Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa? Nha khoa Thùy Anh

Sâu răng sữa không còn là một vấn đề quá xa lạ với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày đặc biệt là với các bậc phụ huynh đã và đang nuôi con nhỏ. Ai cũng biết nhưng không phải mọi người đều biết cách phát hiện sớm để xử lý kịp thời cho các con dẫn tới tình trạng nặng hơn phải điều trị tủy cũng như mất răng sữa sớm ở trẻ. Bạn là một ông bố bà mẹ bỉm sữa, lần đầu nuôi con nhỏ thậm chí lần thứ 2, thứ 3… nhưng cảm thấy vẫn luôn lúng túng khi thấy con mình bị sâu răng sữa, con than vãn với bạn rằng con bị đau răng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây, bác sĩ Phương Thúy tại nha khoa Thùy Anh sẽ chia sẻ với bạn về vấn đề xử lý khi trẻ bị sâu răng sữa. 

Cách xử lý khi trẻ bị sâu răng sữa

Thứ nhất: Tăng cường giám sát để nâng cao khả năng vệ sinh răng miệng của trẻ

Những chiếc răng sữa mọc sớm nhất là 2 răng cửa dưới vào lúc 6 tháng tuổi và hoàn thành đầy đủ 20 chiếc răng vào khoảng 31 – 33 tháng tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc vệ sinh răng miệng nên được tiến hành vào lúc trẻ 6 tháng tuổi, tất nhiên ở những bé nhỏ hơn một tuổi phụ huynh chỉ cần thực hiện các việc đơn giản như cho trẻ uống nước lọc sau khi uống sữa, hoặc dùng gạc ẩm lau sạch răng…

Bố mẹ có thể phát hiện sâu răng bằng cách đơn giản như nhìn trực tiếp răng miệng của trẻ để phát hiện các dấu hiệu sâu răng như: có các đốm trắng lỗ rỗ trên bề mặt men, răng bị ánh đen mặc dù chưa thấy lỗ sâu thường xảy ra ở vị trí kẽ răng, lỗ sâu đen hay nâu với các kích thước khác nhau. Răng vỡ lớn kèm lợi bị sưng. 

Khi phát hiện những dấu hiệu trên, điều đầu tiên là bố mẹ nên tăng cường giám sát trẻ và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng liều lượng, đúng cách, sử dụng thêm dung dịch vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp cho trẻ tại các phòng nha gần nhà.

Hình ảnh các mô tả các dấu hiệu sâu răng

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA): Trẻ < 3 tuổi: một vệt nhỏ bằng hạt gạo, trẻ 3 – 6 tuổi: hạt đậu xanh 

Thứ 2: Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ

Đường là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng, theo khuyến cáo của WHO, không nên sử dụng quá 25gram đường/ngày. Và việc không thể thiếu đó là giảm tần suất ăn ngọt vì với tần suất ăn ngọt nhiều, pH trong môi trường miệng ở mức <5.5 trong thời gian dài khiến răng dễ bị mất khoáng dẫn tới sâu.

Những thức ăn giàu tinh bột chứa đường được xem là yếu tố nguy cơ gây tổn thương răng khi chúng kết hợp với tính bám dính và thời gian lưu lại trên bề mặt răng. 

Cơ chế sâu răng xảy ra như sau: Khi trẻ uống sữa,  ăn đồ ngọt hay ngậm đồ ăn chứa đường. Đường trong thức ăn bám vào răng, sau đó vi khuẩn tấn công bề mặt răng và sử dụng đường làm thức ăn phân giải chúng, từ đó acid được tạo thành sẽ gây ra mất khoáng men. Đối kháng với tình trạng hủy khoáng sẽ có tình trạng tái khoáng do Canxi trong nước bọt và kem đánh răng giúp tăng tái khoáng và sâu răng mới chớm phục hồi. Nếu như trình trạng mất khoáng mạnh hơn tái khoáng tồn tại lâu sẽ dẫn đến sâu răng thực sự.

Bạn có thể phân chia những giờ ăn cụ thể cho trẻ nhỏ để tránh sự tiếp xúc thường xuyên của răng miệng với thức ăn, hạn chế ăn vặt, không cho trẻ ngậm bình sữa qua đêm. 

Các bạn cũng có thể sử dụng xylitol là chất tạo ngọt thay thế đường không gây sâu răng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là an toàn với trẻ. Xylitol gây tăng tiết nước bọt làm tăng khả năng làm sạch răng miệng, khoáng hóa men răng, bảo vệ khỏi các tác nhân như nấm miệng hay gặp ở trẻ em. Xylitol có nguồn gốc trong tự nhiên như quả dâu tây, nấm… và được sử dụng thay thế đường trong các thực phẩm, kẹo cao su, kết hợp với fluor trong kem đánh răng, hay gạc vệ sinh răng có tẩm xylitol.

Lưu ý: Hai biện pháp trên các bậc cha mẹ có thể tự áp dụng được.

Tiếp theo đây là những biện pháp can thiệp có sự góp mặt của bác sĩ chuyên khoa nên bố mẹ cần phải cho trẻ đi khám khi phát hiện tình trạng sâu răng diễn tiến ở trẻ để có những biện pháp thích hợp bảo tồn sức khỏe răng miệng cho trẻ….

Thứ ba là sử dụng biện pháp tái khoáng men răng

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra toàn bộ, hỏi kĩ bệnh sử để tìm yếu tố nguy cơ sâu răng, để đánh giá được toàn diện tình trạng hiện tại thuộc nhóm nguy cơ nào.

Các phương pháp điều trị trẻ sâu răng sữa thường quy ở nha khoa

+ Biện pháp Flour tại chỗ: Dùng những chế phẩm có chứa Fluor nồng độ cao áp trực tiếp lên bề mặt răng, bao gồm những răng đã có lỗ sâu cũng như dự phòng răng chưa có lỗ sâu, nguy cơ sâu cao:

– F gel or foam/F vec-ni (varnish)

Dụng cụ và các bước tiến hành đeo máng có gel Fluor

– SDF (Bạc diamine fluor): Là dung dịch không màu, gồm 25% thành phần bạc có chức năng kháng khuẩn; 8% amoniac là dung môi; 5% fluoride có chức năng tái khoáng. Cả ion F và bạc trong SDF đều có khả năng ức chế sự hình thành màng sinh học gây sâu răng. SDF có vai trò ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng, dự phòng sâu răng, và giảm nhạy cảm men ngà. 

SDF là một sản phẩm đến từ Nhật Bản đã được sử dụng lâu đời cho trẻ em ở Nhật nhằm điều trị và dự phòng sâu răng sữa từ những năm 80s của thế kỷ trước.

Đối với trẻ sâu răng sớm và không hợp tác điều trị, nếu không can thiệp gì thì sâu sẽ tiếp tục phát triển và làm nặng thêm, dẫn đến viêm tủy, chết tủy, nhiễm trùng. Bôi SDF với quy trình đơn giản, hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của sâu. 

Đến lúc trẻ lớn hơn và hợp tác điều trị thì có thể tiến hành điều trị trám răng. Sau khi bôi SDF, những vị trí răng sâu hoặc mất khoáng sẽ có màu đen, tổn thương sâu răng sẽ trở nên cứng chắc. Bôi SDF sẽ không ảnh hưởng đến màu của răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Lưu ý, bên cạnh việc bôi SDF, chăm sóc răng miệng tốt cho trẻ là rất quan trọng để SDF có hiệu quả lâu dài.

Thứ 4: Thực hiện điều trị can thiệp phòng ngừa sâu răng

Cấu trúc giải phẫu mặt nhai răng hàm có các chi tiết phức tạp nhiều mũi rãnh nên dễ đọng thức ăn và khó vệ sinh dẫn đến dễ bị sâu. 

Để phòng ngừa tình trạng này nha sĩ sẽ thực hiện phương pháp trám bít hố rãnh: Được tiến hành ở những trẻ có các răng hàm trũng rãnh sâu, mặt nhai sẽ được xử lý soi mò tăng kết dính với vật liệu, sealant là composite dạng lỏng được bơm phủ bề mặt các rãnh mặt nhai cứng lại sau khi chiếu đèn. Tạo một lớp phủ bề mặt ngăn cách các tác nhân tác động tới men răng và tạo bề mặt trơn láng không lắng đọng thức ăn dễ vệ sinh.

Hình ảnh trước và sau trám bít hố rãnh
Quy trình trám bít hố rãnh

Thứ 5: Hàn răng với các răng đã có lỗ sâu

Tùy vào mức độ sâu to hay nhỏ, vị trí lỗ sâu nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp thích hợp.

 Với các lỗ sâu nhỏ chỉ vừa tới lớp ngà (độ sâu < 1,5) có thể áp dụng phương pháp trám răng không sang chấn (ART: atraumatic restorative treatment) chủ yếu cho răng trẻ em. Không tạo xoang bằng mũi khoan. Dùng nạo ngà bén, lấy phần mô ngà bệnh, làm sạch lỗ sâu bằng dentine conditioner (acid polyacrylic 20%) trong 20 giây, sau đó trám GIC.

 Khi những răng đã hình thành lỗ sâu lớn lớp ngà bên dưới bị rỗng (sự phá ngà răng sẽ xảy ra nhanh hơn so với men răng tạo nên tình trạng đáy lỗ sâu lớn hơn so với miệng), cần tiến hành điều trị phục hồi hàn răng có thể  hàn bằng vật liệu GIC/Composite. 

Thứ 6: Làm chụp thép tiền chế hay – kĩ thuật Hall crown để bọc thân răng bị sâu

Những chiếc răng sữa rất dễ bị sâu do cấu trúc men răng yếu và dễ bị tác động hơn các răng vĩnh viễn. Dựa trên nền tàng các răng vĩnh viễn bị sâu răng mất mô nhiều, những răng đã điều trị tủy… được tiến hành chụp bọc để gia tăng sức bền cho răng thì những răng sữa cũng được tiến hành chụp bọc với mão thép kim loại toàn diện.

Chụp thép tiền chế là những chụp thép kim loại màu đen được tạo hình dáng giống giải phẫu của răng sữa, nha sĩ chỉ cần chọn kích thước chụp phù hợp với răng dự định bọc và tiến hành gắn bằng vật liệu GIC và công việc sẽ được thực hiện trong một lần với thời gian ngắn.

Hình ảnh chiếc răng sữa vỡ lớn được chụp bọc với thép tiền chế

Như vậy bạn có thể thấy, chiến lược kiểm soát sâu răng cho trẻ cũng nhiều lựa chọn, nhiều kỹ thuật. Với trẻ em, nha sĩ sẽ luôn tư duy theo hướng bảo tồn tối đa, can thiệp tối thiểu. Mặc dù bộ răng sữa trước sau cũng thay, nhưng nếu bị hỏng sớm quá có thể khiến trẻ biếng ăn, viêm nhiễm khoang miệng ảnh hưởng đến phát triển toàn diện trong độ tuổi quan trọng này. 

Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên làm bạn với 1 nha sĩ, trao đuổi thường xuyên với họ, hiện nay việc đưa con đến một nha sĩ ruột coi như nha sĩ gia đình đã trở nên rất phổ biến với nhiều lợi ích thiết thực. Đôi khi chỉ cần một lời khuyên đúng lúc là đã đỡ can thiệp nặng nề sau này. Hi vọng thông tin bài viết trên sẽ hữu ích với bố mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/gia-nieng-rang-cho-tre-10-tuoi-la-bao-nhieu-nha-khoa-thuy-anh/

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

One thought on “Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa? Nha khoa Thùy Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background