6 tháng, nhưng thực ra khi mang thai bạn nên co ngắn thời gian lại, đi mỗi 3 tháng 1 lần để nha sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng loại bỏ mảng bám, động tác này sẽ giúp mô lợi khỏe mạnh, và cũng tránh được ê buốt hay đau do viêm quanh thân răng.

Việc đi nha sĩ vệ sinh răng không những không có hại mà còn có lợi ích rất lớn. Bạn tưởng tượng khi cơ thể thay đổi sức đề kháng, miệng lại là nơi đầu tiên phải tiếp nhận thức ăn đưa vào cơ quan tiêu hóa, thực phẩm thì cũng không biết thế nào.  Chính vì vậy giữ sức khỏe răng miệng tốt sẽ tránh được nhiều nguy cơ nhiễm trùng.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng không nên quá lệ thuộc vào nha sĩ, mà bạn cũng cần chủ động. Nên có thói quen dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng nước muối ấm. Đặc biệt trước khi đi ngủ bạn bắt buộc phải chải răng. Thời gian ngủ nước bọt giảm tiết, miệng đóng kín khiến các vi khuẩn hoạt động mạnh. Điều đó thì khá nguy hiểm. Bạn có thể chọn các loại kem đánh răng có chứa flour ngừa sâu răng hoặc các loại kem đánh răng chống ê buốt kết hợp bàn chải lông mềm. Tuyệt đối không dùng loại kem độ mài mòn cao như kem đánh răng than hoạt tính, kem đánh răng tác dụng tẩy trắng…Vì sử dụng những loại đó có thể dẫn đến hỏng men răng sau này.

dau-rang-khi-mang-thai 5
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

Ở một số nơi tại Việt Nam còn có văn hóa ở cữ, người phụ nữ khi mang thai hạn chế tiếp xúc với nước và đặc biệt là không chải răng, coi rằng như vậy mới tốt. Hiện nay khoa học đã phát triển rất nhiều. Các bạn hãy giải thích cho những thế hệ trước hiểu, việc làm đó không đúng và gây nên những tàn phá ghê gớm cho sức khỏe người mẹ sau sinh.

Điều trị kịp thời ngay khi có thể theo lời dặn nha sĩ

Thỉnh thoảng những khối lợi quá sản trong miệng cản trở bạn ăn uống, nha sĩ xem xét loại bỏ chúng, nhưng thời điểm thích hợp nhất mà nha sĩ chọn can thiệp thường vào giai đoạn thai kỳ thứ 2,3. Nếu có một vài chiếc răng bị nhiễm trùng nặng, lung lay không thể giữ lại thì nha sĩ cũng có thể chỉ định nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng bạn có thể làm một số khí cụ giữ khoảng và chờ trồng răng mới sau khi sinh con

Nhiều bạn còn quan điểm lạc hậu là đã mang thai thì không can thiệp gì cả, cứ để sinh nở xong mới tính toàn tiếp. Hiện nay y học đã sàng lọc ra những thủ thuật an toàn để khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân. Và bạn nên tuân thủ các lời dặn hơn là theo kinh nghiệm dân gian hay nguồn không chính thống.

Cách giảm đau răng tại nhà

Trường hợp nha sĩ của bạn trì hoãn điều trị nha khoa chờ cho đến giai đoạn thai kỳ thứ 2, thứ 3. Bạn cần chuẩn bị một số tip nhỏ để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Bạn cần lên danh sách những thực phẩm có thể khiến cơn đau hay tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm và chúng tôi sẽ đưa ra một số  cho các bạn !

Một số bệnh nhân của chúng tôi thấy rằng các cơn đau khó chịu tăng lên khi ăn đồ cay nóng, trong khi một vài người lại nhạy cảm với thực phẩm lạnh hay nước đá…Nước súc miệng có cồn cũng có thể làm cơn đau tăng lên đáng kể. Khi trong miệng có nhiều điểm viêm lợi bạn có thể súc miệng với nước muối ấm, hoặc các biện pháp tức thời như chườm đá ngoài má. Việc sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm cần sự cho phép của bác sĩ. Nha sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhiều bạn đọc một số thông tin không chính thống trên mạng thì dùng dầu đinh hương, lá lốt …Thực sự thì các vấn đề răng miệng thuộc về bệnh ngoại khoa, đi nha sĩ và dự phòng là quan trọng nhất. Khi sử dụng những mẹo vặt không có căn cứ có thể khiến nhiễm trùng trầm trọng hơn, thay đổi vị giác thậm chí bỏng mô niêm mạc miệng. Cảm giác giảm đau tức thì chỉ là vì nó làm tổn thương các mô hơn mà thôi.

Một vấn đề nữa cũng cực kỳ thiết yếu mà chúng tôi hay áp dụng cho bệnh nhân tại Nha Khoa Thùy Anh, đó là sử dụng máng nhai. Chúng tôi nhận thấy trong thời gian mang thai người mẹ dễ bị stress, sau khi sinh cũng hay bị khủng hoảng tâm lý nên tăng các đáp ứng nghiến răng. Thời điểm vượt cạn nếu đẻ thường và thời gian vượt cạn dài có thể khiến đau cơ nhai và nứt vỡ răng rất nhiều. Nghiến răng cộng với nôn thai nghén là nguyên nhân hàng đầu khiến mô răng sứ vỡ trầm trọng sau sinh. Vì vậy việc làm 1 máng nhai bảo vệ là cực kỳ tuyệt vời. Đây là điều trị ít người biết đến nhưng có tác dụng rất lớn cho phụ nữ mang thai.

Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi, hy vọng những kiến thức chúng tôi vừa cung cấp sẽ có ích cho các bạn trong việc chuẩn bị cũng như can thiệp tốt nhất nhằm có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục