Cách bảo vệ toàn diện răng cho trẻ nhỏ cha mẹ cần nắm rõ

Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh vẫn chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của các bé ở mức cơ bản. Việc nhắc nhở các cháu vệ sinh răng miệng thường xuyên là chưa đủ, bố mẹ cần trang bị cho mình những hiểu biết về hàm răng sữa, về quá trình thay răng cũng như đưa trẻ đi khám nha sĩ khi thấy những dấu hiệu lạ xảy ra. Trong bài viết nay, bác sĩ Huy đến từ nha khoa Thùy Anh giúp cha mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề chăm sóc răng cho trẻ nhỏ.  

Răng sữa bắt đầu mọc như thế nào?

Vào khoảng 6 – 8 tháng tuổi, răng cửa hàm dưới sẽ mọc lên đầu tiên, tiếp theo là răng cửa hàm trên, răng hàm thứ nhất, răng nanh và răng hàm thứ 2. Khi được 2 – 2 tuổi rưỡi, trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa

Một số trẻ khi mọc răng sữa thì bình thường, nhưng có trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước dãi, lợi hơi đỏ… Khi đó, bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và nhớ làm sạch răng sau ăn. Trường hợp thể quấy khóc, bỏ ăn, sốt cao thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có chỉ dẫn thích hợp.

Bố mẹ cần lưu ý răng sữa của trẻ rất dễ bị sâu và lún, điều này là do cấu tạo răng sữa có tỉ lệ chất khoáng vô cơ thấp và độ cứng men răng sữa yếu hơn răng vĩnh viễn rất nhiều, vì vậy dễ sâu nhanh cũng như sâu xảy ra ở nhiều răng.

Và nếu răng sữa bị sâu, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Nếu răng sữa bị sâu ở mức độ nhẹ: Bề mặt răng sẽ xuất hiện các lỗ đen hay trẻ bị giắt thức ăn giữa các kẽ răng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm, nha sĩ sẽ hàn lại chiếc răng sâu đó.

Nếu răng có lỗ sâu sẽ to và ăn tới tủy răng: Trẻ sẽ bị đau nhức ở răng, có thể sốt và sưng mủ tại vị trí đó.

Vì vậy, để kích thích hàm răng sữa mọc lên và phát triển tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, bố mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho bé theo các giai đoạn sau dưới đây. 

Cách chăm sóc răng sữa cho bé theo từng giai đoạn

Giai đoạn bé chưa mọc răng: Mẹ dùng một miếng gạc mềm cuộn vào ngón tay nhúng vào nước sạch hay nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng và massage lợi sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ.

Giai đoạn răng sữa mọc lên: Bố mẹ hướng dẫn bé súc miệng ngay sau khi ăn hay uống sữa, đồng thời, cũng phải sử dụng gạc mềm nhúng vào nước muối sinh lý để lau sạch răng cho bé.

Giai đoạn trẻ khoảng 2 tuổi: Bố mẹ dùng bàn chải lông mềm loại dành cho trẻ em có kích cỡ nhỏ, không cần kem đánh răng để chải sạch răng, 2 lần/ngày. Bố mẹ chải răng cho trẻ tới khoảng 4 tuổi, khi đó trẻ sẽ có đủ sự khéo léo để tự chải. Cho trẻ chải răng với kem đánh răng khi trẻ được khoảng 4 tuổi để tránh trường hợp trẻ nuốt kem đánh răng.

Cách điều trị răng sữa bị sâu cho trẻ tại nha khoa Thùy Anh

Để điều trị 1 chiếc răng sữa khi bị sâu sẽ có 3 giải pháp như sau:

Thứ 1: Sau khi chụp phim kiểm tra, nếu thấy chiếc răng sữa đó sắp thay và chiếc răng vĩnh viễn phía dưới sắp mọc lên, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ chiếc răng sữa đó đi.

Thứ 2: Nếu răng sữa chưa đến tuổi thay, bác sĩ sẽ điều trị tủy bảo tồn chiếc răng đó để chờ tới khi chiếc răng mới mọc lên. Việc điều trị tủy thường sẽ mất từ 2-3 buổi hẹn đến khi hết đau mới hàn vĩnh viễn lại cho trẻ.

Thứ 3: Nếu chiếc răng đó bị viêm nhiễm quá nặng hoặc phần mô răng bị sâu vỡ quá lớn, không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ phải nhổ phần còn lại của chiếc răng đó đi.

Tốt nhất bố mẹ nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để phòng tránh các bệnh răng miệng thường gặp. Phòng khám nha khoa Thùy Anh với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có tâm có tâm sẽ giúp các bé và gia đình bạn không phải lo lắng về các bệnh liên quan tới răng miệng. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background